- Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát hệ thống ngân hàng vì mục tiêu sinh lợi của hoạt động ngân hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn cho từng NHTM cũng như toàn hệ thống. Các quy định của NHNN ban hành ra phải được các ngân hàng thực hiện một cách thống nhất, không phân biệt NHTM cổ phần và NHTM nhà nước, NHTM trong nước và NHTM có vốn nước ngoài hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam. NHNN cũng kiểm tra, theo dõi thường xuyên họat động của các NHTM, nhất là hoạt động tín dụng, phát hiện các dấu hiệu phát sinh các khoản nợ xấu cho NHTM, đề ra các biện pháp xử lý nợ xấu dứt điểm làm trong sạch tình hình tài chính của NHTM. Thông qua đó, nâng cao tính minh bạch, công khai, tăng cường lòng tin của khách hàng với ngân hàng.
- Sửa đổi hệ thống tài khoản kế toán, hướng dẫn hạch toán kế toán theo sát với thông lệ quốc tế, phản ánh đúng kết quả hoạt động thực tế của ngân hàng và khách hàng.
- Đẩy mạnh cải cách khu vực ngân hàng, mạch máu lưu chuyển vốn của nền kinh tế, góp phần vận hành có hiệu quả nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh Việt Nam hội nhập càng sâu và rộng với hệ thống ngân hàng thế giới nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. Đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa các NHTM trên cơ sở công nghệ hiện đại, trình độ quản lý, kinh nghiệm làm việc tiên tiến đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng trong nước và mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh ra nước ngoài. Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các NHTM nhà nước để tăng cường năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh, kỹ năng quản trị phù hợp với thực tế một nền kinh tế năng động, tăng trưởng liên tục, bền vững.
- NHNN cần có cơ chế hỗ trợ nguồn vốn để các NHTM tăng cường, mở rộng và phát triển hoạt động của mình, đáp ứng nhu cầu ngày càng to lớn của nền kinh tế.
Đặc biệt là nâng cao khả năng trích lập dự phòng rủi ro, chủ động đối phó với các khoản nợ xấu, nhất là các khoản nợ không lường trước được và không có khả năng thu hồi. Nguồn vốn hỗ trợ phải đúng thời điểm, đặc biệt là trong bối cảnh hệ thống ngân hàng gặp khó khăn, nền kinh tế suy thoái, để tăng tính thanh khoản của hệ thống, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội, đưa đất nước qua cơn thách thức như hiện nay.
KẾT LUẬN
Quản lý nợ xấu trong hoạt động ngân hàng nhằm làm tăng chất lượng các khoản vay, các dự án vay, giảm chi phí hoạt động, tăng thu nhập, tăng tính thanh khoản, nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng trong điều kiện ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung hội nhập ngày càng sâu với nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu chưa có điểm dừng, thì quản lý nợ xấu trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, trở thành vấn đề quan trọng, xuyên suốt trong cương lĩnh hoạt động quản lý ngân hàng nói chung và SGD nói riêng. Trong thời gian vừa qua, Chính phủ mà trực tiếp là NHNN đã có những chủ trương, đường lối đúng đắn, phù hợp với diễn biến của nền kinh tế Việt Nam và nền kinh tế thế giới, góp phần làm hạn chế, giảm thiểu nợ xấu trong toàn ngành, đảm bảo tính thanh khoản của ngành và từng bước vực dậy nền kinh tế đang gặp phải rất nhiều khó khăn, thử thách trước mắt.
Đề tài: “Tăng cường quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch I – Ngân hàng đầu
tư và phát triển Việt Nam” về cơ bản đã hoàn thành được các nhiệm vụ sau:
- Khái quát những vấn đề cơ bản về quản lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại
- Tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng quản lý nợ xấu tại Sở giao dịch I – BIDV. Những thành tựu mà SGD đạt được, những hạn chế và nguyên nhân. Từ đó, đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý nợ xấu.
- Đề tài cũng đã đưa ra những kiến nghị với Chính phủ, NHNN về giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro nợ xấu phát sinh.
Mặc dù đã hết sức cố gắng trong việc nghiên cứu, thu thập tài liệu nhưng do thời gian và trình độ có hạn, đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những góp ý của thầy cô giáo để bài viết hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS Lưu Thị Hương; PGS. TS Vũ Duy Hào- Giáo trình Tài chính doanh nghiệp- Đại học Kinh tế quốc dân.
2. Peter S Rose- Quản trị Ngân hàng Thương mại- NXB Tài chính- Đại học kinh tế quốc dân.
3. Giáo trình Tín dụng Ngân hàng- Tập thể biên soạn- Học viện Ngân hàng.
4. PGS. TS. Phan Thị Thu Hà - Giáo trình Ngân hàng Thương mại- Đại học kinh tế quốc dân.
5. Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam
6. Frederic S. Mishkin, 2001, Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và kĩ thuật.
7. Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD giai đoạn 2006 - 2008 8. Kỷ yếu 15 năm thành lập SGD (1991 – 2006)
9. Báo cáo một số chỉ tiêu tín dụng của Sở giao dịch năm 2007 - 2008 10. Các trang thông tin:
Website www.vcb.com