Định hướng phát triển ngành thuỷ sản của Việt Nam đến 2010

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển ngành Thuỷ Sản Việt Nam (Trang 40)

I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

2. Định hướng phát triển ngành thuỷ sản của Việt Nam đến 2010

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010 nêu rõ:”phát huy cao độ các nguồn lực để phát triển nhanh và có hiệu quả các sản phẩm, các ngành, các lĩnh vực mà ta có lợi thế, đáp ứng cơ bản nhu cầu thiết yếu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu”. Cụ thể hoá hơn một bước, định hướng chiến lược xuất khẩu 10 năm tới là: “Nhà nước có chính sách khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, có cơ chế bảo hiểm hàng xuất khẩu, đặt biệt là nông sản, đầu tư cho hoạt động hỗ trợ xuất khẩu.Phát triển mạnh những sản phẩm hàng hoá dịch vụ cao khả năng cạnh tranh, giảm mạnh xuất khẩu những sản phẩm thô sơ và sơ chế, tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm chế biến, tăng nhanh tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm, nâng dần tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Phát triển du lịch quốc tế xuất khẩu lao động và các dịch vụ ngoại tệ khác. Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tiến tới cân bằng xuất nhập. Khuyến khích sử dụng thiết bị, hàng hoá sử dụng trong nước. Thực hiện chính sách bảo hộ có lựa chọn, có thời hạn”. Về thị trường xuất khẩu, chiến lược yêu cầu “ chủ động và tích cực thâm nhập thị trường quốc tế, chú trọng thị trường các trung tâm kinh tế thế giới, mở rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội mở thị trường mới. Từng bước hiện đại hoá phương thức kinh doanh phù hợp với xu thế mới của thương mại thế giới”.

Các mục tiêu phát triển xuất khẩu của Việt Nam tới 2010 được đặt ra là: + Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, đặt biệt là xuất khẩu hàng hoá, đưa tỉ trọng xuất khẩu so với GDP lên 65,9 %;

+ Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tiếp tục gia tăng tỷ trọng của sản phẩm chế biến, chế tạo; chú trọng phát triển các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Đến năm 2010, tỷ trọng của nhóm nguyên liệu và nông lâm hải sản sẽ giảm xuống còn 19-25% so với trên 40% hiện nay; các mặt hàng chế biến, chế tạo sẽ tăng từ 30% lên khoảng 40-45%; các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, chủ yếu là hàng điện tử - tin học chiếm khoảng 12-14% kim ngạch xuất khẩu;

+ Mở rộng và đa dạng hoá thị trường, đặc biệt chú trọng các thị trưòng nhập khẩu lớn (Mỹ, Nhật, EU, ASEAN, NIC) và tìm kiếm các thị trường mới ở Mỹ latinh, Châu Phi.

Để thực hiện các mục tiêu xuất khẩu, Đảng và nhà nước chủ trương tập trung phát triển những ngành có lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh nhằm nâng cao năng lực của hàng hoá xuất khẩu, tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Trong đó phát triển nông nghiệp, nông thôn mở rộng thị trường tiêu thụ nông phẩm, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thêm thu nhập cho các tầng lớp nhân dân ở khu vực này được xem là xuất phát điểm quan trọng của chiến lược. Đồng thời, để có thể phá triển kinh tế nhanh, Nhà nước chủ trương tăng cường đầu tư vào những ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao, tạo bước đi ban đầu vững chắc trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế tri thức.

Việc xem xét chiến lược phát triển kinh tế tổng thể của Việt Nam thời kì 2001- 2010 cho thấy, trong giai đoạn trung và dài hạn, ngành thuỷ sản là một trong những ngành đáp ứng được yêu cầu lựa chọn của các chiến lược phát triển. Rõ ràng, xét về điều kiện phát triển, ngành thuỷ sản đang có những tiềm năng và lợi thế lớn về lao động và lợi thế tài nguyên. Thuỷ sản cũng vẫn là một trong những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam trong những năm tới không chỉ dựa trên lợi thế so sánh, dựa trên xu hướng phát triển thương mại hàng thuỷ sản thế giới, mà điều quan trọng hơn thuỷ sản là một trong những ngành có điều kiện thuận lợi để thực hiện CNH, HĐH theo hướng xuất khẩu của nền kinh tế .

