Khái quát tình hình hoạt động của HDB Hà Nội

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DUNG TẠI CHI NHÁNH HDB HÀ NỘI 61 (Trang 35)

2.1.2.1. Hoạt động tín dụng tại HDB Hà Nội

 Hoạt động cho vay:

Bảng 2.1.CƠ CẤU DƯ NỢ THEO LOẠI HÌNH TÍN DỤNG TẠI HDB HÀ NỘI GĐ 2006-2008 S T T Chỉ tiêu Năm 2006 (6 tháng cuối năm) Năm 2007 Năm 2008 Số tiền (triệu đ) Tỷ trọng % Số tiền (triệu đ) Tỷ trọng % Số tiền (triệu đ) Tỷ trọng % 1. Vay CK GTCG 75,764 57,16 1,510,932 66.27 381,262 23.46 2. Vay bổ sung VLĐ 24,786 18.7 308,251 13.52 674,602 41.51 3 Vay XNK 14,103 10.64 199,724 8.76 261,163 16.07 4 Vay khác 17,894 13.5 261,056 11.45 308,130 18.96 Tổng dư nợ 132,548 100 2,279,964 100 1,625,156 100

Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình dư nợ chi nhánh HDB Hà Nội.

Bảng tổng hợp trên cho thấy những biến động đáng kể trong hoạt động cho vay của chi nhánh trong giai đoạn 2006-2007. Sau nửa cuối năm 2006 chi nhánh mới đi vào hoạt động với nhiều trở ngại, đến năm 2007 tổng dư nợ tại chi nhánh đã tăng vọt lên 2,279,964 triệu đồng. Như vậy, chi nhánh đã rất nhanh chóng thích ứng với môi trường địa bàn và xây dựng được mối quan hệ khách hàng trong một thời gian ngắn. Thời gian này chi nhánh có thuận lợi từ phía môi trường kinh doanh, do năm 2007 là năm mà các hoạt động tài chính diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên, đến năm 2008, khi mà môi trường kinh doanh xấu đi thì chi nhánh lại không kịp điều chỉnh thích ứng, dẫn đến xu hướng giảm dư nợ đáng kể. Dư nợ năm 2008 còn 1,625,156 triệu đồng, giảm

Đặc điểm của hoạt động tín dụng chi nhánh HDB Hà Nội là trong cơ cấu tín dụng của chi nhánh, hoạt động cho vay chiết khấu chứng từ có giá chiếm tỷ trọng rất lớn so với loại hình cho vay truyền thống của ngân hàng. Đặc điểm này xuất phát từ thực tế thời gian hoạt động của chi nhánh là chưa lâu, bắt đầu từ tháng 6 năm 2008, hơn nữa chi nhánh Hà Nội là một trong những chi nhánh đầu tiên của HDB tại Hà Nội. Điều này khiến cho chi nhánh bị hạn chế về nhiều mặt, bao gồm quan hệ khách hàng, uy tín, thông tin khách hàng,… Trong những điều kiện không thuận lợi đó, chi nhánh đã lựa chọn tập trung phát triển loại hình cho vay chiết khấu, vốn là loại hình cho vay khá an toàn để dần dần tạo chỗ đứng trên địa bàn, tạo dựng mối quan hệ mà vẫn hạn chế được rủi ro.Tuy nhiên, hướng đi này khiến cho ngân hàng bị hạn chế về khả năng đa dạng hóa sản phẩm cho vay và đối tượng khách hàng.

 Tình hình sử dụng vốn và đóng góp thu nhập của hoạt động tín dụng:

Trong năm 2007, các hoạt động chiếm dụng nguồn vốn chủ yếu tại HDB Hà Nội là dư nợ chiếm 51.33% tổng tài sản và đầu tư chứng khoán chiếm 25.44%. Trong khi đó, thu thuần từ hoạt động tín dụng là 2,782 triệu, chỉ chiếm khoảng gần 10% tổng thu nhập, trong đó thu lãi từ đầu tư chứng khoán là 87,776 triệu. Một hoạt động đáng chú ý đem lại nguồn thu lớn cho chi nhánh là hoạt động dịch vụ, đặc biệt là nghiệp vụ chiết khấu. Như đã phân tích, hoạt động chiết khấu của ngân hàng chiếm hơn 50% tổng dư nợ, do đó ngoài lãi suất còn đem lại phí hoa hồng đáng kể cho chi nhánh. Thu thuần từ hoạt động dịch vụ năm 2007 là 32,060 triệu, chiếm tới 90% tổng thu của chi nhánh, trong đó thu từ nghiệp vụ chiết khấu chiếm tới hơn 90% tổng thu hoạt động dịch vụ.

