Giải pháp về quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế Dung Quất

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất. Thực trạng và giải pháp (Trang 92 - 94)

Quan trọng nhất và có tính chất quyết định là cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư trên 2 mặt: sự hấp dẫn đầu tư và cơ chế thủ tục một cửa trong việc đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, Ban hành áp dụng các cơ chế - chính sách ưu đãi, hỗ

trợ đầu tư:

 Gía đất và cơ chế miễn giảm cho các dự án đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất theo hướng ưu đãi và thực sự hấp dẫn so với các khu công nghiệp, khu kinh tế khác.

 Chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài; đặc biệt là cán bộ quản lý, cán bộ khoa học,

 Hỗ trợ đào tạo nghề, tạo ra lực lượng lao động có tay nghề cho khu kinh tế Dung Quất.

 Hỗ trợ xúc tiến đầu tư, quảng bá khu kinh tế Dung Quất đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

 Chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở cho cán bộ, chuyên gia đến công tác, làm việc và lao động tại Khu kinh tế Dung Quất.

 Ban hành cơ chế phối hợp giữa UBND tỉnh và Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất trong việc quản lý đầu tư phát triển khu kinh tế Dung Quất. Đặc biệt, xem xét và ban hành cơ chế xử lý công việc chỉ đạo thẩm quyền của tỉnh đối với yêu cầu phát triển Khu kinh tế Dung Quất theo cơ chế trực tiếp và “một cửa”; giảm các thủ tục và các khâu không cần thiết.

Thứ hai, các Bộ, ngành hướng dẫn, uỷ quyền cho Ban quản lý khu

cho yêu cầu đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất như: phê duyệt đánh giá tác động môi trường, cấp phép lao động… đồng thời, xem xét điều chỉnh quy hoạch ngành đến năm 2020, phù hợp với các ngành, lĩnh vực cần ưu tiên và đầu tư tại Khu kinh tế Dung Quất theo quyết định số 50/2005/QĐ –TTg của thủ tướng chính phủ.

Thứ ba, Hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển bao gồm:

Một là: Cần tập trung cụ thể hoá các cơ chế chính sách ưu đãi áp dụng cho Khu kinh tế Dung Quất đã được thủ tướng chính phủ quy định tại các Quyết định số 50/2005/QĐ –TTg và số 71/2005 QĐ –TTg bằng các thông tư, hướng dẫn, phân cấp, uỷ uyền của UBND tỉnh Quảng Ngãi và các Bộ - Ngành TW. Đặc biệt là có cơ chế huy động và cân đối các nguồn vốn đầu tư nhằm sớm phát huy trong thực tế với mục tiêu đẩy nhanh việc xúc tiến thu hút đầu tư và phát triển hạ tầng tiện ích để tăng tính hấp dẫn đầu tư của Khu kinh tế Dung Quất

Hai là: Đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất xây dựng và thông qua các Bộ - Ngành, UBND tỉnh Quảng Ngãi để trình thủ tướng chính phủ về một số cơ chế - chính sách thí điểm và điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với yêu cầu phát triển Khu kinh tế Dung Quất trong từng giai đoạn; nhất là về quản lý đầu tư phát triển hệ thống Cảng Dung Quất, các dự án cần áp dụng chính sách ưu đãi đặc biệt; cơ chế chính sách thu hút nhân tài và huy động các nguồn nhân lực cho phát triển Khu kinh tế Dung Quất …

Ba là: Cho phép nhà đầu tư triển khai xây dựng cảng chuyên dùng gắn với các dự án đầu tư công nghiệp nặng có 100% vốn nước ngoài, để phục vụ mục tiêu dự án.Việc xây dựng cảng chuyên dùng, các nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ trình tự, thủ tục và các điều kiện do pháp luật Việt Nam quy định

Bốn là: Xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhà ở đối với chuyên gia và người lao động làm việc tại Khu kinh tế Dung Quất. Cần triển khai đầu tư và hoàn chỉnh các quy hoạch chi tiết các khu chức năng và tiến hành quy hoạch phát triển các lĩnh vực, các ngành để đảm bảo sự phát triển tổng thể và đồng bộ Khu kinh tế Dung Quất.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất. Thực trạng và giải pháp (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w