VIDEO MIXER + Giới thiệu chung.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH (Trang 66 - 72)

- Tiêu chuẩn nén Audio MPEG2.

I.1.3.VIDEO MIXER + Giới thiệu chung.

PHẦN II KỸ THUẬT XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

I.1.3.VIDEO MIXER + Giới thiệu chung.

+ Giới thiệu chung.

Thiết bị ngoài đi với hệ thống dựng là bộ chuyển mạch tạo kỹ xảo và tạo ra các tín hiệu chuẩn. Nó có nhiều tính năng cần thiết cho một hệ thống dựng các chương trình mang tính nghệ thuật như chương trình ca nhạc được quay rất nhiều góc độ, quang cảnh khác nhau và được ghi trên nhiều băng.

Với hệ thống dựng nhiều máy phát thì yêu cầu phải có bộ chuyển mạch để lựa chọn giữa các nguồn phát. Bên cạnh đó khi chuyển giữa các máy có thể thực hiện kỹ xảo như lật trang, chồng mờ… Kỹ xảo có tác dụng làm cho hình ảnh sinh động, gây sự chú ý cho người xem tại những thời điểm chuyển cảnh. Ví dụ ở các chương trình quảng cáo, tiêu đề một chương trình, một bài hát…

+ Tính năng của Video Mixer.

Như các loại thiết bị khác bàn kỹ xảo cũng có nhiều loại, có loại Video Mixer chỉ dùng ở các Studio, có loại dùng ở hệ thống dựng để thực hiện các chương trình có tính nghệ thuật. Các loại bàn kỹ xảo DFS 300, DME450, DFS500 đều có tính năng chung và có nhiều kiểu kỹ xảo phong phú, đa dạng. Qua nhiều thế hệ hiện nay đang phổ biến dùng loại DFS 500 trong hệ thống dựng. Vì vậy ở đây sẽ xét đến tính năng của DFS500.

DFS 500 có các loại đầu vào Composite, component và S.Video. Việc dùng một trong ba đầu vào này phụ thuộc vào đầu ra của thiết bị. Ngoài ra DFS đấu nối với bàn dựng bằng dây điều khiển 9 pin, các loại đầu vào trên có chuyển mạch chọn đặt máy. Bàn kỹ xảo này có 365 nội dung kỹ xảo và có 40 kiểu người dựng tự tạo trên cơ sở thiết kế có sẵn của máy. Có thể chọn nhanh một số loại kỹ xảo vì bàn này có chức năng SNAP SHOT cho phép nhớ 1 số chức năng gọi lại nhanh nhớ được vào 99 số.

Chức năng SNAP SHOT có từ 0÷99 kiểu đã đặt sẵn ở máy, người sử dụng có thể dùng nhớ từ 0÷99. Ví dụ khi muốn nhớ gam hồng ta ấn phím UP/DOWN đồng thời với phím INT.V có màu hồng rồi ta điều chỉnh độ đậm nhạt, khi đã lấy đúng màu ta cần thì ta có thể nhớ một số nào đó. Chức năng SNAP SHOT sẽ nhớ lại, khi cần ta chỉ cần gọi số mà ta đã nhớ, màu hồng đó

sẽ được gọi nhanh đúng màu đã chọn từ trước. Khi nhớ gam màu đó chức năng SNAP SHOT có thể xoá bớt 1 trong 99 kiểu kỹ xảo đã được đặt sẵn, nhưng khi không cần giữ màu hồng đó nữa thì ta có thể thao tác để trở về nội dung đặt sẵn của máy. Các loại kỹ xảo tự tạo các kiểu dịch chuyển tuyến tính, tuyến tính động, không tuyến tính và không tuyến tính động. Bàn dựng DFS 500 còn tạo tín hiệu tại bàn, có 15 nội dung tín hiệu thay đổi được màu ở mỗi nội dung, nếu màu có thể thay đổi được độ sáng tối, đậm nhạt. Muốn có 15 nội dung thì ấn UP/DOWN cùng bàn phím INT VIDEO để lần lượt có nội dung mình cần.