Phù hợp với chiến lược chung của nền kinh té, ngành thuỷ sản nước ta đã xác định mục tiêu chiến lược phát triển sản xuất thuỷ sản đến năm 2010 là huy động tổng hợp mọi tiềm năng để có thể phát triển ngành thuỷ sản, nhằm đóng góp có hiệu quả vào nền kinh tế quốc dân và nâng cao các điều kiện kinh tế - xã hội của ngư dân. Trong đó, các mục tiêu cụ thể là:

+ Duy trì tỉ lệ đóng góp của ngành thuỷ sản trong GDP khoảng 2,85%;

+ Tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và mức sống của các cộng đồng dân cư sống dựa vào nghề cá. Đến năm 2005 số lao động trong nghề cá khoảng 3,9 triệu người và năm 2010 là 4,4 triệu người. Trong đó lao động nuôi trồng thuỷ sản

và lao động chế biến, dịch vụ thuỷ sản sẽ tăng gấp 2 lần. Đa dạng hoá ngành nghề trong nghề cá sễ tạo điều kiện tốt nhất cho ngư dân tạo ra việc làm và tăng thêm thu nhập;

+ Tăng mức cung cấp sản phẩm thuỷ sản cho thị trường trong nước và tạo điều kiện thuận lợi để người dân có thể mua được các sản phẩm này, qua đó góp phần nâng caomức dinh dưỡng cho dân cư. Muc tiêu đảm bảo nhu cầu thuỷ sản cho nhân dân ở mức 25kg/người/năm vào năm 2010;

+ Đảm bảo toàn bộ các hoạt động của ngành thuỷ sản mang tính bền vững trên cơ sở xây dựng và áp dụng các chính sách, chiến lược bảo vệ môi trường và các phương pháp mới cho quản lý và khai thác nghề cá;

+ Tăng cường xuất khẩu các sản phẩm thuỷ sản và thu ngoại tệ. Gía trị xuất khẩu thuỷ sản sẽ đạt 3,5-4,5 tỉ USD vào năm 2010;

+ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành thuỷ sản và các ngành dịch vụ thuỷ sản để nâng cao hiệu quả kinh tế nhằm duy trì và phát huy những lợi thế so sánh của ngành thuỷ sản.

2.1. Dự báo một số chỉ tiêu phát triển thuỷ sản Việt Nam đến 2010

2.1.1 Dự báo về sản xuất và tiêu thụ thuỷ sản trong nước

• Dự báo lượng thuỷ sản

Trên cơ sở phân tích thực trạng sản xuất thuỷ sản ở nước tahiện nay, cs thể nêu một số xu hướng phát triển sản lượng thuỷ sản đến năm 2010, như sau:

- Cơ cấu sản lượng thuỷ sản sẽ tiếp tục thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng. Bởi vì, hiện nay còn khoảng 38% diện tích nuôi trồng thuỷ sản chưa được sử dụng và khả năng tăng năng suất nuôi trồng còn tiếp tục diễn ra. Dự báo đến năm 2010 sản lượng nuôi trồng sẽ vượt sản lượng khai thác đạt 51,25% sản lượng chung.

Bảng 16: Dự báo sản lượng thuỷ sản Việt Nam thời kỳ 2005-2010 (Đơn vị: 1000 tấn) Năm 2003 2005 2010 Tổng số 2.854,8 3.300 4.000 Cá 1.976,2 2.350 2.700 Tôm 340,5 460 610 Thuỷ sản khác 538,2 490 690 1. Sản lượng nuôi trồng 998,3 1.350 2.050 Cá 559,8 800 1.150 Tôm 237,7 350 500 2. Sản lượng khai thác 1856,5 1.950 1.950 Cá 1.416,4 1.550 1.550 Tôm 102,8 110 110 2.1. Khai thác biển 1.647,5 1.810 1.830

2.2. Khai thác nội địa 209,0 190 170

Nguồn: Bộ thuỷ sản

- Tỷ trọng sản lượng thuỷ sản khai thác tiếp tục giảm. Từ 2005 đến 2010 sản lượng khai thác không tăng thêm chủ yếu do sản lượng đánh bắt gần bờ và khai thác nội địa giảm dần, trong khi đó khả năng tăng sản lượng thuỷ sản khai thác xa bờ không nhiều.

- Cơ cấu sản lượng theo sản phẩm chính cũng có sự thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng của sản phẩm tôm, nhưng không nhiều, chiếm khoảng 15.0% vào năm 2010. Đồng thời, tỷ trọng sản lượng cá và các loại thuỷ sản khác sẽ giảm chút ít.

• Dự báo về tiêu thụ thuỷ sản trong nước

Thu nhập bình quân đầu người và sản lượng thuỷ sản tăng trong thời kỳ 2005- 2010 tạo điều kiện cho mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người tăng lên. Tuy vậy, mức tăng sẽ chậm hơn thời kỳ trước do nhu cầu đã được tăng cường đáp ứng trong các năm trước và tập quán tiêu dùng chưa thể có sự biến động nhanh.

