Thẩm định khách hàng

Một phần của tài liệu Thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng. Thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 38)

II. Thực trạng công tác thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp tạ

3. Nội dung thẩm định

3.1. Thẩm định khách hàng

Thẩm định khách hàng là một trong những nội dung quan trọng cần được thực hiện trước khi ngân hàng quyết định cho vay. Thẩm định khách hàng nhằm xem xét khách hàng có đủ điều kiện để cấp tín dụng, đầu tư hay không, có đáng tin cậy để cấp tín dụng, đầu tư không, có khả năng để thực hiện các trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện các khoản tín dụng và đầu tư không.

3.1.1. Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng

Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng vay vốn là việc xem xét năng lực pháp luật và năng lực hành vi của họ.

Khách hàng xin cấp tín dụng phải có đủ năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật, phải có đủ hồ sơ chứng minh năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

Theo quy định, hồ sơ pháp lý của khách hàng gồm: - Quyết định hoặc giấy phép thành lập doanh nghiệp; - Điều lệ doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân);

- Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị (nếu có), Tổng giám đốc (giám đốc), kế toán trưởng, quyết định công nhận ban quản trị, chủ nhiệm hợp tác xã;

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; - Giấy phép hành nghề (nếu có);

- Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài);

- Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh);

3.1.2. Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng

Xem xét khả năng tài chính của khách hàng là một khâu quan trọng trong quy trình thẩm định, liên quan trực tiếp đến khả năng thu hồi vốn đầu tư sau này. Do đó, ngoài việc thẩm định khả năng trả nợ của chính dự án, cán bộ thẩm định còn phải xem xét khả năng tài chính của khách hàng ở quãng thời gian trước và vào thời điểm đề nghị vay vốn.

Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng nhằm xác định sức mạnh về tài chính, khả năng độc lập, tự chủ tài chính trong kinh doanh, khả năng thanh toán và hoàn trả nợ của khách hàng. Ngoài ra, cán bộ thẩm định còn phải xác định số vốn chủ sở hữu thực tế tham gia vào dự án đầu tư xin vay vốn.

Việc đánh giá năng lực tài chính của khách hàng dựa trên mọi nguồn thông tin liên quan đến tài chính của khách hàng. Cơ sở chính để phân tích, đánh giá là:

- Các báo cáo tài chính của khách hàng trong 2 năm gần nhất (đã được kiểm toán) và quý gần nhất (trừ khách hàng mới thành lập và hoạt động trong quá trình vay vốn).

- Đối với pháp nhân hoạt động chưa được 2 năm, yêu cầu gửi báo cáo tài chính đến thời điểm gần nhất.

- Các báo cáo tài chính dự tính cho 3 năm tới và cơ sở tính toán. - Bảng kê các loại công nợ của doanh nghiệp

- Bảng kê các khoản phải thu, phải trả lớn của doanh nghiệp

Ngoài ra, trong khi thẩm định khả năng tài chính của khách hàng, cán bộ thẩm định có thể tham khảo thêm các tài liệu từ các nguồn khác, như:

- Từ hệ thống CIC của NHNN Việt Nam,

- Từ hệ thống Thông tin phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, - Từ các nguồn thông tin tài chính và phi tài chính khác,

- Các dự án vay vốn cùng loại đã hoặc đang thực hiện.

Việc đánh giá năng lực tài chính của khách hàng được thông qua các nội dung như:

(1). Đánh giá khái quát tình hình tài chính của khách hàng thông qua xem xét: tổng nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn, nguồn vốn chủ sở hữu.

Việc đánh giá này phải đưa ra nhận xét về đảm bảo hay không đảm bảo đủ vốn pháp định, nhận xét về việc tăng, giảm vốn chủ sở hữu có hợp lý hay không. Đối chiếu sự tăng, giảm vốn chủ sở hữu với sự tăng, giảm vốn vay.

Ngoài ra, cán bộ thẩm định cũng phải xem xét tình hình công nợ, các nghĩa vụ khác của khách hàng và có nhận xét về tính hợp lý hay không hợp lý về những khoản nợ phải trả, nợ phải thu. Trong đó, đặc biệt chú ý đến các khoản phải thu khó đòi.

