CA DAO TRUYỀN THANH CỦA THỌ LÂM (YẾN LAN).

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM THƠYẾN LAN (Trang 117 - 123)

Cái dốt ra cổng mà treo

Để cho nó mốc, nó meo lụi dần Cái khôn thì ấp trong chăn

Qua cơn thức ngủ vẫn gần hôm mai

Cái dốt ai rước mặc ai

Cái khôn đi lạc hỏi đài tìm ra.

************************ Từ khi anh bạn đường dây

Cái loa đóng cột dựng ngay giữa làng

Thế là thơ, kịch, cải lương

Sớm, trưa, chiều, tối rộn ràng lòng em. Đi cấy cúi mặt lặng im

Giờ cảm đảnh mạ cất lên tiếng hò

Đáp bạn, nói ngang như cua

Giờ vào cuộc họp đắn đo từng lời

Ngỏ tình, anh rủđi chơi

Em rào đón trước chuyện đời, chuyện ta

Duyên em thêm nết thêm tình

Chính nhờ các buối truyền thanh đắp bồi

Ơn này, ơn Đảng anh ơi

Đẹp người sẽđẹp lứa đôi vợ chồng. **********************

Nghĩ xưa cha mẹ càng thương

Biết đâu chớp bể mưa nguồn mà day

Bây giờ sương đông, tuyết tây

Bão trong lục địa, tố ngoài biển khơi

Làng quê đã có tin đài

Chỉ lo mưa nắng lòng ai – thất thường.

******************** Hoa cúc vàng, hoa trang đỏ thắm

Khéo vun trồng, mãi ngắm lòng ưa

Trên tường mắc một cái loa

Đến giờ nó nảy tiếng tơ tiếng đồng Lắng tai nghe nhịp đời chung

Âm thanh quyện với sắc hương đẹp nhà ********************

Ra đi chín chợ ba thành

Học cô nâng giá,học anh tráo hàng Tưởng bở, mang cả về làng

Hóa ra cái dại cầm bằng trắng tay

Phải chi nghe lấy tiếng đài

Ở ngay đầu ngõ nên bài học khôn *******************

Người ta câu bể câu sông

Anh ngồi câu cá rồng rồng trong ao

Rồng rồng chẳng chịu cắn câu

Nó rỉa, nó rúc giây lâu mất mồi

Nhắc anh học lấy sựđời

Đừng hoài tai đón những lời rủ rê

Tin đài ta phải lắng nghe.

******************* Hoa cau thơm nức vườn em

Xưa anh tìm đến theo tìm mùi hương Đêm nay sững bước bên đường

Cái loa đầu xóm cầm chân anh rồi

Ước gì em đến sánh đôi

Chung tai nghe vọng lời lời nước non *****************

Con trâu đạp phải cán mai

Cái đầu chẳng gãy cho tôi lấy chồng

Khen tôi giỏi việc cấy trồng

Chỉ vì lý sự không thông bạn cười

Mai này theo dõi tin đài

Điều hay lẽđẹp mở mày thử xem Dập dìu là gió cành chim.

Mây mù ấp ngọn núi xa

Lúc em xếp giỏ, lúc cha tháo bừa

Chàng rể vừa dứt tiếng cưa

Cô dâu xếp gọn guồng tơ né tằm Cơm chiều mẹ dọn lên mâm

Cũng vừa sân, ngõ vang trầm tiếng loa Bát canh thêm ngọt lời ca

Bản tin càng mặn tiếng cà giòn tan **********************

Con mèo lục đục mẻ rang

Con cún tưởng mở nhạc vàng đến nghe

Cu cườm trên chót đọt me

Nhìn quanh vắng bạn tìm về trúc mai Lá hoa xao xuyến tiếng đài

Thanh tao tiếng bổng, khoan thai giọng trầm

Oanh kêu, nhạn hót, quyên ngâm

Tươi vui mở hội ca cầm đón xuân.

*********************** Câu dài gió thoảng qua tai

Câu ngắn rành rọt thấm dai trong lòng

Ngọn lửa thì phả hơi nồng

Đám sương bàng bạc lạnh lồng tóc da Lời vàng thì của mẹ cha

Lời lời châu ngọc cái loa đem về

Em ơi, lẳng lặng mà nghe.

