Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển của khu kinh tế Dung Quất phân theo

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất. Thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 33)

Quất phân theo nguồn vốn.

Tính đến 5/3/2009, cả nước đã có 15 khu kinh tế được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập. Các khu kinh tế đều đáp ứng yêu cầu địa lý thuận lợi (gần cảng biển, sân bay), nối kết dễ dàng với các trục giao thông huyết mạch của quốc gia và quốc tế; có điều kiện để đảm bảo về kết cấu hạ tầng, nhất là cung cấp điện, nước, lao động...

KCN Dung Quất được thành lập từ năm 1996, nhưng thực sự đi vào đầu tư - xây dựng từ năm 1999. Năm 2005 theo quyết định, BQL Khu Kinh tế Dung Quất là cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp đối với Khu Kinh tế Dung Quất, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện việc xây dựng và phát triển Khu Kinh tế Dung Quất theo quy hoạch, kế hoạch, tiến độ đã

được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và theo Quy chế hoạt động nhằm thực hiện quản lý tập trung thống nhất hoạt động trên các lĩnh vực đầu tư, phát triển kinh tế tại khu kinh tế này.Kinh phí hoạt động của BQL Khu kinh tế Dung Quất do ngân sách Nhà nước cấp theo kế hoạch hàng năm. BQL Khu Kinh tế Dung Quất có quyền lập phương án phát hành trái phiếu công trình, trái phiếu Chính phủ theo quy định về phát hành trái phiếu Chính phủ; lập phương án huy động các nguồn vốn khác nhằm huy động tối đa các nguồn lực, vốn đầu tư cho các dự án hạ tầng quan trọng và yêu cầu phát triển của Khu Kinh tế Dung Quất.

Các phương thức huy động vốn để đầu tư và phát triển KKT Dung Quất bao gồm:

Thứ nhất: Trong thời hạn 15 năm đầu kể từ khi quyết định số 50/2005/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành, ngân sách nhà nước cân đối hàng năm không thấp hơn toàn bộ nguồn thu ngân sách trên địa bàn KKT Dung Quất cho yêu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật – xã hội, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng quan trọng, phục vụ chung cho KKT Dung Quất theo các chương trình mục tiêu.

Thứ hai: Phát hành trái phiếu chính phủ đối với những dự án đầu tư hạ tầng có quy mô lớn, có vai trò then chốt đối với sự phát triển của KKT Dung Quất theo quy định về phát hành trái phiếu Chính phủ để huy động vốn đầu tư.

Thứ ba: Ưu tiên việc sử dụng các nguồn vốn ODA và vốn tín dụng ưu đãi đầu tư đối với việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật xã hội, các công trình dịch vụ tiện ích công cộng cần thiết của KKT Dung Quất và các trợ giúp kỹ thuật khác.

Thứ tư: Được phép thu hút đầu tư theo các hình thức BOT, BT,

BTO và các hình thức khác phù hợp với quy định hiện hành.

Thứ năm: Được phép huy động vốn từ quỹ đất theo quy định của

pháp luật về đất đai để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội phục vụ chung cho KKT Dung Quất.

Thứ sáu: Huy động vốn đầu tư trực tiếp của các tổ chức, cá nhân

trong nước; vốn ứng trước của các đối tượng có nhu cầu sử dụng hạ tầng, vốn của các doanh nghi ệp có chức năng xây dựng và kinh doanh công trình hạ tầng kỹ thuật. Mở rộng hình thức tín dụng đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng và huy động mọi nguồn vốn dưới các hình thức khác, phù hợp với quy định của pháp luật.

Để đạt được mục tiêu phát triển, tổng vốn cần huy động để cân đối cho việc đầu tư hạ tầng giai đoạn 2006- 2010 của KKT Dung Quất là 7.965,0 tỷ đồng

Gồm: 6.698,0 tỷ đồng. 80,7 triệu USD.

Trong đó: - Vốn ngân sách nhà nước: 2.523 tỷ đồng. - Vốn quỹ đất : 442 tỷ đồng. - Vốn trái phiếu chính phủ: 1.142 tỷ đồng. - Vốn ODA : 56,5 triệu USD. - Trái phiếu đô thị : 540 tỷ đồng. -Vốn doanh nghiệp + VND: 676 tỷ đồng. + USD:24,2 triệu USD. - Vốn tín dụng đầu tư : 1.335 tỷ đồng. - Vốn huy động : 40 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất. Thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w