Các yếu tố ảnh h−ởng đến hiệu quả đầu t− phát triển KCHTTM (hệ thống chợ)

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại (Trang 27 - 33)

{ NVAipv OMI ipv Iv nNVAp

1.3. Các yếu tố ảnh h−ởng đến hiệu quả đầu t− phát triển KCHTTM (hệ thống chợ)

KCHTTM (hệ thống chợ)

Quá trình phát triển của các loại hình KCHTTM nói chung và hệ thống chợ nói riêng phụ thuộc vào quá trình vận động và phát triển kinh tế - xã hội. Khi những điều kiện kinh tế – xã hội thay đổi cũng sẽ làm thay đổi mức độ phù hợp hay khả năng đáp ứng của từng loại hình KCHTTM đối với các hoạt động th−ơng mại. Chẳng hạn, trong điều kiện của nền sản xuất nông nghiệp, chợ chiếm vị trí quan trọng trong việc phát triển thị tr−ờng và các hoạt động

th−ơng mại, nh−ng tầm quan trọng này sẽ bị giảm dần cùng với quá trình thực hiện CNH của nền kinh tế. Điều này sẽ ảnh h−ởng đến hiệu quả đầu t−

phát triển hệ thống chợ. Nhìn chung, các yếu tố có ảnh h−ởng đến hiệu quả đầu t− phát triển chợ bao gồm:

Một là, các điều kiện tự nhiên và xã hội:

Các điều kiện tự nhiên và xã hội có ảnh h−ởng trực tiếp đến vị trí đ−ợc lựa chọn để xây dựng chợ. Các điều kiện tự nhiên, xã hội tham gia vào việc xác định vị trí không gian hay địa điểm cụ thể của chợ, bao gồm: địa hình, vị trí địa lý đảm bảo sự thuận tiện về giao thông, về nguồn cung cấp và thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm. Do đó, điều kiện tự nhiên, xã hội không chỉ ảnh h−ởng đến chi phí đầu t− vào chợ, mà còn ảnh h−ởng đến những lợi ích của chủ thể đầu t−, cũng nh− của nền kinh tế.

Về chi phí, khi điều kiện tự nhiên, xã hội của vùng đ−ợc lựa chọn để xây dựng KCHTTM (chợ) càng thuận lợi sẽ góp phần làm giảm chi phí đầu t− xây dựng nh− chi phí san lấp mặt bằng, chi phí xây dựng các tuyến giao thông, hệ thống cung cấp điện, n−ớc… hay sẽ làm giảm chi phí hoạt động th−ờng xuyên nh− chi phí sửa chữa, bảo d−ỡng các thiết bị,…

Các điều kiện tự nhiên và xã hội cũng có ảnh h−ởng trực tiếp đến khả năng qui tụ những ng−ời mua và ng−ời bán. Điều này có ảnh h−ởng trực tiếp đến những lợi ích của chủ đầu t− và của nền kinh tế. Đối với các chủ đầu t−, khả năng qui tụ đ−ợc nhiều ng−ời mua, ng−ời bán sẽ làm tăng doanh số mua vào, bán ra hay tăng khả năng khai thác cơ sở vật chất – kỹ thuật đã đ−ợc đầu t−, qua đó làm tăng thêm thu nhập hay lợi nhuận. Đối với nền kinh tế, qui mô và phạm vi qui tụ những ng−ời mua, ng−ời bán của chợ càng rộng, lớn thì vai trò của các hoạt động th−ơng mại đối với sản xuất, tiêu dùng cũng nh− đối với các hoạt động kinh tế càng đ−ợc phát huy và mang lại lợi ích chung cho nền kinh tế lớn hơn.

Hai là, trình độ phát triển sản xuất và tiêu dùng:

Trình độ phát triển của sản xuất và tiêu dùng có ảnh h−ởng đến hoạt động th−ơng mại nói chung ở nhiều ph−ơng diện khác nhau. Tính chất, trình độ của các hoạt động th−ơng mại lại qui định tính chất và trình độ của các loại hình KCHTTM, cũng nh− hiệu quả của hoạt động đầu t− phát triển KCHTTM nói chung và hệ thống chợ nói riêng. Những ảnh h−ởng của sản xuất và tiêu dùng đến hiệu quả đầu t− phát triển hệ thống chợ đ−ợc biểu hiện qua những khía cạnh nh−:

