2.3.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng của chi nhánh vẫn tồn tại một số yếu kém.
Thứ nhất, nợ quá hạn và nợ xấu của chi nhánh tăng cả về số tương đối và tỷ trọng. Năm 2008, nợ quá hạn và nợ xấu của nhi nhánh là 47,746 triệu đồng và 43,717 triệu đồn, tăng xấp xỉ 5% so với năm 2007. Tuy nhiên, tỷ trọng nợ xấu và nợ quá hạn tăng nhiều hơn, tỷ trọng nợ xấu tăng 0.8% lên 2.69%, còn tỷ trọng nợ quá hạn tăng 1.1% lên gần 3%. Đây chưa phải là con số đáng báo động, tuy nhiên tốc độ và xu hướng tăng của nó cần được hết sức chú ý. Điều này cho thấy những thiếu sót trong
công tác thẩm định và theo dõi nợ, đặc biệt là công tác thanh tra, giám sát các TCKT chưa được nhấn mạnh.
Thứ hai, trong các nhóm nợ, nợ có khả năng mất vốn tăng đáng báo động. Tính đến cuối năm 2008, nợ có khả năng mất vốn lên tới 14,139 triệu đồng, tăng 7 lần so với cuối năm 2007 và chiếm gần 1% tổng dư nợ năm 2008. Điều này là đặc biệt nguy hiểm, bởi trong điều kiện khó khăn của năm 2008, những khoản nợ này có khả năng thu hồi rất nhỏ. Những khoản nợ không thu hồi được sẽ gây ảnh hưởng nặng nền đến hiệu quả hoạt động của chi nhánh.
Cuối cùng, các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng tuy đã được xây dựng và xác định song chưa thực sự rõ ràng và rời rạc. Công cụ đánh giá rủi ri chủ yếu còn dựa trên đánh giá chủ quan của nhà quản lí. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ri của chi nhánh cũng còn đơn giản so với mức độ phức tạp của rủi ro trên thực tế.
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của chi nhánh, bảo gồm cả nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng và nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh tế, xã hôi và khách hàng.
Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng. - Những hạn chế, sơ hở trong quy trình cho vay.
Chi nhánh chưa xây dựng được chính sách tín dụng phù hợp cho từng thời kì phát triển và cho từng loại hình sản phẩm. Mục tiêu của chi nhánh đưa ra là mau chóng thiết lập quan hệ với khách hàng, mở rộng ảnh hưởng và mở rộng tín dụng, do đó nhiều trường hợp còn chấp nhận rủi ro, cấp tín dụng cho những khoản vay không đủ điều kiện an toàn. Đến nay quy trình vẫn chưa xử lí cụ thể được một số công việc quan trọng gây khó khăn trong công tác quản lí và hạn chế RRTD.
Công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay vẫn chưa được chi nhánh coi trọng và hướng dẫn thực hiện. Sau khi cấp tín dụng, đặc biệt là các khoản tín dụng trung và dài hạn, việc kiểm tra thường xuyên là cần thiết để đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, không xảy ra tình trạng chiếm dụng vốn. Ở chi nhánh, công
tác kiểm tra được giao cho các cán bộ tín dụng tự thực hiện, không có chỉ đạo và giám sát, vì vậy không tránh khỏi lơ là.
- Chi nhánh chưa thành lập được phòng chuyên trách quản trị rủi ro.
Hiện nay, RRTD chỉ được theo dõi và quản lí bởi các cán bộ tín dụng trong khi đây là một công tác phức tạp và đòi hỏi kinh nghiệm chuyên môn. Đối với chi nhánh HDB Hà Nội, nơi mà cán bộ tín dụng đa phần là những nhân viên trẻ, thiếu kinh nghiệm thì việc vừa thực hiện thẩm định, cho vay và quản lí RRTD sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của chi nhánh nói chung và công tác tín dụng và quản trị RRTD nói riêng.