Tuy nhiên, đến năm 2008, do hoạt động tín dụng thu hẹp và chất lượng tín dụng bị ảnh hưởng bởi môi trường kinh doanh tiêu cực, thu thuần từ hoạt động tín dụng giảm đáng kể. Thu và chi cho lãi năm 2008 giảm nhẹ, khoảng 15%, tuy nhiên thu thuần từ hoạt động tín dụng cũng giảm. Năm 2008, thu thuần từ hoạt động tín dụng là 2,098 triệu. Thu từ tín dụng giảm có một phần nguyên nhân từ việc thu hẹp hoạt động tín dụng của chi nhánh, cũng như tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn tăng đáng kể. Ngoài ra, năm 2008 thu từ hoạt động dịch vụ cũng giảm đáng kể. Nhìn vào cơ cấu nợ

năm 2008, ta nhận thấy một thay đổi lớn trong cơ cấu nợ, tỷ trọng cho vay chiết khấu, một hoạt động mang lại nguồn thu phí cho ngân hàng giảm đáng kể.

2.1.2.2. Hoạt động huy động vốn tại HDB Hà Nội

 Tình hình huy động vốn theo loại hình huy động

Bảng 2.2.TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI HDB HÀ NỘI GĐ 2006-2008

Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2006(6 tháng cuối năm) Năm 2007 Năm 2008 Tổng số Tỷ trọng % Tổng số Tỷ trọng % Tổng số Tỷ trọng % 1 Tiền gửi 271,525 96.67 3,859,857 97.81 3,103,384 98 2 Tiền vay 4,585 1.63 68,863 1.74 47,184 1,49 3 Phát hành GT CG 0 0 0 0 0 0 4 Tiền ký quỹ 4,776 1.7 17,561 0.45 14,250 0.45 Tổng số 280,886 100 3,946,281 100 3,166,718 100

Nguồn: Bảng tổng hợp tình hình huy động vốn HDB Hà Nội

Qua bảng dữ liệu trên ta thấy rằng, tổng vốn huy động của chi nhánh tăng qua các năm 200, tuy nhiên đến năm 2008 thì giảm nhẹ. Sau khi thành lập từ tháng 6 năm 2006, mặc dù chỉ mới hoạt động được hơn một năm, tổng huy động của chi nhánh đã tăng từ 280,886 triệu vào cuối năm 2006 lên 3,946,281triệu đồng vào cuối năm 2007. Tuy nhiên, trong năm 2008, nguồn vốn huy động giảm đáng kể khoảng 20% so với cuối năm 2007.

Nguồn vốn huy động tăng chủ yếu là do nguồn tiền gửi tăng cả về quy mô lẫn tỷ trọng, nguồn tiền gửi luôn ở mức cao từ, từ 95-98% trên tổng nguồn vốn huy động. Năm 2008 với môi trường kinh tế có nhiều biến động, huy động tiền gửi của chi nhánh Hà Nội giảm khoảng 20% so với cuối năm 2007, chiếm 98% tổng huy động vốn, tăng 8.9% so với năm 2007. Trong khi đó, tỷ trọng của nguồn đi vay và ký quĩ

