Tên dự án :Dự án mở rộng xưởng sản xuất của Công ty cổ phần Toàn Lực năm 2002
Tên dự án Mở rộng Nhà máy Sản xuất Phụ tùng Xe đạp và Xe máy Toàn Lực
Tổ chức vay vốn Công ty Cổ phần Toàn Lực Tên người đại diện Nguyễn Ngọc Toàn, Giám đốc Tổng mức đầu tư 7,7 tỷ đồng
Mức xin vay 1,8 tỷ đồng Thời hạn vay 4 năm
Lãi suất đề nghị 0.85%/tháng Tài sản đảm bảo
Thẩm định về Hồ sơ pháp lí +. Hồ sơ pháp lý
Đầy đủ và hợp lệ
*. Khả năng hoàn trả nợ vay
Phân tích kết quả hoạt động tài chính cho thấy dự án có khả năng hoàn trả khoản vay nói trên trong thời hạn đề xuất với giả định về công suất khai thác đề cập ở phần Phân tích dự án. Khả năng trả nợ chỉ có thể bị đe doạ khi mức khai thác công suất trong năm đầu giảm xuống dưới 44%. Có nhiều khả năng Toàn Lực không phải gia hạn nợ do Cash Flow khá mạnh.
*Thẩm định chủ dự án:
Toàn Lực được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh ngày 12.07.2001 với 1,2 tỷ đồng vốn điều lệ với 3 thành viên góp vốn:
1. Ông Nguyễn Ngọc Toàn: 6.000 cổ phần chiềm 50% số vốn điều lệ.
2. Ông Nguyễn Ngọc Tiến: 3.000 cổ phần chiềm 25% số vốn điều lệ.
3. Ông Nguyễn Ngọc Tuệ: 3.000 cổ phần chiềm 25% số vốn điều lệ.
Ông Toàn- người có cổ phần cao nhất vừa là chủ tịch Hội đồng quản trị vừa là giám đốc điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Toàn Lực. Các chi tiết khác bao gồm:
(1). Ông Nguyễn Ngọc Toàn. Giám đốc điều hành Toàn Lực. Sinh năm 1964. Tốt nghiệp Cử nhân tại Nhạc viện Hà nội. Ông bắt đầu quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh Toàn Lực với tư cách là Giám đốc từ năm 1994.
(2). Ông Nguyễn Ngọc Tiến (em ông Toàn). Sinh năm 1968. Tốt nghiệp cử nhân Đại học Bách Khoa tại Hungary. Ông chưa tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Toàn Lực.
3). Ông Nguyễn Ngọc Tuệ (em ông Toàn, ông Tiến). Sinh năm 1970. Tốt nghiệp cử nhân luật và hoàn tất các khoá học của
chương trình kỹ thuật cơ khí tại Đại học Bách Khoa Hà nội. Ông là Trưởng phòng sản xuất cảu Toàn Lực từ năm 1997.
*Thẩm định về thị trường
Đối tượng. Dự án mở rộng nhà xưởng nhằm mục đích gia công sản phẩm theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp lắp ráp xe máy trong nước. Đặc biệt chú ý đến các linh kiện và phụ tùng chất lượng cao. Dự án có thể sản xuất các sản phẩm với mẫu mã riêng của Toàn Lực hoặc theo khuôn mẫu của khách hàng.
Cung thị trường: Các sản phẩm của Toàn lực gồm ba nguyên vật liệu chính là nhôm (60%), thép (25%), nhựa (5%) ngoài ra còn có sơn, đinh, lò xo... Toàn lực mua nhôm từ 6 cơ sở cung cấp ở phía Bắc (như Công ty Toyata, Công ty Á Đông và một số làng nghề). Các cơ sở này nhập nhôm từ Trung Quốc và bán ra thị trường trong nước. Thép được mua từ Công ty Liên doanh Việt Nhật Vinakyoei. Nhựa và sơn mua từ Công ty Cổ phần Hoá chất Hà
nội. Nguyên vật liệu này được các nhà cung cấp vận chuyển đến tận chân nhà máy.
Cầu thị trường: Hiện nay trong lĩnh vực sản xuất/lắp ráp xe đạp có hơn 30 đơn vị trong đó có các Công ty lớn như: Liên hiệp Xe đạp và Xe máy Hà nội (Lixeha), Viha, Thống nhất, Công ty Sản xuất Phụ tùng Số 2, Công ty Xe đạp và Xe máy Sài Gòn... Và khoảng 12 dự án sản xuất xe đạp có vốn đầu tư nước ngoài và khoảng một trăm cơ sở sản xuất phụ tùng và lắp ráp xe đạp nhỏ. Đây là thị trường của Toàn Lực về các phụ tùng xe đạp do uy tín và chất lượng trong quá khứ của thương hiệu " Toàn Lực".