- Đối tượng khách hàng chưa đa dạng
Khách hàng của chi nhánh chủ yếu là khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là đối tượng khách hàng thường có lượng vốn vay nhỏ, do nhu cầu vốn nhỏ hoặc không có khả năng để vay vốn lớn. Đối tượng khách hàng này dễ dàng chịu tác động xấu của thị trường, do đó mức độ rủi ro là rất lớn. Bên cạnh đó, hoạt động của đối tượng này nhỏ lẻ nên rất khó kiểm soát, khi khách hàng gặp phải rủi ro sẽ kéo theo ngân hàng phải chịu hậu quả. Do đó, chi nhánh cần đa dạng hóa, mở rộng các đối tượng cho vay.
- Sảm phẩm tín dụng chưa phong phú
Các sản phẩm tín dụng chủ yếu của chi nhánh phần lớn bao gồm cho vay chiết khấu giấy tờ có giá, cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức. Các hoạt động khác như cho vay thấu chi, liên kết cho vay mua sắm trả góp hay bảo lãnh tuy có thực hiện song chưa đáng kể. Tập trung vào một số sản phẩm chính là hướng đi đúng, song cũng cần mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mới có thể phân tán rủi ro. Hơn nữa, mở rộng danh mục sản phẩm sẽ thu hút khách hàng và cho ngân hàng có nhiều lựa chọn hơn khi cấp tín dụng, có thể tiếp xúc và tìm ra những khách hàng đáng tin cậy để hợp tác lâu dài.
- Đội ngũ cán bộ tín dụng còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm.
Đội ngũ cán bộ của chi nhánh phần lớn còn rất trẻ, phần lớn dưới 35 tuổi, vì vậy kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế [Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp HDB Hà
Nội]. Chi nhánh chưa có được đội ngũ cán bộ quản lí có khả năng hoạch địch kế
hoạch định chiến lược kinh doanh, tổ chức điều hành kinh doanh để đưa ra những chính sách, định hướng phát triển linh hoạt, phù hợp cho ngân hàng. Do vây, việc tiến hành các nghiệp vụ và thưc hiện các chính sách, chủ trương của hội sở không nhất quán và kém hiệu quả.
Ngoài đội ngũ cán bộ quản lí điều hành, đội ngũ nhân viên tín dụng cũng gồm những nhân viên tuổi đời còn trẻ, do đó thiếu kinh nghiệm thực tế. Là một hoạt động qua trọng của ngân hàng, các cán bộ tín dụng cần phải có trình độ, có năng lực phân tích, xử lí tác nghiệp tín dụng, nắm chắc các văn bản luật trong và ngoài nước. Hơn nữa, cán bộ tín dụng còn cần có khả năng va chạm với các góc cạnh của nền kinh tế thị trường, có tư cách đạo đức và tinh thần trách nhiệm. Vì vậy, ban lãnh đạo cần quan tâm đào tạo để bồi dưỡng, phát huy những ưu điểm của đội ngũ nhân viên.
- Hệ thống thông tin của chi nhánh còn hạn chế.
Mặc dù hệ thống thông tin tín dụng CIC của ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra đời nhẳm hỗ trợ cung cấp thông tin cho các ngân hàng thương mại song hệ thống này chưa thực sự hiệu quả. Nguồn thông tin mà ngân hàng thu nhập được trước khi cung cấp tín dụng phần lớn do khách hàng cung cấp, do đó ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định của ngân hàng. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa chi nhánh với các ngân hàng chưa tốt, hệ thống thông tin nội bộ cũng chưa hiệu quả dẫn đến tình trạng không kiểm soát được hoạt động của khách hàng khi xin vay vốn một cách toàn diện.
- Chi nhánh mới đi vào hoạt động.
Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động của chi nhánh. Là một trong những chi nhánh đầu tiên của HDB tại Hà Nội, chi nhánh HDB Hà Nội mới đi vào hoạt động chưa đầy 3 năm. Mối quan hệ của chi nhánh chưa được rộng rãi dẫn đến một loạt các hạn chế khác như không thu hút được nhiều khách hàng, nhất là những khách hàng quan trọng, dẫn đến bị hạn chế trong lựa chọn cho vay, thông tin không nhạy bén,… Ngoài ra, chi nhánh mới thành lập do vậy nhân sự chưa đi vào ổn định, cán bộ nhân viên đôi khi tuyển chọn không được kỹ càng và chất lượng, còn
Nguyên nhân khách quan
- Nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh.
