II/ Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn:
b. Xem xét khả năng trả nợ của doanh nghiệp
Khả năng sinh lời là yếu tố chính đo độ bền kinh tế và tài chính của DN, là điều kiện cho sự phát triển trong tương lai của DN. Không có sinh lời hoặc khả năng sinh lời thấp DN không thể tồn tại và phát triển, đồng thời khả năng sinh lời là một trong các nguồn trả nợ chính cho các khoản vay dài hạn. Vì vậy ngân hàng luôn quan tâm đến chỉ tiêu này.
Khả năng sinh lời của DN được đánh giá qua nhiều chỉ tiêu. Có thể xem 3 chỉ tiêu chính sau:
* Tỷ suất lợi nhuận Lợi tức sau thuế doanh thu Doanh thu thuần
* Tỷ suất lợi nhuận Lợi tức sau thuế + Lãi phải trả về tiền vay tổng tài sản Tổng tài sản
* Tỷ lệ sinh lời của Lợi tức sau thuế + Trả lãi tiền vay nguồn vốn dài hạn Tổng tài sản
Nếu như tỷ suất lợi nhuận doanh thu đo lường hiệu quả hoạt động chung của doanh nghiệp thì tỷ suát lợi nhuận tổng tài sản đo lường thành tựu của doanh nghiệp trong sử dụng tài sản để sáng tạo ra thu nhập một cách độc lập với những hoạt động tài trợ cho những tài sản đó, còn tỷ lệ sinh lời của vốn thường xuyên cho thấy khả năng sinh lời của vốn sử dụng lâu dài trong doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao thì rủi ro mất khả năng chi trả càng thấp.
Để đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp còn có thể được xem xétt qua các tỷ số sau:
* Khả năng hoàn trả Vay dài hạn nợ vay Khả năng tự tài trợ
Vì nguồn vốn trả nợ dài hạn là khả năng tự tài trợ (Lợi nhuận + khấu hao). Tỷ số này nêu lên thời hạn lý thuyết tối thiểu cần thiết để hoàn trả toàn bộ vốn vay. Tỷ số này càng nhỏ càng tốt.
* Khả năng Lợi tức trước thuế + Lãi phải trả về nợ dài hạn thanh toán lãi Lãi phải trả về nợ dài hạn
Tỷ số này thường được tính để đánh giá độ an toàn của việc hoàn trả nợ. Số tiền thu được trước khi trả lãi lợi tức và các khoản tiền lãi cố định là số tiền để sẵn sàng để thanh toán tiền lãi cho các khoản nợ vay dài hạn. Thông thường khả năng thanh toán lãi
được xem là an toàn, hợp lý nếu doanh nghiệp tạo ra khoản thu nhập gấp hơn hai lần khoản lãi cố định phải trả hàng năm.
Trên đây là một số chỉ tiêu tính toán nhưng cũng như khi ta thẩm định tài chính doanh nghiệp, điều quan trọng là tính chính xác của số liệu. Cái khó ở đây là cơ sở của số liệu lấy từ Báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhưng báo cáo chỉ phản ánh các sự kiện tài chính trong quá khứ trong khi ta lại quan tâm nhiều hơn đến tình hình tài chính tương lai của doanh nghiệp. Đó là chưa nói đến một số doanh nghiệp còn vì lợi ích riêng của mình mà đưa những thông tin sai vào báo cáo. Do vậy để thực hiện tốt giải pháp này đòi hỏi trình độ của cán bộ tín dụng phải được nâng cao rất nhiều.