+ Quá trình phát triển lĩnh vực sản xuất tạo ra cơ sở nguồn hàng cung cấp cho các cơ sở kinh doanh nói chung và hệ thống chợ nói riêng. Trong đó,

nguồn hàng và cơ cấu sản phẩm đ−ợc cung ứng qua hệ thống chợ và tạo mối liên kết kinh tế giữa các khu vực trong vùng và giữa các vùng sản xuất với nhau. Thứ hai, trình độ phát triển của công nghệ sản xuất sẽ qui định trình độ sản phẩm đ−ợc sản xuất ra. Theo đó, t−ơng ứng với trình độ của sản phẩm đòi hỏi những hình thức trao đổi, mua bán phù hợp và khả năng tổ chức các kênh phân phối. Thứ ba, qui mô và trình độ tổ chức sản xuất có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của các ph−ơng thức kinh doanh. Chẳng hạn, khi sản xuất ở qui mô cá thể, hộ gia đình và trình độ tổ chức sản xuất của vùng thấp, khi đó số l−ợng ng−ời bán, ng−ời mua đông và ph−ơng thức mua bán chủ yếu là giao dịch trực tiếp từng lô hàng nhỏ lẻ. Khi sản xuất ở qui mô lớn là chính, khi đó số l−ợng ng−ời bán là những ng−ời sản xuất trực tiếp sẽ giảm đáng kể và số l−ợng ng−ời kinh doanh chuyên nghiệp sẽ tăng lên... Nh− vậy, trình độ phát triển của sản xuất có thể ảnh h−ởng đến hiệu quả đầu t− phát triển chợ trên các khía cạnh: 1) Làm tăng hay giảm lợi ích từ hoạt động chợ tuỳ theo mức độ phù hợp của nó; 2) Làm tăng hay giảm chi phí hoạt động th−ờng xuyên của chợ;

+ Quá trình phát triển của lĩnh vực tiêu dùng ảnh h−ởng đến hiệu quả đầu t− phát triển KCHTTM nói chung và hệ thống chợ nói riêng đ−ợc thể hiện, tr−ớc hết là qui mô thu nhập và chi tiêu của các tầng lớp dân c− trong vùng. Đây là yếu tố xác định khả năng mua sắm, yêu cầu về chất l−ợng hàng hoá, chu kỳ hay nhịp độ mua sắm,…của ng−ời tiêu dùng. Do đó, nó có thể ảnh h−ởng đến thời gian hoạt động, số l−ợng khách hàng, doanh số mua vào, bán ra của các loại hình KCHTTM. Hai là, những xu h−ớng phát triển của nhu cầu tiêu dùng và các điều kiện sống của dân c− trong vùng quyết định cơ cấu, chất l−ợng, mức giá cả hàng hoá có thể bán ra bán ra qua hệ thống KCHTTM và chợ. Ba là, những cách thức tiêu dùng của các tầng lớp dân c−

có ảnh h−ởng đến việc tổ chức và thực hiện các hoạt động dịch vụ mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng, cũng nh− đến lợi ích của cơ sở kinh doanh. Ba là, trình độ phát triển l−u thông hàng hoá:

Quá trình phát triển lĩnh vực l−u thông phụ thuộc chặt chẽ vào quá trình tập trung hoá trong sản xuất và tiêu thụ, th−ờng phát triển từ qui mô nhỏ lẻ lên qui mô lớn hơn, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng lớn hơn. T−ơng ứng với qui mô và phạm vi l−u thông nhỏ hẹp là ph−ơng thức trao đổi, mua bán giao ngay và trực tiếp giữa ng−ời sản xuất và ng−ời tiêu dùng trong một khu vực nhỏ. Khi qui mô và phạm vi l−u thông rộng lớn hơn, tầng lớp trung gian (th−ơng nhân) giữa ng−ời sản xuất và ng−ời tiêu dùng xuất hiện và đóng vai trò ngày càng quan trọng. Chính tầng lớp trung gian này đã sáng tạo ra những ph−ơng thức, hình thức kinh doanh mới, tiến bộ hơn và tham gia tích cực vào hoạt động đầu t− phát triển KCHTTM. Ngày nay, trong lĩnh vực l−u

thông hàng hoá, ngoài những loại hình KCHTTM phục vụ cho các ph−ơng thức kinh doanh truyền thống còn có KCHTTM phục vụ cho ph−ơng thức kinh doanh qua mạng (th−ơng mại điện tử);… Có thể nói, trình độ phát triển của lĩnh vực l−u thông có ảnh h−ởng đến vị trí của từng loại hình KCHTTM, đến tính cạnh tranh cả về ph−ơng diện mua và bán hàng hoá giữa các loại hình KCHTTM. Do đó, nó cũng gây ảnh h−ởng đến hiệu quả đầu t− phát triển hệ thống chợ.