Môi trường kinh tế trong thời gian vừa qua có nhiều diễn biến khó lường, điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới toàn hệ thống ngân hàng nói chung và HDB Hà Nội nói riêng. Năm 2007, 2008, cuộc khủng hoảng tài chính làm chao đảo thị trường tài chính thế giới, làm phá sản nhiều ngân hàng lâu đời của thế giới, đẩy nền kinh tế những nước phát triển vào suy thoái. Ở Việt Nam, các ngân hàng chạy đua tăng lãi suất, đẩy chi phí vốn tăng cao. Kéo theo đó là chi phí tín dụng tăng cao và nguồn vốn cho tín dụng khan hiếm.
Bên cạnh đó là những thay đổi trong các văn bản luật điều hành của chính phủ và ngân hàng Nhà nước. Trong những năm 2007-2008, để đối phó với những diến biến trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế, ngân hàng Nhà nước đưa ra một loạt những thay đổi, bổ sung cho qui chế hoạt động của các tín dụng khiến các ngân hàng nói chung và HDB Hà Nội mất không ít thời gian và chi phí để kịp thích ứng. Theo PGS.TS Phan Thị Thu Hà, sự can thiệp quá sâu của Chính phủ vào thị trường tài chính và hoạt động của các ngân hàng cũng là một yếu tố gây bất ổn cho thị trường tài chính và góp phần tăng rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại.
Hành lang pháp luật nước ta còn chưa đồng bộ và chồng chéo, đôi khi đây là nguyên nhân tiềm ẩn làm phát sinh RRTD của ngân hàng. Năng lực pháp lí của khách hàng đôi khi không được pháp luật làm rõ và quản lí chặt chẽ gây khó khăn cho ngân hàng khi xác định trong quá trình cấp tín dụng. Việc xác định quyền và giá trị thực của tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp còn chưa được quy định rõ rang khiến ngân hàng khó đưa ra hạn mức cho vay phù hợp với tài sản đảm bảo.
- Nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng:
Khách hàng yếu kém về trình độ quản lí, khả năng tài chính hay ý thức trách
nhiệm.
Trình độ của người điều hành là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại trong kế hoạch kinh doanh nói riêng và trong hoạt động doanh nghiệp nói chung. Người điều hành không sáng suốt có thể đưa ra những quyết định sai lầm trong lựa
chọn ngành nghề, chiến lược và phương án kinh doanh không phù hợp với điều kiện thị trường. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp quản lý không tốt sẽ làm giảm hiệu quả, năng suất lao động, giảm khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp khó đứng vững trên thị trường và lầm vào khó khăn tài chính.
Bên cạnh đó, có một số khách hàng chủ tâm lừa đảo, chiếm dụng vốn của ngân hàng hoặc chây ỳ không chịu trả nợ. Đối với những khoản tín dụng này, sau khi cấp, khả năng thu hồi vốn của ngân hàng là rất thấp. Cũng có những trường hợp công tác giám sát lỏng lẻo, khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích, đến khi không có hiệu quả, dẫn đến thua lỗ thì cũng không còn khả năng trả nợ ngân hàng.
Báo cáo tài chính không minh bạch.
