Tình hình đầu tư nước ngoài

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển ngành Thuỷ Sản Việt Nam (Trang 28 - 31)

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN THỜ

3. Tình hình đầu tư nước ngoài

3.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Ngành thuỷ sản Việt Nam cho tới nay vẫn chưa thu hút được mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài do nhiều nguyên nhân nhưng có lẽ nguyên nhân cơ bản là ngành thuỷ sản Việt Nam về cơ bản vẫn là nghề cá nhân dân, mức độ chuyên môn hoá chưa cao, việc khai thác cung cấp nguyên liệu được tiến hành với quy mô nhỏ do thiếu vốn và khoa học công nghệ. Gần đây phát triển nuôi trồng thuỷ sản, việc cung cấp nguyên liệu trở lên phong phú, đa dạng và ổn định hơn, tuy nhiên vẫn chưa đủ sức

thu hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Để thu hút hơn nữa nguồn vốn nước ngoài chúng ta cần đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy cơ sở hậu cần nghề cá và xây dựng các chương trình cụ thể. Kết quả thống kê tại Bộ Thuỷ sản từ khi có Luật đầu tư nước ngoài, ngành thuỷ sản có 85 dự án đầu tư theo hình thức FDI với tổng số vốn đầu tư ghi trong giấy phép là 337.356.013 USD, song do nhiều lý do một số dự án sau khi hoàn tất thủ tục không triển khai được hoặc trong quá trình triển khai do vi phạm các quy định của Nhà nước ta bị rút giấy phép đầu tư.

Hiện nay, trong số 85 dự án nêu trên, số dự án còn phép hoạt động chỉ còn 42 dự an, chiếm 49,4% trong tổng số dự án được cấp phép với tổng vốn đầu tư của các dự án này 144.236.561 USD. Tổng hợp vốn đầu tư của các dự án được phép hoạt động trong bảng sau:

Bảng 14: Tổng số đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Thuỷ sản:

Đơn vị: USD

Lĩnh vực đầu tư Số dự án (DA) Vốn đầu tư (USD) Tỷ lệ % so với tổng số vốn Tổng số: 42 144.136.561 100 Nuôi trồng thuỷ sản 24 68.083.531 47,23 Chế biến thuỷ sán 15 52.028.630 36,10 Dịch vụ hậu cần 3 24.024.400 16,67 Nguồn: Tổng cục thống kê

Qua bảng trên ta thấy lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản vẫn chiếm lượng vốn đầu tư lớn nhất, lĩnh vực khai thác hải sản không được đầu tư, điều nay chứng tỏ khai thác hải sản chưa có độ tin cậy, lượng tàu thuyền hiện đại chưa nhiều, hiệu quả đánh bắt kém, phụ thuộc vào thời tiết, trong khi đó nuôi trồng thuỷ sản đã phát triển mạnh đáp ứng các nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu, có hiệu quả đầu tư cao nên các nhà đầu tư nước ngoài ưa thích hơn.

Trong năm 2007, có 2 dự án đầu tư vào ngành thuỷ sản với tổng vốn đăng ký là 10,3 triệu USD, trong đó vốn cấp mới là 6,7 USD, vốn tăng thêm là 3,6 triệu USD (Tổng cục thống kê).

3.2. Đầu tư ODA vào phát triển thuỷ sản

Bao gồm vốn vay ưu đãi của nước ngoài và vốn viện trợ không hoàn lại. Đầu tư ODA vào thuỷ sản chủ yếu cho xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá và các hoạt động liên quan đến phát triển kinh tế xã hội nghề cá. Tuy nhiên lượng vốn đầu tư chưa nhiều và do lĩnh vực đầu tư có đặc điểm riêng mà hiệu quả đầu tư rất khó đánh giá hoặc rất chậm.

Bảng 15: Tổng hợp đầu tư ODA theo lĩnh vực vào ngành Thuỷ sản.

STT Lĩnh vực hợp tác Số dự án Vốn đầu tư ký theo dự án (Tr. USD) Tổng số Đối ứng

trong nước

Nước ngoài

Tổng số 42 171,146 15,158 155,988

I. Vay nước ngoài 2 78,55 14,4 64,15

1. Nuôi trồng thuỷ sản 1 6,8 6,8

2. Xây dựng hạ tầng 1 71,75 14,4 57,35

II. Viện trợ không hoàn lại

40 92,596 0,758 91,838

1. Nuôi trồng thủy sản 16 7,628 0,021 7,607

2. Điều tra nguồn lợi 4 6,568 0,38 6,188

3. Chề biến thuỷ sản 3 2,872 2,872

4. Xây dựng hạ tầng 3 30,55 30,55

5. Quản lý 8 2,689 2,689

7. Môi trường 1 0,497 0,497 8. Hỗ trợ phát triển

ngành

1 40,857 0,357 40,5

Ghi chú: Vốn đối ứng của Việt Nam quy ra đồng USD

Nguồn: Vụ tổng hợp kinh tế quốc dân

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển ngành Thuỷ Sản Việt Nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w