Ngoài 15 nội dung trên tín hiệu ra tại bàn có sọc màu COLOUR BARS và GRID. Bàn DFS còn có thể thay đổi được thời gian dịch chuyển kỹ xảo nhanh nhất 0s và chậm nhất 40s, thông thường ta để thời gian đó từ 1÷2s và nó còn thực hiện chức năng TITLE KEY nghĩa là KEY chữ trên một hình ảnh với điều kiện chữ và nền đánh chữ phải ngược mức sáng với nhau.

Trong hệ thống dựng bàn kỹ xảo còn đưa ra đồng bộ chuẩn (BB-Black Burst), loại này có 4 đầu BB ra để đưa tới các máy ghi hình, bàn dựng, máy tính để tất cả các máy trong hệ thống hoạt động đồng bộ với nhau. Trong hệ thống này thì cả máy phải làm việc theo nhịp chuẩn của bàn kỹ xảo hình.

+ Phương thức ghi tín hiệu Video.

Ở hệ VHS trước khi ghi vào băng từ, tín hiệu video đầy đủ (Composite) được tách thành tín hiệu chói Y và tín hiệu màu C sau đó được sử lý riêng. Quá trình bao gồm.

- Tách tín hiệu chói Y ra để điều tần (FM).

- Tách tín hiệu màu C ra và thực hiện phách tín hiệu màu từ vùng tần số cao xuống vùng tần số thấp.

Việc tách tín hiệu chói Y để thực hiện điều tần FM nhằm mục đích ghi được toàn bộ dải tần của tín hiệu Video (có dải tần từ 50Hz ÷6MHz) tránh được điều biên ký sinh.

Đối với tín hiệu màu C được tách xuống tần số thấp để đảm bảo độ ổn định tần số mang màu trong quá trình ghi phát, giảm được sự không ổn định của tần số mang màu.

Quá trình xử lý tín hiệu video được miêu tả như hình sau.

Tín hiệu Video đầy đủ được cho qua bộ lọc Y và C

- Bộ lọc Y: Cho thành phần Y qua và ngăn thành phần C. - Bộ lọc C: Cho thành phần C qua và ngăn thành phần Y.

Sau khi qua bộ lọc thành phần Y được đưa tới bộ điều chế tần số còn thành phần C được đưa tới bộ dải tần.

- Bộ điều chế tần số sẽ thực hiện điều chế thành phần chói Y sau bộ điều chế tần số có thành phần YFM.

- Bộ đổi tần thực hiện dịch tần thành phần C (từ 4,43MHz xuống 627 KHz với hệ PAL) đầu ra bộ đổi tần là thành phần C627KHz.

Sau đó hai thành phần YFM và C627KHz được đưa tới bộ trộn. Đầu từ xoay cả băng từ chuyển động, mỗi đầu từ ghi lên băng từ một vệt từ, từ mép này đến mép kia của băng tương ứng với một bán ảnh. Một ảnh đầy đủ phải là tín hiệu của hai đầu từ tương ứng với hai vệt từ.

Với hệ VHS là hệ máy dân dụng nên yêu cầu chất lượng không cao nhưng phải có giá thành thấp và độ linh hoạt cao. Do vậy máy đã được thiết kế có tốc độ băng/ đầu từ thấp, các vệt từ rất sát nhau để tiết kiệm được băng từ. Nhưng cũng từ đó gây nên sự can nhiễu qua lại giữa hai vệt từ nằm sát

69 Lọc Y Lọc C Điều tần Đổi tần Bộ trộn KĐ ghi KĐ ghi Tín hiệu Video C 4,43MHz C 7,62KHz Đầu từ ghi B Đầu từ ghi A Y YFM

nhau. Để chống lại hiện tượng này các máy thuộc hệ VHS nên sử dụng một kỹ thuật chung đó là: - Đầu từ Video được đặt lệch góc theo hai phía khác nhau. Giá trị góc lệch khoảng ±60 và được gọi là góc lệch Azimuth. Với cách đặt đầu từ này sẽ giảm được can nhiễu qua lại trong khoảng thành phần tần số cao (thành phần chói Y). Cấu tạo đầu từ Video thông thường và đầu từ video đã lệch góc được mô tả như hình.

