Lịch sử hình thành

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch I – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 30 - 32)

Sở giao dịch I được thành lập ngày 28/3/1991 theo quyết định số 76 QĐ/TCCB của Tổng giám đốc Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Thực nghiệm thành công mô hình mới là đơn vị trực tiếp kinh doanh của Hội sở chính, thực thi có hiệu quả các nhiệm vụ chiến lược của BIDV. Từ ngày đầu thành lập, Sở giao dịch có 2 phòng và 1 tổ nghiệp vụ; chủ yếu làm nhiệm vụ cấp phát ngân sách đầu tư từ các dự án.

Giai đoạn tiếp theo 1996 – 2000: Với 167 cán bộ nhân viên, Sở giao dịch đã có 12 phòng nghiệp vụ, 1 chi nhánh khu vực, 2 phòng giao dịch và 7 quỹ tiết kiệm. Thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại, phục vụ đông đảo khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế và dân cư.

Từ 2001 – nay: Sở giao dịch đã thực hiện tách nâng cấp mở 4 chi nhánh cấp 1 trên địa bàn Hà Nội, đó là:

Chi nhánh Bắc Hà Nội năm 2002 Chi nhánh Hà Thành năm 2003 Chi nhánh Đông Đô năm 2004 Chi nhánh Quang Trung năm 2005

Cơ cấu lại Sở giao dịch theo mô hình phục vụ giao dịch một cửa thuận lợi cho khách hàng và quản lý thông tin, thanh toán trực tuyến. Đến nay Sở giao dịch đã có 17 phòng nghiệp vụ; 15 điểm giao dịch với gần 300 cán bộ nhân viên. Hệ thống máy rút tiền tự động ATM hoạt động kết nồi với các điểm giao dịch của BIDV trên phạm vi toàn quốc hợp thành mạng lưới rộng khắp phục vụ khách hàng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Mô hình tổ chức của Sở giao dịch đang được tiếp tục hoàn thiện theo hướng các ngân hàng hiện đại trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin để hình thành các kênh phân phối sản phẩm tín dụng, huy động vốn, dịch vụ…

Quá trình phát triển quy mô hoạt động của Sở giao dịch được thể hiện: tăng trưởng khách hàng, tổng tài sản. Đến nay đã có hàng vạn khách hàng mở tài khoản hoạt động, trong đó có tới 1400 khách hàng doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế: Tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh, cổ phần, trách nhiệm hữu hạn lớn… Tổng tài sản năm 1991 là 137 tỷ đồng, sau 15 năm

đến năm 2005 là 13976 tỷ đồng, đến năm 2008 là 30,125.642 t ỷ đồng.

Biểu 2.1.Biểu đồ tổng tài sản của Sở giao dịch qua các năm Nguồn: Kỷ yếu 15 năm thành lập SGD (1991 – 2006) và Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD giai đoạn 2006 - 2008

Công nghệ là nền tảng để phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng với tiện ích và chất lượng cao. Năm 1992 với hệ thống chuyển tiền điện tử trong nước và hạch toán kế toán IBS đã đánh dấu bước khởi đầu trong việc hiện đại hóa của Sở giao dịch. Trong năm 1996 – 2000, với việc trang bị 70% máy PC liên kết trên mạng cục bộ (mạng LAN) và liên kết trên mạng rộng (mạng WAN), cùng với hệ thống phần mềm kế toán IBS, thanh toán điện tử nội bộ, thanh toán quốc tế (SWIFT), thanh toán bù trừ liên ngân hàng (In terbank) và liên kết tới hệ thống thông tin CIC đã giúp cho Sở giao dịch triển khai mạnh mẽ hoạt động kinh doanh, ngày càng đáp ứng yêu cầu của khách hàng về thanh toán, tiện ích sản phẩm dịch vụ.

Từ năm 2003, Sở giao dịch là đơn vị thành viên đầu tiên đã triển khai thành công dự án hiện đại hóa ngân hàng do Word Bank tài trợ với tính năng là quản lý dữ liệu tập trung, xử lý giao dịch tức thời và hạch toán tự động.

Hệ thống quản lý chất lượng ISO 1991 – 2000: Sở giao dịch được tổ chức BVQI và QUACERT cấp chứng chỉ đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo

tiêu chuẩn ISO 1991 – 2000 cho hầu hết các sản phẩm dịch vụ. Các nghiệp vụ đã được thực hiện theo quy trình thống nhất đảm bảo tính minh bạch, công khai, rõ trách nhiệm đối với từng chủ thể tham gia, tránh phiền hà cho khách hàng và là cơ sở để xây dựng, nâng cấp chương trình phần mềm xử lý nghiệp vụ.

Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng tập thể vững mạnh là một trong những thế mạnh tạo nên thành công trong hoạt động của Sở giao dịch cũng như toàn hệ thống BIDV. Thứ nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ thành thạo kỹ năng. Từ 16 cán bộ từ ngày đầu thành lập, đến nay Sở giao dịch đã có gần 300 cán bộ độ tuổi trung bình là 27.5 được đào tạo cơ bản và thường xuyên được đào tạo nâng cao kỹ năng nghiệp vụ. Với sức trẻ và lòng nhiệt huyết, gắn bó trung thành với sự nghiệp đã tăng thêm niềm tin của khách hàng với ngân hàng. Thứ hai là bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt. Phù hợp với sự phát triển mô hình tổ chức và nhiệm vụ kinh doanh, trong 15 năm đã có 6 đồng chí Giám đốc trong đó có 3 đồng chí đã trở thành phó tổng giám đốc BIDV, 20 đồng chí phó giám đốc và hàng trăm đồng chí trưởng, phó phòng hiện đang được giữ cương vị công tác tại Sở giao dịch và các đơn vị thành viên trong hệ thống BIDV. Ngoài ra hoạt động Đảng bộ vững mạnh, hoạt động công đoàn, hoạt động đoàn Thanh niên, phong trào thể thao văn hóa cũng góp phần xây dựng một tập thể vững mạnh trong Sở giao dịch.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch I – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 30 - 32)