Dự báo: mức tiêu thụ thuỷ sản quy ra sản phẩm tươi sống bình quân đầu người đạt 26 g trong năm 2010; mức tiêu thụ thuỷ sản quy ra sản phẩm tươi sống của dân cư cả nước là 2,18 triệu tấn trong năm 2010.

2.1.2. Dự báo triển vọng phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản ở Việt Nam

Hiện nay, số nhà máy chế biến thuỷ sản cần xây dựng thêm trong “chương trình xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2010” được thực hiện xong trong năm 2004. Phần lớn các cơ sở chế bíên công nghiệp đã đạt tiêu chuẩn ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm và ngành thuỷ sản đang phấn đấu đến năm 2010 toàn bộ các cơ sở chế biến công nghiệp đạt được tiêu chuẩn này.

Dự báo, đến năm 2010 do sự dư thừa công suất chế biến của các cơ sở công nghiệp chế biến thuỷ sản cả nứơc, nên số nhà máy chế biến thuỷ sản xây dựng thêm sẽ rất hạn chế. Các nhà máy hiện có sẽ nâng cấp và mở rộng công suất thay thế một bộ phận lớn các cơ sở chế biến nhỏ không phải là cơ sở công nghiệp có thiết bị và công nghệ lạc hậu. Đến năm 2010 công suất chế biến của các cơ sỏ công nghiệp chế biến sẽ tăng thêm khoảng 45% so với hiện nay và đạt công suất cấp đông 2.600 tấn/ngày.

2.2.3. Dự báo về xuất- nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam

Trong thời kỳ 2005-2010 tăng trưởng xuất khẩu sẽ chậm lại so với 10 nămm trước. Tốc độ tăng giá trị kim ngạch sẽ nhanh hơn tốc độ tăng khối lượng xuất khẩu do tỷ trọng hàng giá trị gia tăng trong ngành xuất khẩu, sẽ tăng 48% vào năm 2010, do giá cả thuỷ sản thế giới sẽ tăng lên và các sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng và đánh bắt trong nước phù hợp hơn với nhu cầu thế giới. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu tôm vẫn là lớn nhất, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cá lớn thứ 2 và có xu hướng

nhích dần lên. Các nước và khu vực xuất khẩu chính vẫn là Nhật, Mỹ, Châu âu, các nước NICS và Trung Quốc.

• Dự báo một số chỉ tiêu xuất khẩu thuỷ sản như sau:

+ Dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đạt tốc độ tăng trưởng bình quân, trong đó giai đoạn 2005-2010 là 13-20% /năm.

+ Trong cơ câú mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm tỷ trọng xuất khẩu hàng thô (ướp đông, đông lạnh, hàng khô…) xuống còn 46%, tăng lượng hàng có chất lượng cao, có giá trị gia tăng lên 22%; tăng sản lượng đồ hộp lên 8- 11% so với của năm 2000 và hàng tươi sống cao cấp lên 24%. Sự thay đổi cơ cấu như trên là tương đối phù hợp với cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản của thế giới.

Dự báo xuất khẩu thuỷ sản cụ thể cho từng chủng loại sản phẩm như sau:

Giá trị xuất khẩu mặt hàng tôm đông lạnh là 1-1,2 tỷ USD vào năm 2010. Nâng cao tỷ lệ tôm nguyên đầu, tôm vỏ, tôm cỡ lớn trong cơ cấu hàng tôm đông lạnh hiện nay từ 10-15% lên 50%;

Dự báo xuất khẩu các sản phẩm tươi sống đạt khoảng 0,8-1 tỷ USD vào năm 2010. Các sản phẩm chủ yếu là các loài có giá trị cao như cá song, cá cam, cá hồng, cá vược, cá bông tương, cá sấu, cá cảnh, tôm hùm, tôm càng xanh, ba ba, cá ngừ… Đối với sản phẩm thuỷ sản có giá trị gia tăng, xuất khẩu đạt 200-300 triệu USD, dự báo 500-700 triệu USD vào năm 2010. Cùng với việc hiện đại hoá công nghệ chế biến, hình thành hệ thống xí nghiệp có công nghệ kỹ thuật cao, các sản phẩm này chủ yếu bao gồm: các dạng sản phẩm làm sẵn như hả cảo, bắp cải quấn tôm, cua, nem cua, nem tôm, chạo tôm, bánh nhân tôm cua cá, tôm lăn bột, cá phi lê lăn bột, cá thỏi lăn bột…; các loại thuỷ sản ăn liền như thuỷ sản tẩm gia vị, tôm xiên, tôm luộc đóng gói nhỏ…

Dự báo xuất khẩu đồ hộp đạt giá trị từ 300-500 triệu USD vào năm 2010.

