Hình tượng đất nước

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM THƠYẾN LAN (Trang 52 - 56)

Chương 2 HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ YẾN LAN

2.3. Hình tượng đất nước

Mỗi con người đều mang trong tim hình bóng đất nước của mình. Những tình cảm ấy nó như vô thức ăn sâu trong máu thịt không ai có thể cài đặt hay dứt bỏ. Bình thường người ta có thể không biết đến sự tồn tại của nó, nhưng khi hữu sự mới hay rằng trong tim mình ăm ắp tình đất nước. Với các thi nhân, đất nước có khi trở thành một niềm đam mê, một cảm xúc bất tận khiến họ có thể sáng tác thành những tập thơ lớn lừng danh . Có khi nó chỉ ẩn hiện đâu đó bằng những đường nét phác họa về một con đường, một cánh đồng, một dòng sông, hay một mái chùa rêu phong cổ kính nhưng chất chứa tình cảm của thi nhân với đất nước. Tác giả Hà Minh Đức đã nói rằng: “ Mỗi nhà Thơ mới dường nhưđều có một quê hương để ca ngợi trong thơ và nhiều người lại có một làng quê cụ thể với nhiều gắn bó yêu thương.” [21, tr.95]. Yến Lan cũng vậy,

đất nước cũng là một phần không thiếu trong thơ ông. Tuy nhiên lịch sử dân tộc có những biến cố lớn lao thì trong thơ ông hình tượng vềđất nước cũng có sự biến chuyển thú vị.

2.3.1. Từ những tình cảm về Bình Định - về quê hương xứ sở với một thứ tình cảm vô thức của con người với nơi chôn nhau cắt rốn, hay mở rộng hơn chỉ là những cảm xúc về quê hương của bạn bè, nơi mà tác giả có dịp viếng thăm.

2.3.1.1. Trước hết đó chính là những hình ảnh về một vùng quê Bình Định , như bao vùng quê khác của Việt Nam giai đoạn trước cách mạng bởi cái không khí vắng vẻ đìu hiu khiến người đi xa không thể quên: một con đường làng dài thăm thẳm, không một bóng người qua, chỉ có mình với bóng mình song hành cùng nhau, khiến người ta có cái cảm giác cheo leo trống trải và cô độc:

Con đàng thì ngút cheo leo

Mình đi chỉ bóng cùng theo với mình (Đi trong nắng mới)

Một mái chùa ẩn hiện bên bờ sông, tiếng chuông ngân đan cài trong bờ lau, cát trắng, một không gian thoáng rộng nhưng cũng rất cô tịch

Chùa bên vẳng lại tiếng chuông ngân

Ẩn hiện bờ lau cát trắng ngần (Chơi xuân)

Thế nhưng cái để níu lòng người lại với Bình Định qua thơ Yến Lan không chỉ có vậy. Mà một “Bình Định 1935” mới thật sự gây ấn tượng. Năm 1935, hai năm sau cuộc đại khủng hoảng ở các nước tư bản, “tàn phá nền kinh tếở các nước này, đẩy lùi sản xuất về mức cuối thế kỷ XIX” [36, tr 49], nó tác động nặng nềđến nước Pháp – “ mẫu quốc” của Việt Nam thời ấy. Pháp đã trút gánh nặng ấy xuống các nước thuộc địa trong đó có Việt Nam. Hậu quả nặng nề là một nền kinh tế bị vơ vét đến kiệt quệ để bù đắp cho những tổn thất của “mẫu quốc”. Toàn cõi Việt Nam “ nạn đói diễn ra trầm trọng, hàng vạn người phải rời bỏ làng xã. Thợ thủ công phá sản, nhà buôn nhỏ đóng cửa” [36,

tr.50] và Bình Định là một trong những vùng như thế. Một Bình Định mà cơ sở công nghiệp không có, việc mua bán bị đình trệ, nông dân không có gạo ăn, mọi sinh hoạt đều nương cậy vào sự giao lưu, tiếp tế của các vùng khác. Thế mà bằng tài năng trác tuyệt của mình Yến Lan đã biến những điều khô khan ấy thành những câu thơ tài hoa:

Đây là chốn nương mây và cậy nguyệt.

Đàng chờ xe, sông nước ước mong thuyền.

