Về quy trình, tổ chức thẩm định

Một phần của tài liệu Thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng. Thực trạng và giải pháp (Trang 88 - 90)

II. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án xây dựng công

3. Về quy trình, tổ chức thẩm định

Trên mỗi lĩnh vực khác nhau, các dự án đầu tư lại có những đặc điểm, đặc trưng khác nhau trên nhiều phương diện: công nghệ, nguyên vật liệu đầu vào, sản phẩm, thị trường tiêu thụ, quy mô đầu tư, mức độ hiệu quả và rủi ro… Do đó, quy trình thẩm định cần phải được xem xét một cách thích hợp cho từng loại hình dự án. Việc áp dụng một quy trình thẩm định chung đối với tất cả các loại dự án sẽ dẫn đến tình trạng thủ tục rườm rà, phức tạp, dẫn đến kéo dài thời gian không cần thiết đối với các dự án quy mô

nhỏ, tính chất đơn giản; song lại vội vàng, thẩm định mang tính hình thức trong nhiều nội dung đối với các dự án quy mô lớn, phức tạp, dẫn đến rủi ro cho ngân hàng; ví dụ như thẩm định một dự án xây dựng công nghiệp không thể yêu cầu quy trình hoàn toàn giống một dự án nông nghiệp vì đây là các dự án khác nhau về trình độ công nghệ, mức độ đầy đủ của các thông tin có liên quan đến rủi ro. Vì vậy, ngân hàng nên xây dựng quy trình thẩm định riêng cho từng loại dự án, đặc biệt là những dự án xây dựng công nghiệp vì đây là những dự án có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng không ngừng gia tăng cả về số lượng và quy mô vay vốn. Việc xây dựng quy trình thẩm định cần thực hiện theo hướng gon nhẹ, hiệu quả, trên cơ sở những quy định chung.

Hơn nữa, để hạn chế rủi ro cho ngân hàng thì việc thường xuyên cập nhật, hoàn thiện quy trình thẩm định dự án là một công việc cần thiết đối với mỗi ngân hàng.

Hoàn thiện quy trình thẩm định dự án cần phải đi đôi với việc hoàn thiện tổ chức thực hiện dự án. Việc tổ chức thực hiện dự án hiện tại của ngân hàng còn chưa có sự chuyên môn hóa, điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định. Nhằm thực hiện tốt quá trình chuyên môn hóa hoạt động thẩm định, từ đó nâng cao chất lượng thẩm định, ngân hàng cần quan tâm hàng đầu đến vấn đề tổ chức, quản lý điều hành thẩm định. Theo đó, việc tổ chức, quản lý điều hành công tác thẩm định cần được chú trọng với quy trình thẩm định chặt chẽ theo các ngành, lĩnh vực khác nhau. Các dự án nói chung và các dự án xây dựng vay vốn tại ngân hàng nói riêng có quy mô, lĩnh vực khác nhau. Bởi vậy, việc bổ nhiệm, phân công cán bộ cần phải dựa vào khả năng, thực lực của mỗi người; đồng thời, phải có sự kết hợp chặt chẽ, cùng hợp tác giúp đỡ nhau để phát huy hơn nữa trình độ, kinh nghiệm và thế mạnh của mỗi cán bộ nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác thẩm định. Việc phân công công tác thẩm định cần phải gắn chặt với trách nhiệm của mỗi cán bộ thẩm định và kết quả của mỗi dự án mà người đó đảm nhiệm. Ngân hàng nên quy định chi tiết, cụ thể hơn về trách nhiệm cũng như quyền lợi của cán bộ đối với kết quả thẩm định. Việc đề cao cơ chế tự chịu trách nhiệm sẽ giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ thẩm định.

Bên cạnh đó, để thực hiện chuyên môn hóa trong công tác thẩm định, ngân hàng có thể kiến nghị lên ngân hàng nông nghiệp cấp trên cho phép tách bộ phận thẩm định ra

khỏi phòng tín dụng và thanh toán quốc tế và nghiệp vụ thẩm định cũng cần phải được chuyên môn hóa theo ngành, lĩnh vực kinh tế.

Một phần của tài liệu Thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng. Thực trạng và giải pháp (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w