Nguyên nhân suy giảm của tiền gửi nói riêng và nguồn vốn nói chung trong năm 2008 tại HDB Hà Nội đến cả từ phía môi trường kinh tế và từ phía bản thân ngân hàng. Năm 2008 là giai đoạn thị trường tài chính biến động mạnh, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất nhằm thu hút khách hàng, bổ sung cho nguồn vốn bị thiếu hụt của mình. Thêm vào đó là sự hấp dẫn của thị trường vàng, khiến cho nguồn tiền gửi của HDB Hà Nội bị thất thoát đáng kể. Bên cạnh đó, chi nhánh chưa thiết lập được mối quan hệ rộng rãi với các khách hàng nên không thể cạnh tranh được với các kênh đầu tư hấp dẫn khác, không thể thu hút được khách hàng gửi tiền tiết kiệm dẫn đến nguồn vốn giảm xuống đáng kể.  Tình hình huy động theo kỳ hạn Bảng 2.3. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN THEO KỲ HẠN TẠI HDB HÀ NỘI GĐ 2006-2008 Năm 2006 2007 2008 Huy động (triệu đ) Tỷ trọng % Huy động (triệu đ) Tỷ trọng % Huy động (triệu đ) Tỷ trọng % Có kỳ hạn 251,224 89.44 3,651,443 92.53 2,841,496 89.73 Không kỳ hạn 29,662 10.56 294,383 7.47 325,222 10.27 Tổng 280,886 100 3,946,281 100 3,166,718 100 Nguồn: Tổng hợp tình hình huy động vốn

Tiền gửi tại chi nhánh chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn, trong đó tiền gửi từ các tổ chức tín dụng chiếm tỷ lệ áp đảo. Điều này là do chi nhánh mới thành lập nên chưa thực sự tạo được uy tín trong khách hàng. Nguồn vốn đến từ các tổ chức tín dụng chiếm gần 80%, đặc biệt là nguồn vốn có kỳ hạn giúp cho chi nhánh có được nguồn vốn ổn định và an toàn trong điều kiện thị trường tài chính khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, năm 2008 huy động vốn không kỳ hạn tăng nhẹ, cả về số lượng lẫn tỷ trọng so với năm 2007 trong khi huy động vốn có kỳ hạn giảm. Điều này phản ánh sự bất ổn của thị trường tài chính năm 2008, khi mà lãi suất liên tục thay đổi và khách hàng gửi

tiền có tâm lý muốn rút tiền bất cứ lúc nào để chuyển vốn sang các ngân hàng khác có lãi suất cao hơn hoặc kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn.

2.1.2.3. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản tại HDB Hà Nội

Bảng 2.4.MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CƠ BẢN TẠI HDB HÀ NỘI GĐ 2006-2008

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008

1. Lợi nhuận sau thuế (triệu đ) 17,823 11,265

2. Tổng tài sản (triệu đ) 4,441,119 3,421,661

3. Nợ quá hạn (triệu đ) 43,055 47,746

4. Nợ xấu (triệu đ) 42,180 43,717

5. Tổng nợ (triệu đ) 2,279,964 1,625,156

6. Thu nhập từ lãi (triệu đ) 204,132 173,505

7. Chi phí lãi (triệu đ) 201,350 171,407

8.ROA=(1)/(2) 0.4% 0.33%

9. Tỷ lệ nợ quá hạn= (3)/(5) 1.89% 2.94%

10. Tỷ lệ nợ xấu =(4)/(5) 1.85% 2.69%

Nguồn: Báo cáo tài chính HDB Hà Nội

Nhìn vào bảng ta có thể thấy, hoạt động của chi nhánh năm 2008 kém hiệu quả hơn trước và tiềm ẩn những vấn đề, đặc biệt trong hoạt động tín dụng. Tính đến cuối năm 2008, chi nhánh giảm dư nợ xuống 654,807 triệu, tức khoảng 29% so với năm 2007. Mặc dù tổng dư nợ giảm xuống đáng kể, nợ xấu và nợ quá hạn đều tăng cả về số tuyệt đối cũng như tỷ trọng trong tổng dư nợ. Đây là điều mà chi nhánh và phòng tín dụng cần chú ý.