(Bình Định 1935)

Đời sống kinh tế là sự nương cậy, chờ, mong, cầu ước như thế và vì vậy nên điều tất yếu là đời sống tinh thần cũng trở nên khô kiệt đến nỗi:

Tịch dương liễu không biết mình đang biếc. Tương tư trời tương tư, nhạc triền miên.

(Bình Định 1935)

Thế nên nhìn đi đâu cũng thấy không khí nặng nề bao phủ khắp thành Bình Định với những hình ảnh nhà cửa, thành quách, phố xá ngơ ngẩn, keo kiết, u sầu, cô quạnh, xa xăm…mà mỗi khi nhắc về Bình Định ngày ấy bạn thơ không thể quên được những câu thơ

Nhà ngơ ngẩn, những tường vôi keo kiết.

Nam - quách sầu, Đông - phố quạnh. Tây - môn xa.

(Bình Định 1935)

2.3.1.2. Vượt ra khỏi Bình Định thì quê hương ngày ấy trong thơ Yến Lan cũng chỉ là những vùng quê của bạn bè mà ông có dịp ghé thăm.

Đến Nha Trang với Quách Tấn, ngắm những cánh buồm cô đơn “muốn tìm về chân đảo xa, nơi có nhịp sóng dịu êm, mong vợi đi nỗi “sầu của kiếp người” [6, tr.11] mà ông đã gọi thành một cái tên khiến người nghe gật đầu thú vị:

Sầu tam giác buồm cô về lặng nghỉ

Nhịp hoãn hòa đến vỗđảo xa khơi

Đây Thanh Hóa với hòn Trống Mái, người ta có thể xuất thần những vần thơ mà chạm khắc vào đá; “tả nắng chiều trải ra như cánh chim trên khắp các trang viên” [110, tr.6] mà như những cánh chim câu khép lại sau một ngày bay lượn, về lại trang viên, về lại tổấm của mình khiến tâm hồn người xa quê có một chút gì đó ấm áp, quên đi bản thân mình

Trống xa Mái ngẩn ngơ thơđá chạm Chiều bồ câu cánh ủ khắp viên trang.

(Xa xanh)

Nguyễn Bao đã thốt lên rằng “ đó có lẽ là những câu thơ hay nhất và sớm nhất về

hòn Trống Mái của Sầm Sơn quê tôi” [6, tr.10].

Những từ ngữ “chiều bồ câu”, “thơ đá chạm”, “ sầu tam giác” là những tìm tòi táo bạo của Yến Lan, là những khóm từ giàu hình tượng mà khó ai có thể nghĩ rằng nó đã ra đời từ hơn sáu mươi năm về trước. Chính từ những từ ngữ, “những câu thơ điêu luyện, tài hoa, những câu thơ có thể xếp vào loại đặc sắc” ấy mà Nguyễn Bao đã khẳng định rằng Yến Lan đã “ góp phần khẳng định sự thắng lợi của Thơ mới trong buổi đầu” [6, tr.10].

Đến Hà Tiên với Đông Hồ - Mộng Tuyết, ông ngắm biển, trời Hà Tiên một màu xanh thẳm nối liền nhau như một tấm gương, trên đỉnh Tô Châu vầng trăng chênh chếch, soi chiếu vào những hang sâu ẩn hiện ông thốt lên rằng mê cung:

Hà Tiên thẳm, mặt gương liền nước thủy Nhòa mê cung trăng chếch đỉnh Tô Châu

(Xa xanh)

Và còn nữa đó là những Phan Thiết, Sông Cầu, Lăng Cô, Đà Nẵng…những nơi mà ông đã từng ghé chân qua, nhưng sự xa cách bởi “cơm, áo nợ riêng tây”, bởi những khó khăn của cuộc sống mà dù một lần ghé thăm ông cũng không quên được, chỉ lưu lại trong kí ức những hình ảnh thân thương.

Xa xanh quá, chẳng đèo cao núi thẳm Phải chăng vì cơm, áo nợ riêng tây

Ơi Phan Thiết, Sông Cầu, Lăng Cô, Đà Nẵng

Đến một lần chi để mãi không khuây.

(Xa xanh)

2.3.2. Vượt qua khỏi những tháng ngày xưa cũ bế tắc, ngột ngạt. Yến Lan đến với mọi miền của Tổ quốc và đất nước trong thơ ông đã thay đổi. Đó không còn là những

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM THƠYẾN LAN (Trang 52 - 56)