Báo cáo tài chính không minh bạch là nguyên nhân gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình thẩm định tình hình tài chính cảu khách hàng. Khi thẩm định dự án, cán bộ tín dụng thường phân tích đánh giá khách hàng thông qua báo cáo tài chính của khách hàng, song trên thực tế các báo cáo này đã bị chỉnh sửa và không qua kiểm toán. Do vậy, độ chính xác của những báo cáo này thường không cao, không thể tin cậy và do đó, gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc thẩm định, phân tích tình hình tài chính và đưa ra quyết định đối với các khoản vay của khách hàng.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DUNG TẠI CHI NHÁNH HDB HÀ NỘI
3.1. Định hướng phát triển của chi nhánh về hoạt động tín dụng
Chi nhánh chủ trương tiếp tục thay đổi cơ cấu đầu tơ, mở rộng thị trường hoạt động tín dụng tới nhiều lính vực trân cơ sở giữ vững thị phàn ban đầu trên địa bàn hoạt động. Chi nhánh sẽ tạp trung tiếp cận khách hàng, đa dạng hóa đối tượng khách hàng, bên cạnh tập trung cho vay các doanh nghiệp chỏ và vừa, các cá nhân, hộ sản xuất có thu nhập ổn định. Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng,. cho vay gắn liền với các duchj vụ tiện ích của ngân hàng như chuyển khoản, thanh toán, phát hành thẻ tín dụng. dịch vụ ngân hàng điện từ,…
Chi nhánh xác định đẩy mạnh tăng cường công tác tài trợ dự án, tăng cường xử lý nợ bằng đồng tài trợ, quan tâm hơn đến vị thế và vai trò của chi nhánh trên địa bàn, có những biện pháp kiên quyết và hữu hiệu nhằm cải thiện chất lượng tín dụng.
Đề phòng, hạn chế và ngăn ngừa RRTD, hình thành khuôn khổ pháp lý đồng bộ trong toàn hệ thống, áp dụng các chuẩn mực quốc tế về an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Từng bước nâng cao trình độ cán bộ tín dụng vả về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập trong thời gian tới. Nâng cao kĩ năng thẩm định, đặc biệt coi trọng công tác phân tích đánh giá của cán bộ tín dụng về khách hàng.
3.2. Giải pháp hạn chế RRTD tại chi nhánh
3.2.1. Đưa ra chính sách tín dụng và chiến lược khách hàng phù hợp
Chiến lược khách hàng phù hợp cho từng đối tượng sẽ thu hút được đông đảo khách hàng đến với ngân hàng, nhờ đó giúp ngân hàng có nhiều sự lựa chọn hơn trong quá trình cho vay, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Khách hàng là những người trực tiếp sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, do đó chiến lược khách hàng phù hợp có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đặc
biệt, thu hút được những cá nhân, tổ chức có uy tín, năng lực kinh doanh, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có phương án kinh doanh tốt, đa dạng ngành nghề, năng lực tài chính tốt là một mục tiêu quan trọng của chi nhánh. Vì vậy, ngân hàng cần đẩy mạnh công tác khách hàng, cụ thể là thực hiện những công tác sau:
- Tích cực áp dụng các chính sách ưu đãi phù hợp với khách hàng. Thực hiện chính sách ưu đãi về phí lãi suất và tiếp tục đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, tuyên truyền sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
- Thường xuyên theo dõi diễn biến thị trường tài chính tiền tệ, tình hình lãi suất, mức thu phí của các ngân hàng trên địa bàn để đưa ra chính sách lãi suất linh hoạt với mức phí phù hợp, nhằm giữ vững mối quan hệ với những khách hàng truyền thống và thu hút những khách hàng tiềm năng.
- Chủ động và tích cực tìm kiếm khách hàng tiềm năng, các dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cho vay dự án theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố, đồng thời luôn quan tâm duy trì và củng cố mạng lưới khách hàng truyền thống.
- Cung cấp các dịch vụ tư vấn cho khách hàng. Mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng là mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại cùng phát triển, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng của ngân hàng có quan hệ chặt chẽ với hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, khách hàng tiến hành kinh doanh tốt, đạt hiệu quả và lợi nhuận cao thì khả năng thanh toán của khách hàng được đảm bảo và hạn chế nguy cơ RRTD của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần đưa ra lời khuyên cho khách hàng về các bạn hàng, các lĩnh vực hiện đang đầu tư có hiệu quả, về công nghệ,… để khách hàng có định hướng phát triển và giảm thiểu rủi ro.
- Cán bộ tín dụng cần thường xuyên liên lạc với doanh nghiệp để thu thập thông