Vốn đầu tư phát triển trong DNNN 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu Nguồn vốn đầu tư trong doanh nghiệp. Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 02 (Trang 25 - 28)

1 . Khái niệm

Đầu tư phát triển là một bộ phận cơ bản của đầu tư , là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất (nhà xưởng thiết bị …) và tài sản trí tuệ ( tri thức , kỹ năng …) , gia tăng năng lực sản xuất , tạo việc làm và vì mục tiêu phát triển.

Trên cơ sở khái niệm về đầu tư phát triển như trên , có thể nêu ra khái niệm về đầu tư phát triển của DNNN như sau : Đầu tư phát triển của DNNN là hoạt động chi dùng vốn cùng các nguồn lực khác trong hiện tại nhằm duy trì sự hoạt động và làm tăng thêm tài sản ( tài sản vật chất hữu hình và tài sản vô hình ) của DNNN , tạo thêm việc làm và nâng cao đời sống của mỗi thành viên trong đơn vị .

2 . Phân loai các vốn đầu tư phát triển

Tùy vào các cách thức đánh giá khác nhau mà ta có thể phân loại vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước thành các dạng sau:

2.1 Theo mục đích sử dụng

a. Vốn đầu tư cơ bản của là số vốn đầu tư để tạo ra tài sản cố định. Nó bao gồm vốn đầu tư xây dựng cơ bản và chi phí cho sửa chữa lớn TSCĐ. Vốn đầu tư

xây dựng cơ bản là một thuật ngữ đã được sử dụng khá quen thuộc ở nước ta với nội dung bao hàm những chi phí bằng tiền để xây dựng mới, mở rộng, xây dựng lại hoặc khôi phục năng lực sản xuất của tài sản cố định trong nền kinh tế.

Về thực chất vốn đầu tư xây dựng cơ bản chỉ bao gồm những chi phí làm tăng thêm giá trị tài sản cố định. Như vậy, vốn đầu tư xây dựng cơ bản gồm 2 bộ phận hợp thành: vốn đầu tư để mua sắm hoặc xây dựng mới TSCĐ mà ta quen gọi là vốn đầu tư xây dựng cơ bản và chi phí cho sửa chữa lớn TSCĐ.

Về nội dung chỉ tiêu: vốn đầu tư xây dựng cơ bản và chi phí cho sửa chữa lớn TSCĐ bao gồm:

- Chi phí cho việc thăm dò, khảo sát và quy hoạch xây dựng chuẩn bị cho việc đầu tư;

- Chi phí thiết kế công trình; - Chi phí xây dựng;

- Chi phí mua sắm, lắp đặt máy móc, thiết bị và những chi phí khác thuộc nguồn vốn đầu tư XDCB;

- Chi phí cho việc sửa chữa lớn nhà cửa, vật kiến trúc và máy móc thiết bị, sửa chữa lớn các TSCĐ khác.

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là một bộ phận của vốn đầu tư cơ bản được sử dụng để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật như đã nêu trên.

b. Vốn lưu động bổ sung bao gồm những khoản đầu tư làm tăng thêm tài sản lưu động trong kỳ nghiên cứu, đó là những khoản đầu tư mua công cụ, dụng cụ không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định; mua nguyên liệu, vật liệu nhiều hơn năm trước (Không kể số tiền mặt còn tồn quỹ, tiền đang gửi ngân hàng và vàng bạc, đá quý chưa sử dụng vào mua sắm tài sản).

c. Vốn đầu tư phát triển khác bao gồm tất cả các khoản đầu tư của doanh nghiệp nhằm tăng năng lực phát triển của doanh nghiệp. Sự phát triển của doanh nghiệp ngoài yếu tố làm tăng TSCĐ, TSLĐ còn phải làm tăng nguồn lực khác như: nâng cao dân trí; hoàn thiện môi trường xã hội; cải thiện môi trường sinh thái; hỗ trợ cho các chương trình phòng chống tệ nạn xã hội và các chương trình phát triển khác. Như vậy, nội dung của "vốn đầu tư phát triển khác" rất phong phú. Nó bao gồm tất cả các khoản đầu tư tăng thêm cho:

- Chi phí cho công việc thăm dò; khảo sát, thiết kế quy hoạch

- Chi phí cho việc triển khai thực hiện các chương trình, mục tiêu xã hội - Chi phí cho việc thực hiện chương trình bảo vệ môi trường

- Chi phí cho việc thực hiện các chương trình nghiên cứu, triển khai, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực;

2.2 Theo nguồn gốc sở hữu về vốn

a. Vốn chủ sở hữu.

Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước hình thành cơ bản hình thành từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên đó không phải là nguồn vốn chủ sở hữu duy nhất trong doanh nghiệp nhà nước, mà còn bao gồm vốn góp liên doanh, liên kết đóng góp cổ phần của nhiều thành phần kinh tế khác.

b. Vốn nợ

Vốn nợ của doanh nghiệp nhà nước xuất phát từ việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp và từ vay tín dụng thương mại.

(để tìm hiểu kỹ hơn xem mục II chương I)

Về cơ bản nguồn gốc huy động vốn của doanh nghiệp nhà nước không có nhiều khác biệt với doanh nghiệp không thuộc nhà nước, nhưng doanh nghiệp nhà

về thủ tục trong huy động vốn nợ. Tuy nhiên về vấn đề sử dụng vốn nợ lại là một vần đề về thực trạng cần nghiên cứu kỹ hơn trong phần sau.

Một phần của tài liệu Nguồn vốn đầu tư trong doanh nghiệp. Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 02 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w