Đối với các Bộ, ngành liên quan Đối với Nhà n−ớc:

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại (Trang 87 - 89)

4) Dự kiến tốc độ tăng năng lực phục vụ của các chợ hiện có, phần tăng thêm còn lại sẽ đòi hỏi xây dựng cơ sở mới với qui mô công suất phục vụ t−ơng đ−ơng.

3.3.1.Đối với các Bộ, ngành liên quan Đối với Nhà n−ớc:

- Đối với Nhà nớc:

Tr−ớc tình trạng nhu cầu đầu t− cho cơ sở hạ tầng ngày càng gia tăng mạnh mẽ, Chính phủ đã khuyến khích chính quyền các địa ph−ơng chịu trách nhiệm trong việc đầu t− phát triển kết cấu hạ tầng. Trong bối cảnh đó, Quỹ đầu t− phát triển địa ph−ơng (ĐTPT) đã trở thành một công cụ tài chính đô thị quan trọng để hỗ trợ trong việc tập trung nguồn lực đầu t− phát triển vào kết cấu hạ tầng, bao gồm cả khả năng huy động vốn và liên kết với khu vực t− nhân.

Tổng nguồn vốn mà chính quyền địa ph−ơng đầu t− qua kênh Quỹ ĐTPT đã tăng gần 65% trong giai đoạn 2002-2004. Từ năm 1997 đến năm 2004, tổng nguồn vốn hoạt động của Quỹ ĐTPT địa ph−ơng đã tăng gấp 10 lần. Hoạt động của các Quỹ ĐTPT địa ph−ơng mở rộng từ chỗ chỉ giới hạn cho vay đơn thuần đến việc thành lập Công ty cổ phần để thực hiện đầu t− phát triển cơ sở hạ tầng. Những quỹ ĐTPT địa ph−ơng năng động nhất hiện đang đạt đ−ợc nhiều tiến triển trong việc tạo ra nhiều hình thức liên kết Công ty hợp danh ở Việt Nam. Đến nay đã có nhiều ph−ơng thức mới linh hoạt hơn nh− sáng lập và điều hành các Công ty cổ phần để đầu t− tham gia khởi động các ch−ơng trình, đầu t− vào các công trình trọng điểm theo h−ớng phát triển kinh tế xã hội của từng địa ph−ơng. Tuy nhiên do hạn chế về nguồn vốn và khả năng huy động vốn nên khả năng đầu t− trực tiếp của các Quỹ ch−a đáp ứng đ−ợc nhu cầu của địa ph−ơng về đầu t− phát triển kết cấu hạ tầng trên địa bàn.

Sau gần 8 năm hoạt động, cho đến nay Nghị định về tổ chức và hoạt động của các Quỹ ĐTPT địa ph−ơng vẫn đang nằm ở dự thảo và chờ Chính phủ xem xét. Nhiều UBND rất thận trọng đối với hoạt động của Quỹ ĐTPT địa ph−ơng vì hiện vẫn ch−a có quy định nào của Luật Ngân sách Nhà n−ớc điều chỉnh hoạt động của các Quỹ. Do đó, các cơ chế chính sách liên quan tới huy động vốn và sử dụng vốn, quy định về kế toán, quản lý tài chính nhân sự điều chỉnh cho các DNNN, NHTM Nhà n−ớc hay Quỹ hỗ trợ phát triển đều phải áp dụng cho Quỹ ĐTPT địa ph−ơng mình.

Vì vậy, Nhà n−ớc cần có khung pháp lý thống nhất về tổ chức hoạt động cho các Quỹ ĐTPT địa ph−ơng với các tiêu chí cụ thể rõ ràng trong việc cho vay huy động vốn, cho vay đầu t− trực tiếp và gián tiếp của quỹ.

Trong thời gian tới, nhiệm vụ trọng tâm của Quỹ ĐTPT địa ph−ơng là thực hiện việc huy động vốn đáp ứng các nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các hình thức huy động vốn khác cũng sẽ đ−ợc đa dạng hoá đảm bảo tính an toàn và chủ động trong hoạt động và hạn chế đ−ợc rủi ro, mất cân đối về nhu cầu vốn. Chẳng hạn nh− thu hút vốn của các nhà đầu t− tiềm năng cho các dự án đầu t− phát triển kết cấu hạ tầng d−ới hình thức đầu t− trực tiếp; cho vay theo hình thức hợp đồng để huy động vốn của các tổ chức tín dụng; tham gia góp vốn thành lập các Công ty cổ phần, Công ty TNHH, các tổ chức cung ứng dịch vụ công… Trong t−ơng lai, Quỹ trở thành đầu tàu định h−ớng và thu hút các tổ chức tài chính, tín dụng, các nhà đầu t− tiềm năng tham gia đầu t− xây dựng phát triển kinh tế.

- Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu t−: Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu t− có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan cân đối nguồn vốn từ Ngân sách trung −ơng trình Thủ t−ớng Chính phủ phê duyệt để bố trí theo kế hoạch hàng năm nhằm hỗ trợ đầu t− một phần về hạ tầng kỹ thuật cho các dự án xây dựng chợ theo tinh thần Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ. Đề nghị Bộ giao vốn cho Bộ Th−ơng mại chủ động cân đối trong phát triển hệ thống chợ.

- Đối với Bộ Tài nguyên – Môi tr−ờng: Trên cơ sở qui hoạch nhu cầu sử dụng đất, đề nghị Bộ phối hợp với các cấp, ngành có thẩm quyền ban hành qui hoạch phát triển hệ thống chợ có qui mô lớn để triển khai đo đạc, xác định và cắm mốc địa giới cho các công trình chợ.

- Đối với Bộ Giao thông - Vận tải, đề nghị Bộ có kế hoạch khảo sát, thiết kế giao thông và đề xuất đầu t− đối với các trục giao thông nối liền các cụm th−ơng mại với tuyến trục quốc lộ, tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển, tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá của địa ph−ơng.

- Đối với Bộ Tài chính: Để đảm bảo việc tổ chức thực hiện qui hoạch phát triển chợ đến năm 2010 và các năm tiếp theo một cách hiệu quả, BộTài chính cần nghiên cứu và trình Chính phủ ban hành cơ chế xử lý tài chính đối với các hoạt động có thu trên chợ. Cụ thể: 1) Ban hành và h−ớng dẫn ban hành các qui định khung về giá hay mức phí cho thuê/bán diện tích kinh doanh trên chợ. Đây là cơ sở hết sức quan trọng để các hộ kinh doanh thực hiện nghĩa vụ của mình và các đơn vị quản lý chợ có thể khai thác và quản lý tốt cơ sở vật chất chợ; 2) Ngoài ra, Bộ có văn bản h−ớng dẫn các đơn vị quản lý chợ áp dụng các qui định khác về tổ chức các dịch vụ có thu trên chợ theo h−ớng tăng c−ờng tính chủ động cho các doanh nghiệp chợ và góp phần phát triển hoạt động kinh doanh trên chợ.

- Đối với Bộ Th−ơng mại: 1) Nghiên cứu và ban hành qui chế quản lý các hoạt động của chợ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay; 2) Hỗ trợ nghiên cứu và xây dựng nghiệp vụ quản lý các hoạt động kinh doanh chợ trên địa bàn các tỉnh; 3) Sửa đổi, bổ sung và nâng cao tính khả thi của các văn bản chính sách liên quan đến hoạt động kinh doanh tại chợ...

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại (Trang 87 - 89)