+ Dự báo về thị trường xuất khẩu: quan điểm dự báo là giữ vững các thị trường truyền thống, tăng nhanh tỷ trọng thị trường các châu Âu, Bắc Mỹ và các thị trường thu nhập cao khác, tạo thế cân bằng thị trường truyền thống, coi trọng xuất

khẩu tại chỗ và thị trường trong nước, từng bước vươn ra làm chủ một số thị trường thế giới về một số mặt hàng chủ đạo.

Bảng 17: Dự báo xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam

(Đơn vị: Triệu USD)

Năm 2003 2005 2010 Nhật Bản 650,9 880 1.100 Mỹ 777,6 720 1.150 Trung Quốc 67,7 70 360 Hàn Quốc+ Hồng Kông+ Đài Loan 340,4 350 400 Châu Âu 116,7 190 480 ASEAN 74,9 90 180 Các nước khác 171,4 200 330 Tổng số 2.199,6 2.500 4.000 Nguồn: Bộ thuỷ sản

Hiện nay, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai (sau Nhật Bản) do ảnh hưởng của các vụ kiện tại Mỹ, nhưng đến năm 2010 Mỹ trở lại thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Xuất khẩu vào thị trường châu Âu cũng sẽ tăng trưởng nhanh do sự chấp nhận tương đối cao của thị trường này đối với chất lượng, an toàn vệ sinh thuỷ sản của Việt Nam và nhu cầu nhập khẩu của thị trường này tăng lên.

Xuất khẩu vào Trung Quốc tăng trưởng mạnh vào năm 2007 đến năm 2010 do dịch SARS tại châu Á được khống chế tốt và Việt Nam sẽ có khả năng thích ứng nhanh được với cơ chế nhập khẩu thuỷ sản của Trung Quốc.

Xuất khẩu vào ASEAN phát triển khá nhanh do sự tiến triển của quá trình hội nhập khu vực.

Xuất khẩu vào Hàn Quốc, Hồng Kông và Đài Loan tăng chậm do các thị trường này nhập nhiều mực, bạch tuộc mà việc tăng sản xuất các mặt hàng này ở Việt Nam không có nhiều triển vọng.

• Dự báo về nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam

Nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong giai đoạn 2008-2010 sẽ tiếp tục tăng do ảnh hưởng của các yếu tố, như:

o Một là, nhu cầu tiêu dùng của dân cư trong nước sẽ ngày càng tăng cả về số lượng và chủng loại sản phẩm

o Hai là, nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản của các cơ sở chế biến cũng có xu hướng tăng lên.

o Ba là, sự gia tăng của nhu cầu thuỷ sản cho tiêu dùng và chế biến, cùng với xu thế hội nhập quốc tế trong những năm sắp tới, nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn giai đoạn trước.

Dự báo, nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam sẽ tăng với tốc độ bình quân 8-10% mỗi năm trong giai đoạn 2008-2010, tăng 15% vào năm 2020. Nguồn thuỷ sản nhập khẩu chủ yếu từ các nước châu Á, trong đó nhập khẩu từ khu vực ASEAN sẽ có mức tăng cao nhất.

Bảng 18: Dự báo nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam đến năm 2010

Đơn vị: Triệu USD

Năm 2003 2005 2010 Ấn Độ 27 31 46 Trung Quốc 19 22 34 Hồng Kông 9 11 16 Nhật Bản 11 13 18 Mỹ 5 6 9 ASEAN 18 26 45 Đài Loan 6 7 10 Các nước khác 8 9 12 Tổng số 103 125 190 Nguồn: Bộ thuỷ sản • Tầm nhìn 2020

Quá trình hội nhập đang đặt ra cho ngành thuỷ sản nhiều khó khăn như: tính cạnh tranh ngày càng gay gắt; các hàng rào thương mại phi thuế quan như các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng khắt khe; các vụ kiện chống phá giá xảy ra ngày càng thường xuyên…trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam lại chưa chủ động nắm bắt luật lệ, quy định về thương mại quốc tế nên thường lúng túng và bị thua thiệt khi xảy ra tranh chấp.

Bộ Thuỷ sản đang xây dựng “Chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2010 và tầm nhìn 2020”. Theo chương trình này, một số giải pháp cơ bản sẽ được

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển ngành Thuỷ Sản Việt Nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w