Tìm em Nhơn Hậu, Nhơn Thành

Em đang truyền đạt tình hình vụđông

Tìm em – Nhơn Hạnh,, Nhơn Phong

Ngược lên Đập Đá, Nhơn Hưng tìm vào

Em đang cất giọng ca dao

Phổđiều chính sách thành câu ân tình

Tìm em - Nhơn Thọ cây xanh

Nhơn Hòa, Nhơn Lộc âm thanh còn lồng

Tìm em chẳng phải nhọc công

Nhơn Phúc, Nhơn Mỹ thêm nồng hơi tăm.

Tìm em cuối tháng, cùng năm Dẫu khi nắng hạn mưa dầm vẫn ra

Biết em chẳng lúc nào xa

Nhưng yêu em, cứ nhẩn nha đi tìm.

**********************

Em về manh hết theo đi

Đôi chân em bước, đôi tay em cầm Lưng, vai nắng dãi, mưa dầm

Môi hồng, mắt biếc âm thầm đợi duyên

Chỉ mong em để làm tin

Đôi tai lắng bấy lời khuyên, ghi lòng Ởđây đài điện đã thông

Phổ câu hát ngọt, phổ dòng ca vui

Phổ niềm tin Đảng xây đời

Nên khung hạnh phúc ghép đôi chúng mình.

2/ Từ ngày 24 đến 27 -7-1987, Hội nhà văn Việt Nam đã tổ chức hội thảo thơ miền Trung tại thành phố Nha Trang. Hội nhà văn tỉnh Nghĩa Bình đã tham dự. Yến Lan đã được mời phát biểu tại hội thảo. chúng tôi xin trích dẫn một vài ý trong phát biểu của ông:

“… Chớ lấy tuổi tác, giai đoạn lịch sử mà phân biệt cũ mới. Đó là một sai lầm. có phải bao giờ cái cổ hủ cũng thuộc về người già, về thời buổi trước, mà cái tân tiến là sản phẩm đặc trưng của tuổi trẻ. Một điều đáng phấn khởi là gần đây, thơ đang ngày càng tập hợp lại thành lực lượng đông đảo và rầm rộ tiến quân vào những mảnh đất mới, đầy kỳ thú mời khai phá. Tiến quân về cả những chân trời xa, rất xa. Thơ đi gặt hái và cả gieo trồng. xin các nhà thơ chúng ta hãy sáng mắt sáng lòng để sớm phân biệt được mật hương và gai góc. Đừng nhầm lẫn cái mới và cái lạ. cái mới là cái phải chắt lọc từ bao nhiêu cái đã có để thay thế. Cái lạ là cái được thấy lần đầu, nhưng thường là lạ ở chỗ này nhưng lại nhìn quen ở chỗ khác. Hơn nữa, thể hiện cái lạ chưa sành, thường làm cho nó thành ra lố lăng, lai căng và méo mó. Lại cón có cái dễ dãi nữa.

Xin hạn chế sản sinh ra những bài thơ chỉ đọc qua một phần, một nửa hay may mắn lắm là một lần, rồi không nhớ gì nữa. chúng ta đi tìm cái mới, có bạn lứa đông vui. Tất nhiên ở loại hình nghệ thuật nào cũng thế, thường do xu hướng cảm thụ, có khi do ngẫu hứng nhất thời, đã tự phát nảy sinh ra thành trường phái. Trường phái chính thống thường nhắm vào mục đích thay đổi hình thức và tư duy của một nền thơ ca nào đó đã thành lì mòn, nhạt nhẽo đối với thời thượng. có khi chỉ một số ít người được tài năng ưu đãi, xướng lên rồi thành trường phái. nói chung lại tôi rất đồng tình thơ có trường phái nhưng đừng biến thành bè phái. Mà bè phái như các bạn thấy đó, tự bản thân nó đã gây ấn tượng không hay rồi.

Điều này quan trọng lắm đấy các bạn ạ, bè phải vốn là nơi sản sinh ra nhiều tiêu cực mà cũng có lúc khó thấy, tác động vào nội dung của tác phẩm, nó gây ra chia rẽ hoặc tân bốc nhau, dần nghiêng về những việc phi văn hóa, văn nghệđể phục vụ cho lợi ích cá nhân và dần đi xa chức năng tác phẩm. không nói đến những chức năng của

thơ hiện nay chúng ta làm kim chỉ nam để sáng tác, đã lâu đời, thơ đã được đánh giá là một sán phẩm có bản chất thanh cao, vì vậy mà người có phong độ dùng thơ để di dưỡng tính tình để nâng cao phẩm chất. chẳng lẽ người làm ra sản phẩm có phẩm chất thanh cao ấy lại để sa sút phẩm chất của mình….”.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM THƠYẾN LAN (Trang 117 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)