(2). Xem xét doanh thu bằng cách so sánh doanh thu kỳ kế hoạch so với kỳ trước, năm trước; tìm hiểu và có nhận xét về nguyên nhân tăng, giảm doanh thu; đối chiếu sự tăng giảm doanh thu với sự tăng giảm doanh số cho vay và doanh số nợ.

(3). Phân tích các hệ số tài chính:

- Hệ số thanh toán ngắn hạn

Hệ số thanh toán ngắn hạn biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa TSLĐ với các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này phản ánh mức độ đảm bảo của TSLĐ đối với nợ ngắn hạn. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán của khách hàng không tốt.

- Hệ số thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh thể hiện khả năng thanh toán về tiền mặt và các loại tài sản dễ dàng chuyển ngay thành tiền để thanh toán cho các khoản nợ đến hạn thanh toán. Hệ số này phụ thuộc vào từng ngành nghề sản xuất, kinh doanh nhưng thường biến động từ 0,5 đến 1 là có thể đảm bảo được khả năng thanh toán, dưới 0,5 sẽ có khó khăn trong thanh toán.

* Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính - Hệ số tự tài trợ

Hệ số này thể hiện khả năng tự chủ tài chính và tính ổn định dài hạn của doanh nghiệp trong kinh doanh. Đối với ngân hàng, tỷ suất này của khách hàng càng cao càng tốt, nhưng tối thiểu phải 30% mới gọi là có khả năng tự chủ tài chính.

- Hệ số nợ phải trả

Hệ số nợ phải trả cho biết sự góp vốn của chủ sở hữu so với số nợ vay. Tỷ lệ này càng nhỏ càng an toàn.

- Hệ số nợ vốn cổ phần

Phản ánh quan hệ giữa tài sản được tài trợ bằng nguồn vốn nợ bên ngoài và nguồn vốn được tài trợ bằng vốn tự có. Hệ số này càng thấp càng an toàn cho bên ngân hàng cho vay.

- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số này phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận để trả lãi của khách hàng. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng trả lãi vay của khách hàng càng an toàn.

* Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời - Hệ số sinh lời doanh thu

Hệ số sinh lời doanh thu phản ánh số lợi nhuận thu được từ một đồng doanh thu bán hàng, cho biết năng lực kinh doanh, cạnh tranh của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận. Hệ số này càng cao càng tốt.

- Hệ số sinh lời của tài sản (ROA)

Cho biết khả năng sinh lời của tổng tài sản. Hệ số này càng cao càng tốt và ngược lại.

Hệ số này cho biết mức lợi nhuận đạt được trên một đồng vốn chủ sơ hữu. Hay nói cách khác, hệ số này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này càng cao càng tốt và ít nhất phải cao hơn lãi suất vay trong kỳ. Tuy nhiên, cần lưu ý trong trường hợp khách hàng có vốn chủ sở hữu quá nhỏ thì tỷ số này có thể cao, nhưng lại tiềm ẩn rủi ro lớn.

Kết thúc bước thẩm định này, cán bộ thẩm định phải nhận xét được khả năng tài chính của khách hàng đến thời điểm vay vốn.

3.1.3. Đánh giá quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng

Khi tiến hành thẩm định khách hàng, cán bộ tín dụng đánh giá quan hệ tín dụng của khách hàng với các tổ chức tín dụng, phân tích các khoản vay, nợ của khách hàng với các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, các khoản vay tín dụng ngắn hạn, trung hạn, bảo lãnh. Việc đánh giá không chỉ dừng lại ở tình hình hiện tại mà còn cả tình hình trong quá khứ.

Việc đánh giá quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng dựa trên các thông tin như: doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ, đánh giá mức độ tín nhiệm trong quan hệ tín dụng của khách hàng.

3.1.4. Đánh giá chung về khách hàng xin cấp tín dụng

- Đánh giá về trình độ tổ chức và quản lý của khách hàng;

- Đánh giá về kinh nghiệm, năng lực quản lý, tư cách của lãnh đạo doanh nghiệp; - Uy tín của khách hàng;

- Đánh giá về tình hình phát triển và tình hình hoạt động của khách hàng.

Một phần của tài liệu Thẩm định các dự án xây dựng công nghiệp tại Ngân hàng No&PTNT Hai Bà Trưng. Thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w