Monitor
out aux Outaux auxbus auxmaster
- Băng tần cơ sở 70 MHz. - Nguồn cung cấp 20 – 60 Vdc
105 – 260 Vac (50-60 Hz). - Công suất tiêu thụ 108W.
- Môi trường -30 - +550C.
- Độ ẩm 95%.
III.2. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP
Đặc điểm của truyền hình trực tiếp là:
- Có tính thời sự nhanh nhất, khán giả được trực tiếp theo dõi các sự kiện trên màn ảnh đồng thời cùng lúc với thực tế xảy ra sự kiện
-Tạo điều kiện cho khán giả tiếp cận với sự kiện ở bất cứ nơi nào. Như sân khấu nhà hát, cúp bóng đá thế giới…
- Chi phí kinh tế cho việc dựng cảnh, bài trí sân khấu ít tốn kém. - Sản xuất chương trình gắn liền với công tác truyền dẫn.
Tuỳ theo mức độ và thể loại chương trình, truyền hình trực tiếp có các bước công nghệ khác nhau. Các chương trình được truyền hình trực tiếp gồm có:
- Các chương trình nghệ thuật: Bao gồm các buổi biểu diễn tại các nhà hát, các buổi hoà nhạc, các chương trình ca hát, hội diễn…
- Các chương trình chính trị: Đại biểu của các tổ chức, cuộc thăm viếng của các nguyên thủ Quốc gia….
- Các hoạt động thể thao trong và ngoài nước…
Do có những đặc thù riêng, nội dung phong phú và tính thời sự nhanh nên truyền hình trực tiếp đã trở thành một lĩnhvực riêng và sử dụng khối lượng phương tiện kỹ thuật lớn trong dây truyền công nghệ. Tuỳ theo tính chất của mỗi chương trình truyền hình trực tiếp có thể sử dụng.
- Xe lưu động lớn loại 3 đến 4 camera.
- Xe lưu động nhỏ loại 1 đến 2 camera - Xe chở thiết bị ghi hình (xe ghi hình) - Xe chở thiết bị ghi âm
- Thiết bị gọn nhẹ có khả năng cơ động trên phương tiện giao thông - 1 đến 2 bộ viba hoặc bất kể một phương tiện truyền dẫn nào khác - Môtô, ôtô, máy bay trực thăng..
Trong trường hợp cần thiết có thể kết hợp các phương tiện trên để thực hiện chương trình trong một dây chuyền công nghệ tối ưu nhất như:
- Khi thực hiện một chương trình âm nhạc có chất lượng cao hay những chương trình ca nhạc giải trí phải sử dụng kết hợp xe lưu động với xe ghi âm vì đối với loại chương trình này cần phải có sự tham gia của đạo diễn âm thanh trong khi hoà âm và ghi âm bằng kỹ thuật nhiều đường.
- Khi thực hiện các chương trình quan trọng như đại hội của các tổ chức, các cuộc thi đấu điền kinh, … phải sử dụng kết hợp 2 hoặc nhiều xe lưu động với một số camera gọn nhẹ để thực hiện các cảnh quay chi tiết trong một khu vực hoạt động rộng.
Để hoàn thành chương trình tại chỗ truyền hình trực tiếp còn có những mini-Studio lưu động để thực hiện những kỹ xảo, làm phông chữ, kỹ xảo ghi hình… đọc lời bình luận, cấy xen hình ảnh, tư liệu cần thiết..
Đặc biệt đối với những chương trình quan trọng như tường thuật tại chỗ Đại hội Đảng, họp Quốc hội… truyền hình trực tiếp phải sử dụng các biện pháp bảo đảm an toàn tuyệt đối chương trình như sau:
- Sử dụng thêm một xe lưu động dự trữ.
- Sử dụng 2 đường truyền dẫn tín hiệu độc lập. - Tăng cường số lượng camera và micro.
- Lắp đặt thiết bị sớm và kiểm tra hoạt động của thiết bị thường xuyên. - Sử dụng thêm một đường hình của phát thanh.
Tất cả các đặc điểm trên cần phải tính đến trong khi thiết lập dây truyền sản xuất chương trình để đảm bảo chất lượng, độ an toàn và tính tối ưu trong công nghệ.
III.3. KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP.
Đối với truyền hình trực tiếp, yêu cầu kỹ thuật đòi hỏi phải tỉ mỉ và khá phức tạp (không sửa được lỗi). Vì vậy, yêu cầu kỹ thuật, đạo diễn, quay phim... thực hiện chương trình của mình hạn chế lỗi xảy ra đến mức tối đa hoặc không có lỗi.
Để thực hiện truyền hình trực tiếp một trận thi đấu bóng đá tại sân vận động Hà Nội công việc được tiến hành như sau.
Các tín hiệu từ các camera được đưa đến xe màu tổng hợp thành chương trình đưa tới máy phát Viba truyền về trung tâm để phát sóng.
- Các Camera bao gồm: 3 Cam dưới sân và 3 Cam trên khán đài.
- Xe mầu được đỗ ở cổng số 3 chứa tất cả các thiết bị điện tử để thực hiện toàn bộ kỹ thuật truyền hình trực tiếp.
- TX Viba dùng Anten Parabol 0,6m trên nóc tầng 3 ở cổng số 2 của sân vận động.
- RX Viba + Máy phát đặt tại trung tâm kỹ thuật 59 Giảng Võ Hà Nội.
106 Các Camera Xe m uà TX Viba RX Viba Máyphát Hình III.3-1. Sơđồ khối thực hiện chương trình trực tiếp Cam 5 Khán đài B Cam 4 Cam 1 Cam 2 Cam 3 Cam 6 Hình III.3-2. Sơđồ khối vị trí đặt Camera
Khái quát về nhiệm vụ chính của từng người kỹ thuật viên trên xe khi tường thuật trực tiếp một trận thi đấu bóng đá.
- Bàn đạo diễn bao gồm: Một người làm kỹ xảo mềm, một người chèn chữ lên hình, một người đạo diễn.
- Một người điều khiển âm thanh ngồi ở bàn mixer audio.
- Một người điều khiển đóng, mở ống kính của các Cam, một người làm chậm trên máy tính, một người ghi băng và làm chậm bằng máy digital video. Cả 3 người đều ngồi ở buồng máy.
- Một người phụ trách kỹ thuật chung và trực viba ở đầu phát. Thực hiện chương trình:
- CAM 1: Cảnh toàn kiểm soát toàn bộ sân và là máy chính.
- CAM 2 ÷ CAM 3: Là cảnh cận kiểm soát 2/3 sân bên mình. Có nhiệm vụ bắt người và lỗi.
- CAM 4: cảnh cận, bắt người (bao gồm huấn luyện viên, các cầu thủ đặc biệt: bị phạt thẻ, thay người...).
- CAM 5 + CAM 6: kiểm soát 1/2 sân bên mình có nhiệm vụ coi gôn và các pha ghi bàn.
Khi không có lệnh của đạo diễn, tất cả quay phim đều phải hướng theo bóng ở địa phận mình. Người đạo diễn dựa trên hình ảnh của 6 monitor ở 6 camera để chọn ra một cảnh là chương trình và điều khiển các quay phim với góc độ khác nhau. Khi có một sự việc quan trọng xảy ra trên sân, đạo diễn hỏi người làm chận xem có thể thực hiện làm chậm được không ?, ở đường nào, nếu được kỹ xảo đưa ra, làm chậm thực hiện.