Trong lĩnh vực lắp ráp xe máy có một số Công ty lắp ráp như: Honda Việt nam, Suzuki, Yamaha, VNSIAM, VMEP... Sản phẩm các hãng này được đánh giá là phục vụ cho thị trường trung và cao cấp. Với thị trường cấp thấp chủ yếu là xe có nguồn gốc từ Trung Quốc do một số công ty (khoảng 51 công ty) sản xuất và lắp ráp dưới dạng IKD. Với chủ trương nội đại hoá xe gắn máy của Chính phủ thì đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho Toàn Lực thâm nhập thị trường này.
Cạnh tranh: Bản chất của cạnh tranh là sự tương đồng về sản phẩm. Về bàn đạp xe đạp ở Miền Bắc là 2 công ty quốc doanh là Công ty Z129 và Công ty Xe đạp, Xe máy Đống Đa, 1 công ty tư nhân là Công ty Việt Long và khoảng 12 doanh nghiệp gia đình nhỏ. Trong lĩnh vực phụ tùng xe máy gồm có 5 Công ty liên doanh sản xuất và lắp ráp xe máy (như GMN, Framtec, ICDC, Wingwar...), 4 Công ty trong nước ở Miền Bắc (chủ yếu là các công ty công nghiệp quốc phòng như Z159, Z117 và của Sở Công
nghiệp Hà nội như Công ty Đồng Tháp) và 6 Công ty Liên doanh ở phía Nam.
Tuy nhiên, Toàn Lực đã khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường và chiếm khoảng 80% thị phần sản phẩm về các phụ tùng xe đạp. Các phụ tùng xe máy trong chiến lược của Toàn Lực chủ yếu là sản xuất theo đơn đặt hàng của các hãng lắp ráp xe gắn máy trong nước và chưa có ý định bán lẻ phụ tùng xe máy ra ngoài thị trường.
Các chính sách marketing: Toàn Lực mới chủ yếu thực hiện chiến lược với sản phẩm bàn đạp xe đạp là chủ yếu (Quảng cáo trên Đài Tiếng nói Việt Nam; và khuyến mại trên doanh thu- 2%/1.000 bàn đạp). Các sản phẩm phụ tùng xe máy chưa có chính sách marketing cụ thể, chủ yếu khách hàng tìm đến Toàn Lực để đặt hàng và ký kết Hợp đồng gia công. Toàn Lực còn là một thành viên của Hiệp hội Xe máy và Xe đạp Việt Nam, tháng 9 hàng năm Toàn Lực đều tham gia hội chợ hàng công nghiệp do hiệp hội này tổ chức. Toàn Lực đã đạt 02 Huy chương Vàng Hội chợ hàng Công nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 1998 đối với sản phẩm bàn đạp nhôm và má phanh xe máy.
Chính sách của nhà nước: Bộ Công nghiệp cho biết, theo tiêu chuẩn sắp được ban hành, các doanh nghiệp lắp ráp xe gắn máy phải tự đầu tư hoặc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác để sản xuất linh kiện, phụ tùng đạt tỷ lệ nội địa hoá tối thiểu 20% trong năm 2002 và 70% trong năm 2005. Doanh nghiệp còn phải thực hiện tiến độ tăng tỷ lệ nội địa hoá động cơ từ 20% năm 2002 lên 30% năm 2003, 55% trong năm 2004 và
70% trong năm 2005. (Theo TBKTVN). Đây là một cơ hội lớn cho Toàn Lực khuếch trương và tiêu thụ sản phẩm.
*Thẩm định về mặt tài chính và tài sản đảm bảo
Tổng chi phí đầu tư dự kiến là 7,7 tỷ đồng; trong đó khoảng 2 tỷ đồng sẽ được dùng để đầu tư vào xây dựng cơ bản và các chi phí phát sinh, 4 tỷ đồng- Máy móc thiết bị, 1,7 tỷ đồng- bổ sung vốn lưu động. Số tiền Toàn Lực dự định vay tại HBB là 1,8 tỷ đồng đẻ nhập khẩu thiết bị (uỷ thác qua Lixeha) với thời gian 4 năm, ân hạn 6 tháng và lãi suất 10,2%/năm.
