Vốn góp liên doanh, liên kết, vốn cổ phần hóa

Một phần của tài liệu Nguồn vốn đầu tư trong doanh nghiệp. Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 02 (Trang 31 - 35)

III .Thực trạng vấn đề huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN Việt Nam

b) Vốn góp liên doanh, liên kết, vốn cổ phần hóa

Sau hơn 15 năm (1998-2008) thực hiện chuyển đổi hình thức sở hữu các DNNN cho thấy: CPH đã tạo ra cho DN có nhiều chủ sở hữu, bao gồm Nhà

nước, người lao động trong DN, cổ đông ngoài DN; trong đó, người lao động trong DN trở thành người chủ thực sự trong phần góp vốn của mình.

Trong báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện cổ phần hóa DNNN tại phiên họp thứ 43 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 21/9/2006 đã chỉ rõ: Những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2001, số lượng DNNN được cổ phần hoá tăng đáng kể, nhưng nhìn chung việc triển khai còn khá chậm. Tính đến 31/12/2005, cả nước mới cổ phần hoá được 2.935 DNNN. Số doanh nghiệp được cổ phần hoá tăng nhiều, nhưng số vốn mới chiếm 12% tổng số vốn trong các DNNN. Nếu trừ đi phần vốn Nhà nước còn giữ lại gần 50% trong các doanh nghiệp cổ phần hoá, thì thực chất tỷ lệ trên chỉ còn khoảng 6%. So với mục tiêu của Nghị quyết TW 9 (khoá IX) thì còn chậm, nhất là các doanh nghiệp có qui mô lớn, các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Theo kế hoạch cổ phần hóa DNNN tại báo cáo này, đến năm 2008 sẽ cổ phần hóa toàn bộ 5 Ngân hàng thương mại Nhà nước.

Cùng với việc cổ phần hóa các Ngân hàng thương mại Nhà nước, Chính phủ đã quyết tâm từ nay đến 2010 cổ phần hóa khoảng 1.500 doanh nghiệp, tập trung nhiều nhất vào 2 năm 2007-2008. Sau 2010, cả nước còn khoảng 550 DNNN, trong đó có 178 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, sản xuất cung ứng sản phẩm dịch vụ thiết yết.

2.Thực trạng huy động và sử dụng vốn nợ ở các doanh nghiệp nhà nước hiện nay

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, năm 2007, tổng vốn chủ sở hữu của 70 tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 323 nghìn tỷ đồng, nhưng số vốn huy động của các doanh nghiệp này đã lên tới hơn 448 nghìn tỷ đồng, gấp 1,4 lần vốn chủ sở hữu. Một số tập đoàn, tổng công ty có hệ số vay nợ trên vốn chủ sở hữu quá cao. Có 28/70 tập đoàn, tổng công ty còn đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp, chủ

yếu vào lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm... với giá trị hơn 23.344 tỷ đồng, gấp 8,7 lần vốn chủ sở hữu.

Bộ Tài chính nhận định, hiện nay, do Nhà nước chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ hoạt động này nên có nhiều Cty Nhà nước huy động vốn quá lớn, dư nợ phải trả cao gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu, dẫn đến khả năng thanh toán không đảm bảo, ảnh hưởng đến an ninh tài chính.

Tính đến 9 tháng đầu năm 2008, trong số 70 tập đoàn, TCty thì có 30 đơn vị có hệ số nợ phải trả trên vốn vượt trên 3 lần, thậm trí nhiều DN vượt trên 20 lần như TCty Xây dựng công trình giao thông 5 gấp 42 lần, TCty Xây dựng công trình giao thông 1 gấp 22,5 lần, TCty Lắp máy VN gấp 21,5 lần, Tập đoàn công nghiệp Tàu thuỷ VN gấp 21,8 lần ...

Ngoài ra, một số DN huy động vốn từ các Cty tài chính, ngân hàng có vốn góp của tập đoàn, TCty Nhà nước cũng rất rủi ro do được hưởng nhiều ưu đãi như không bắt buộc phải có đủ tài sản đảm bảo cho khoản vay, thủ tục vay vốn đơn giản… dễ dẫn đến đổ vỡ dây chuyền khi mất khả năng thanh toán.

Trong khi đó, do hiện nay quy định không hạn chế phạm vi ngành nghề, lĩnh vực và quy mô đầu tư vốn ra ngoài DN nên trong thời gian vừa qua nhiều DNNN đã góp vốn đầu tư hoặc mua cổ phần, vốn góp tại nhiều DN khác, phân tán vào nhiều lĩnh vực kể cả không thuộc lĩnh vực ngành nghề chủ yếu. Đáng chú ý, một số tập đoàn, TCty đã dành một lượng vốn khá lớn đầu tư vào ngân hàng, bảo hiểm hoặc mua bán cổ phiếu trên thị trường.

Theo báo cáo của 70 tập đoàn, TCty thì có tới 28 đơn vị hoạt động đầu tư chứng khoán, thành lập Cty chứng khoán, đầu tư vào Cty quản lý quỹ, ngân hàng thương mại, Cty bảo hiểm với giá trị đầu tư là 23.344 tỷ đồng, chiếm 8,7% vốn chủ sở hữu và 20% tổng số vốn đầu tư ra ngoài.

Cụ thể, Tập đoàn Dầu khí đầu tư 5.780 tỷ đồng, trong đó ngân hàng 1.100 tỷ đồng, Cty chứng khoán 76,5 tỷ đồng, Cty tài chính 4.005 tỷ đồng, Cty bảo hiểm 570 tỷ đồng, quỹ đầu tư 29 tỷ đồng; Tập đoàn công nghiệp Tàu thuỷ VN đầu tư 1.894 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực ngân hàng 344 tỷ đồng, bảo hiểm 1.462 tỷ đồng (Bảo Việt), quỹ đầu tư 88 tỷ đồng...

Với tình hình thị trường chứng khoán đi xuống tới 50%, bất động sản đóng băng, kinh doanh ngân hàng ngày càng khó khăn, khả năng trả nợ ngân hàng của các tổng công ty lớn là câu hỏi lớn.

Nhiều doanh nghiệp sử dụng vốn vay để đầu tư chéo, mua cổ phiếu của ngân hàng, mua của nhau và của các công ty mới thành lập trong các lĩnh vực nóng. Khi mà cổ phiếu IPO cũng như trên sàn niêm yết đều giảm mạnh, sẽ tạo ra thua lỗ dây chuyền giữa các công ty với nhau. Thua lỗ tài chính chắc chắn nhiều, không biết liệu doanh nghiệp lấy tiền ở đâu ra để trả vốn vay.

Trong khi nền kinh tế gặp không ít khó khăn, lạm phát tăng, lãi suất vay ngân hàng tăng. Doanh nghiệp không có đủ lợi nhuận để vừa trả lãi ngân hàng cho số vốn đi vay, vừa phải bù vào phần vốn đã mất do đầu tư nhiều vào chứng khoán và bất động sản.

Chương III . Một số nguyên nhân và giải pháp về huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển trong các DNNN hiện nay.

Một phần của tài liệu Nguồn vốn đầu tư trong doanh nghiệp. Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 02 (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w