Bốn là, xu h−ớng hội nhập kinh tế quốc tế:

Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế thời đại lôi cuốn ngày càng nhiều các quốc gia, vùng lãnh thổ cùng tham gia. Xu thế này không chỉ ảnh h−ởng đến các quốc gia trong các lĩnh vực kinh tế, mà cả những lĩnh vực văn hoá, chính trị và xã hội. Có thể thấy rằng, xu h−ớng hội nhập kinh tế quốc tế vừa có những ảnh h−ởng trực tiếp, vừa có những ảnh h−ởng gián tiếp đến hiệu quả đầu t− phát triển KCHTTM nói chung và hệ thống chợ nói riêng.

Những ảnh h−ởng gián tiếp đ−ợc biểu hiện qua những ảnh h−ởng của xu thế hội nhập quốc tế đến cơ cấu sản xuất, trình độ công nghệ, chất l−ợng sản phẩm, tính cạnh tranh trên thị tr−ờng trong n−ớc, nhu cầu tiêu dùng, cách thức mua sắm, tiêu dùng hàng hoá của dân c−… Những ảnh h−ởng trực tiếp của xu thế hội nhập đến hiệu quả đầu t− phát triển hệ thống chợ đ−ợc biểu hiện cụ thể nh−:

+ Sự tham gia của các nhà đầu t− n−ớc ngoài vào lĩnh vực dịch vụ phân phối, đặc biệt là đầu t− vào các loại hình KCHTTM hiện đại nh− siêu thị, các cửa hàng vận doanh theo chuỗi, các cửa hàng tiện lợi,… Điều này sẽ ảnh h−ởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả đầu t−

nói riêng đối với hệ thống chợ;

+ Với sự tham gia của các nhà đầu t− n−ớc ngoài, cạnh tranh trong đầu t− xây dựng KCHTTM tăng lên có thể sẽ làm tăng chi phí đầu t− phát triển hệ thống chợ (chủ yếu do mặt bằng giá cả trong n−ớc đ−ợc đẩy lên gần với mặt bằng giá cả quốc tế). Đồng thời, nó làm gia tăng các khoản chi cho hoạt động kinh doanh th−ờng xuyên của hệ thống chợ.

Năm là, năng lực của các nhà đầu t−:

Các nhà đầu t− nói chung khi đ−a ra quyết định đầu t− luôn mong muốn và nỗ lực để thu đ−ợc hiệu quả tài chính cao. Tuy nhiên, nhiều khi các nhà đầu t− vẫn gặp phải những tổn thất do nguyên nhân chủ quan gây ra. Những nguyên nhân chủ quan từ phía các nhà đầu t− có thể phân thành hai nhóm chủ yếu: Một là, những nguyên nhân trong quá trình đầu t− xây dựng;

Hai là, những nguyên nhân trong quá trình khai thác năng lực phục vụ của hệ thống chợ đã đ−ợc đầu t−.

Trong quá trình đầu t−, về phía chủ quan, những nguyên nhân gây tổn thất và làm giảm hiệu quả đầu t− bao gồm:

1) Công tác quản lý đầu t− thiếu chặt chẽ, gây lãng phí và làm tăng chi phí đầu t−;

2) Quyết định lựa chọn địa điểm đầu t− xây dựng và các chợ cụ thể ch−a đ−ợc cân nhắc cẩn thận làm giảm khả năng hoạt động của chính cơ sở vật chất – kỹ thuật đ−ợc đầu t− xây dựng;

3) Quyết định về qui mô đầu t− ch−a đ−ợc dự tính đúng, phù hợp với xu h−ớng phát triển của thị tr−ờng, xu h−ớng l−u thông hàng hoá, dẫn đến tình trạng hoặc là d− thừa công suất, hoặc là quá tải làm cho công trình nhanh xuống cấp;

4) Những hạn chế của các nhà đầu t− về khả năng huy động và thực hiện vốn đầu t− xây dựng chợ để đạt đ−ợc qui mô, các điều kiện hoạt động cần thiết đảm bảo tối đa hoá lợi nhuận;

Trong quá trình khai thác năng lực phục vụ của hệ thống chợ, về phía chủ quan, các nguyên nhân làm giảm hiệu quả đầu t− bao gồm:

1) Việc tổ chức các hoạt động mua, bán hàng hoá thiếu khoa học làm tăng chi phí hoạt động của cơ sở kinh doanh tại chợ;

2) Trong điều kiện thị tr−ờng cạnh tranh, nhà đầu t− thiếu những chi phí cần thiết để thực hiện các hoạt động thu hút, xây dựng nguồn hàng, xúc tiến th−ơng mại và đẩy mạnh bán ra;

3) Đối với các chợ, việc xác định giá bán hay cho thuê diện tích kinh doanh, các chính sách thu hút lực l−ợng tham gia kinh doanh tại chợ, các chính sách tổ chức và cung ứng dịch vụ phục vụ kinh doanh,… sẽ có ảnh h−ởng trực tiếp đến lợi ích và hiệu quả đầu t−

xây dựng chợ.

Sáu là, các chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Nhà n−ớc (với t−

cách là chủ thể của nền kinh tế):

Nhà n−ớc gây tác động đến hiệu quả đầu t− phát triển hệ thống chợ thông qua các chính sách và qui định quản lý đề ra đối với lĩnh vực hoạt động đầu t− này. Việc quản lý các hoạt động đầu t− nói chung và đầu t−

KCHTTM (hệ thống chợ) nói riêng là một hoạt động tất yếu của nhà n−ớc trong quá trình phát triển của xã hội. Nó đặt ra những mục tiêu, nhiệm vụ cần thực hiện và xác định các biện pháp cần thiết để đạt đ−ợc mục tiêu phát

triển trong từng giai đoạn phát triển nào đó. Khi các hoạt động quản lý tham gia vào hoạt động đầu t− sẽ làm tăng hay giảm hiệu quả đầu t− đối với các nhà đầu t−, cũng nh− đối với toàn bộ nền kinh tế. Cụ thể, việc áp dụng hệ thống các biện pháp nhằm thực hiện những yêu cầu quản lý hoạt động đầu t−

phát triển hệ thống chợ sẽ làm thay đổi những cơ sở ra quyết định, điều kiện thực hiện đầu t− và khả năng khai thác năng lực phục vụ của hệ thống chợ đã đ−ợc đầu t−.

Những tác động của Nhà n−ớc đến cơ sở ra quyết định, điều kiện thực hiện đầu t− của các chủ thể đầu t− bao gồm:

1) Chính sách sử dụng đất đai dành cho các công trình KCHTTM (hệ thống chợ);

2) Các qui định về thủ tục đầu t−, qui mô tối thiểu, tối đa của các hạng mục đầu t−,…

3) Các chính sách sử dụng vốn Ngân sách cho đầu t− chợ bao gồm cả hay chính sách hỗ trợ của Nhà n−ớc cho các đối t−ợng tham gia đầu t− và chính sách hỗ trợ đầu t− xây dựng chợ đối với các vùng chậm phát triển, vùng sâu, vùng xa.

4) Các chính sách, qui định của Nhà n−ớc có liên quan khác, nh− chính sách tín dụng, chính sách kiểm soát giá, nhất là đối với các mặt hàng vật t−, nguyên liệu…

Những tác động của Nhà n−ớc đến khả năng khai thác năng lực phục vụ của hệ thống chợ đ−ợc đầu t− bao gồm:

1) Các qui định về điều kiện tham gia và rời khỏi điểm kinh doanh tại các chợ đối với các hộ, các đơn vị sản xuất kinh doanh.

2) Các chính sách thuế đối với các hộ, các cơ sở kinh doanh hàng hoá và dịch vụ tại các chợ.

3) Các chính sách quản lý giá cả, điều kiện kinh doanh các mặt hàng và các chính sách quản lý l−u thông hàng hoá khác.

Nhìn chung, những yếu tố ảnh h−ởng đến hiệu quả đầu t− phát triển hệ thống chợ đ−ợc tập hợp từ nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau. Để nâng cao hiệu quả đầu t− phát triển, việc đánh giá đầy đủ và đúng mức các nhân tố ảnh h−ởng khách quan và chủ quan không chỉ là vấn đề đặt ra đối với các nhà đầu t− vào hệ thống chợ, mà còn đối với Nhà n−ớc - chủ thể của nền kinh tế. Đặc biệt, hiệu quả đầu t− phát triển chợ phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách phát triển kinh tế nói chung và chính sách đầu t− nói riêng của Nhà n−ớc.

Ch−ơng 2

thực trạng hiệu quả đầu t− phát triển hệ thống chợ ở n−ớc ta

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)