+ Kế hoạch tài chính
Chủ dự án đề xuất kế hoạch tài chính cho dự án như sau:
Vốn góp: 4,9 tỷ đồng (63% so với tổng dự án đầu tư).
Tiền tạo ra từ hoạt đông sản xuất kinh doanh: 1,0 tỷ đồng (12% so với tổng dự án đầu tư).
Vốn vay: 1,8 tỷ đồng (24% so với tổng dự án đầu tư).
Tổng số: 7,7 tỷ đồng (100%).
Với khoản vay dự kiến nói trên thì tỷ lệ vốn vay trên tổng tài sản bao gồm cả số tài sản đã đầu tư đến thời điểm số tiền vay được giải ngân hết là khoảng 15,52%.
+ Một số chỉ số về tài chính của dự án
Báo cáo tài chính của Toàn Lực cho thấy, các chỉ số về khả năng trả nợ (DSCR) luôn ở mức trên 1,5, thậm chí vào năm cuối của dự án con số này lên đến 6,05. Tỷ lệ thanh toán hiện hành ở mức thấp nhất là 2,39 vào năm 2002 và tăng dần lên đến 5,20 vào năm 2005. Tỷ lệ thanh toán nhanh cũng đạt chỉ tiêu > 1 trong tất các các năm của dự án. Tỷ lệ lãi gộp/doanh thu luôn ở mức bằng và
ở mức cao hơn 6,74%. Tỷ lệ nợ phải thu trên tổng doanh thu ở mức ổn định 8,33%.
+ Hiện trạng của dự án
Chủ dự án dùng nguồn vốn tự có và vốn góp của các cổ đông để tiến hành việc xây dựng nhà xưởng, đến nay việc xây dựng đã hoàn tất. Một số máy móc thiết bị đã hoàn tất thủ tục mua bán và đang trong quá trình vận hành tại xưởng- ngoại trừ hai máy đúc nhôm 500 tấn. Dự kiến sẽ lắp đặt hai máy đúc vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 2002 sau khi vay vốn HBB (nhập uỷ thác qua Lixeha). Cơ sở mới dự kiến sẽ chính thức hoạt động vào tháng 8 năm 2002.
+ Tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ hoàn trả vốn vay
Tài sản đảm bảo cho khoản vay của Toàn Lực tại HABUBANK là toàn bộ máy móc thiết bị nhập về năm 2002 (bao gồm 53 khoản mục- có bảng kê chi tiết kèm theo). Tổng trị giá tài sản (Chưa kể tài sản hình thành từ vốn vay) là 3.663.658.386 VNĐ. Tỷ lệ vốn vay trên tài sản đảm bảo là 50%.
*Thẩm định vể rủi ro của dự án
Rủi ro. Rủi ro lớn nhất của dự án có thể phát sinh từ việc doanh nghiệp không có (đủ) đơn hàng đối với các sản phẩm hiện tại. Tuy nhiên, điều này chưa từng xảy ra trong quá khứ hoạt động của Toàn Lực. Mặt khác, khả năng chuyển đổi công nghệ theo hướng có thể gia công nhiều sản phẩm chi tiết cơ khí có thể giúp công ty đối phó với tình huống rủi ro này.
Rủi ro khác nữa đối với hoạt động của công ty là việc các doanh nghiệp khách hàng có thể mở rộng theo hướng tự chế tạo các linh kiện (hiện đang mua của Toàn Lực) để phục vụ cho hoạt động
của họ. Tuy nhiên, cản trở lớn nhất đối với việc mở rộng kiểu này là năng lực cơ khí, vốn đầu tư và mức độ rủi ro mà những công ty lắp ráp có thể chấp nhận khi tham gia vào hoạt động chế tạo chi tiết máy. Uớc tính, trong tương lai gần (3-5 năm), Toàn Lực chưa thể bị mất thị trường cho các doanh nghiệp lắp ráp. Vấn đề. Kiểm soát chất lượng luôn là một vấn đề lớn trước và trong thời gian thực hiện dự án. Đặc biệt là để cạnh tranh với các linh kiện nhập ngoại, Toàn Lực không thể không tìm cách nâng cao uy tín và đảm bảo chất lượng đối với sản phẩm của mình.
1.5.2.Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án Thông số của dự án
Bảng 1.2 Bảng thông số của dự án vay vốn(Nguồn Báo cáo tài chính của HABUBANK)
1)Giá trị đầu tư mới Số lượng Đơn giá Tổng trị giá
1000 VNĐ 1000 VNĐ
Máy móc và thiết bị mua năm 2002
24 2,160,000
Đầu tư mới vào máy móc và thiết bị