Với thành phần tần số thấp (thành phần C) cùng với việc đưa C về C627KHz còn thực hiện xoay pha từng dòng khi ghi và cho qua trẽ khi phát.

+ Quá trình tái tạo lại tín hiệu Video.

70 1µm (khe từ) Đầu từ Video đã l m là ệch 1 góc 60 60 0.3 µm Đầu từ video bình thường Hình II.1-7. Cấu tạo đầu từ video

- Quá trình tái tạo lại hình ảnh được mô tả như hình dưới. Tín hiệu ghi trên băng từ được đọc lại bằng hai đầu từ A và B sau đó được đưa tới bộ khuyếch đại đọc.

- Bộ khuyếch đại đọc, khuyếch đại tín hiệu đọc lên đủ lớn rồi đưa đến bộ chuyển mạch (CMĐT). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bộ CMĐT có nhiệm vụ chuyển lần lượt tín hiệu đọc từ băng của hai đầu từ đọc A và B.

- Bộ khuyếch đại tín hiệu điều tần (FM) khuyếch đại tín hiệu điều tần YFM đủ lớn để đưa tới bộ giải điều chế.

- Bộ khuyếch đại chọn lọc C627KHz có nhiệm vụ khuyếch đại C627KHz lên đủ lớn để đưa tới bộ đổi tần.

- Bộ đổi tần đưa đến bộ biến đổi số C627KHz thành tần số C4,43MHz.

- Bộ cộng có nhiệm vụ cộng tín hiệu chói Y và tín hiệu C4,43MHz thành tín hiệu Video đầy đủ.

- Bộ giải điều chế tín hiệu YFM để lấy ra tín hiệu chói Y.

Hệ S.VHS được cải tiến phần đường hình so với hệ VHS để nâng cao chất lượng. Tần số sóng mang được dịch lên tần số cao: 7MHz với tín hiệu

71 KĐđọc KĐđọc > > Giải điều tần Đổi tần + Xung CMĐT Đâù từđọc A Đâù từđọc B CMĐT C 627KHz C 4,43MHz T/h Video YFM Y Hình II.1-8. Quá trình phát lại tín hiệu Video

đỉnh trắng và 5,4 MHz với tín hiệu đỉnh xung. Như vậy độ di tần tăng từ 1,0 lên 1,6 MHz làm cho độ phân giải tăng từ 240 dòng lên 400 dòng. Độ di tần mở rộng còn có tác dụng làm nhiễu hình ảnh, giảm độ chồng phổ của tín hiệu Y/C vào từ đó hạn chế được sự can nhiễu lẫn nhau giữa Y và C.

Ở hệ máy S.VHS BR-822E dùng bộ tách Y/C số rồi xử lý độc lập từng thành phần như vậy cải tiến được màu sắc hình ảnh, tránh được ảnh hưởng của thành phần Y và C, hạn chế được sự không ổn định của màu sắc. Bên cạnh đó băng S-VHS cũng được chế tạo với công nghệ cải tiến cho nên chất lượng băng theo cải tiến của mạch. Ngoài ra ở một số loại VTR, S=VHS như JVC, BR 622/822E… bộ khuyếch đại ghi được đặt ngay trên trống đầu từ. Như vậy sẽ làm tăng tỷ số S/N vì tín hiệu ra khỏi đầu từ thường rất nhỏ dễ bị ảnh hưởng nhiễu đường truyền.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH (Trang 66 - 72)