Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Sở giao dịch I Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (Trang 64 - 66)

Trong những năm vừa qua công tác thẩm định ở Sở giao dịch I thuộc hệ thống NHCT Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định. Rất nhiều các dự án sau khi trải qua quá trình thẩm định đã và đang đi vào hoạt động rất thành công. Điều này không chỉ đem lại lợi ích cho chính ngân hàng khi mà mục đích cao nhất là thu hồi nợ gốc và lãi vay mà nó còn đem lại lợi ích cho chính các chủ đầu tư, giúp họ có đủ nguồn vốn để tiến hành đầu tư và tạo ra lợi nhuận và qua đó đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế.

Kết quả kinh doanh tăng dần theo từng năm tỷ trọng nợ đủ tiêu chuẩn ngày càng cao trong khi tỷ trọng nợ xấu ngày càng thấp đang chứng tỏ thực trạng công tác thẩm định có chất lượng và đạt hiệu quả tại Sở giao dịch I.

Về hoạt động kinh doanh, trong những năm qua SGD-I luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch của NHCT-VN giao, nộp đủ ngân sách nhà nước, có lợi nhuận đứng đầu trong các chi nhánh trong hệ thống. SGD-I cũng đã chú trọng khơi tăng nguồn vốn. Tổng nguồn vốn huy động năm 2008 là 17.864 tỷ còn dư nợ tín dụng là 2956 tỷ ( tăng bình quân 5% mỗi năm). Tổng doanh số cho vay ( đạt 7270 tỷ năm 2008) và tổng doanh số thu nợ ( đạt 6962 tỷ năm 2008 ) cũng tăng dần qua các năm. Điều này chứng tỏ hiệu quả của hoạt động tín dụng và thẩm định dự án của Sở giao dịch I ngày càng được nâng cao.

Đối với chất lượng tín dụng Sở giao dịch I luôn là chi nhánh có tỷ lệ dự nợ quá hạn ở mức thấp so với hệ thống các chi nhánh của NHCT Việt Nam. Nếu

như tỷ lệ dư nợ quá hạn trong năm 2005 và 2006 tương ứng là 7.2 tỷ và 1.5 tỷ thì đến các năm 2007 và 2008 gần như tỷ lệ này là không đáng kể. Sở dĩ có được kết quả trên là do đối tượng khách hàng chủ yếu tại Sở giao dịch I là những doanh nghiệp lớn, những tập đoàn và những tổng công ty nên hoạt động kinh doanh của họ thường rất tốt, luôn đảm bảo hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn quy định. Có thể nói tỷ lệ nợ xấu ở Sở giao dịch I đang ngày càng giảm dần do hiệu quả của công tác thẩm định cũng như kiểm soát rủi ro tín dụng. Để thực hiện tốt công tác thẩm định như vậy là sự kết hợp của rất nhiều yếu tố về quy trình, phương pháp, nội dung, nguồn thông tin và cả chính các cán bộ thẩm định.

1.3.1.1. Quy trình thẩm định ngày càng được hoàn thiện.

Kể từ ngày 18/12/2006 các dự án cho vay đối với các tổ chức kinh tế thuộc hệ thống NHCT Việt Nam đều được tuân theo một quy trình thẩm định nghiêm ngặt, chặt chẽ ( mã số QT.05.01). Nhìn vào quy trình thẩm định ta có thể thấy đa phần các dự án lớn ( đối tượng dự án chủ yếu của Sở giao dịch I ) đều được thông qua hai phòng ban là phòng khách hàng và phòng quản lý rủi ro để tiến hành thẩm định nên kết quả thẩm định thường tương đối tốt do có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban và do phải tuân theo một quy quy trình logic và chặt chẽ. Quy trình mà hệ thống NHCT Việt Nam cũng như tại Sở giao dịch I đang áp dụng cũng là một quy trình thẩm định được rất nhiều các ngân hàng khác áp dụng. Bởi nó đáp ứng được các yêu cầu về tính logic, sự xuyên suốt thông tin giữa các phòng ban.

1.3.1.2. Các phương pháp thẩm định được áp dụng một cách linh hoạt trong quá trình thẩm định dự án.

Nếu như trên lý thuyết có tất cả 5 phương pháp thẩm định thì Sở giao dịch I đã căn cứ vào nhu cầu thực tế và thường xuyên vận dụng ba phương pháp: so sánh đối chiếu, phân tích độ nhạy, phân tích rủi ro một cách linh hoạt

và mỗi phương pháp áp dụng vào các nội dung khác nhau. Việc sử dụng linh hoạt các phương pháp này trong quá trình thẩm đinh tài chính dự án đã đem lại sự chính xác cao không những chỉ ở những đánh giá định tính mà còn cả các đánh giá mang tính chất định lượng. Ngoài ra các phương pháp còn được áp dụng ngày một hiệu quả hơn, với phương pháp so sánh đối chiếu sự hiệu quả là do các nguồn so sánh ngày càng đa dạng, với phương pháp phân tích độ nhạy thì các yếu tố liên quan cũng ngày được mở rộng còn với phân tích rủi ro các loại rủi ro cũng được nhìn nhận dưới nhiều góc độ hơn, bao quát hơn.Với sự hiệu quả do các phương pháp đem lại nên các phương pháp này sẽ vẫn là những phương pháp chủ đạo mà Sở giao dịch I sẽ vận dụng trong tương lai tới đây khi tiến hành thẩm định tài chính dự án đầu tư.

1.3.1.3. Nội dung thẩm định ngày một bao quát hơn, hoàn thiện hơn

Ở Sở giao dịch I mỗi dự án đầu tư khi thẩm định khía cạnh tài chính đều bao gồm 6 nội dung về tình hình tài chính, tổng vốn đầu tư, doanh thu chi phí, dòng tiền hàng năm, các chỉ tiêu hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Qua các nội dung này các cán bộ thẩm định có thể thẩm định được bao quát về tính khả thi dưới phương diện tài chính của dự án. Nếu như trước đây đối với một số dự án các nội dung được phân tích khá sơ sài ( đặc biệt là các dự án vừa và nhỏ ) thì trong những năm trở lại đây vấn đề này đã không còn tồn tại. Trong các tờ trình thẩm định luôn có thể thấy đề cập đến cả 6 nội dung với những phân tích kỹ lưỡng, qua đó đảm bảo chất lượng cho công tác thẩm định tài chính dự án và các quyết định cho vay của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn tại Sở giao dịch I Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w