Hoạt động của chi nhánh cũng đi xuống trong năm 2008, xét về mặt lợi nhuận và tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản. Năm 2008, tổng tài sản giảm xuống đáng kể. Tổng tài sản giảm 1,019,458 triệu đồng, tương đương khoảng gần 23% so với năm 2007. Tỷ lệ ROA năm 2008 giảm nhẹ, từ 0,4% năm 2007 xuống còn 0.33% năm 2008, điều này phản ánh hiệu quả hoạt động của chi nhánh đang có những vấn đề chưa giải quyết được. Một trong những nguyên nhân chủ quan của kết quả này đến từ hoạt động tín dụng, với tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn tăng cao đã làm ảnh hưởng đến thu nhập cũng như hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh.

mà còn là hậu quả của những biến động lớn và những bất ổn trong nền kinh tế cũng như thị trường tài chính tiền tệ. Như vậy có thể thấy chi nhánh nhận thức được những khó khăn trên thị trường, và vị thế chưa cao của mình trên thị trường nên chọn hướng hoạt động an toàn là thu hẹp hoạt động tín dụng, bảo toàn vốn.

2.2. Thực trạng RRTD tại HDB Hà Nội

2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng

2.2.1.1. Qui trình cho vay tại chi nhánh HDB Hà Nội

-Trong hoạt động tín dụng, nếu hành động chủ quan sẽ mang lại những tổn thất nặng nề cho ngân hàng. VÌ vậy, để ra được quyết định đúng đắn, tiết kiệm thời gian, chi phí cho ngân hàng và khách hàng, đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh ngân hàng, chi nhánh HDB Hà Nội luôn tuần thủ nghiêm ngặt quy trình vay vốn.

Quy trình cấp tín dụng tại chi nhánh HDB Hà Nội:

1. Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.

2. Cán bộ tín dụng và tổ thẩm định hồ sơ vay vốn, bao gồm tính hợp pháp của hồ sơ, tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, hiệu quả và khả năng trả nợ của khách hàng, tài sản đảm bảo, cầm cố,…

3. Hoàn chỉnh báo cáo thẩm định rồi trình trưởng phòng tín dụng kiểm tra rồi trình lên lãnh đạo xét duyệt cho vay.

4. CBTD thông báo cho khách hàng và cùng khách hàng soạn thảo hợp đồng tín dụng và các hợp đồng liên quan khác.

5. Trưởng phòng tín dụng kiểm tra hợp đồng và trình lên lãnh đạo để lãnh đạo cùng khách hàng ký hợp đồng.

6. Lãnh đạo yêu cầu CBTD thực hiện đảm bảo tiền vay, CBTD tiếp nhận, kiểm tra căn cứ giải ngân.

7. CBTD trình trưởng phòng tín dụng kiểm tra rồi trình lại lên lãnh đạo để xét duyệt giải ngân.

8. Hồ sơ trả lại cho phòng tín dụng. Nếu lãnh đạo không duyệt, CBTD thông báo và trả hồ sơ lại cho khách hàng. Nếu lãnh đạo duyệt, CBTD chuyển chứng từ thanh toán đã được xét duyệt cho phòng kế toán thực hiện giải ngân cho khách hàng.

9. Phòng kế toán giải ngân cho khách hàng.

CBTD cần kiểm tra việc sử dụng vốn giải ngân, theo dõi hoạt động của khách hàng, theo dõi việc thu nợ và xử lý phát sinh. Khi kết thúc hợp đồng, khi KH đã trả hết nợ, CBTD tiến hành đối chiếu với phòng kế toán, thanh lý hợp đồng tín dụng, giải tỏa việc cầm cố, thế chấp, xuất kho tài sản đảm bảo theo quy định.

2.2.1.2. Tổng quan về hoạt động tín dụng tại chi nhánh HDB Hà Nội

Trong thời gian hoạt động, nhận thức được những biến động và khó khăn trong nền kinh tế, chi nhánh đã đưa ra nhiều biện pháp quản trị rủi ro, kiểm soát chặt chẽ các khoản tín dụng. Bên cạnh việc khống chế, thu hồi nợ từ các khách hàng sử dụng các khoản tín dụng đã cấp không hiệu quả, kiên quyết không cấp tín dụng cho các khách hàng có tình hình tài chính yếu kém không minh bạch, hoạt động kinh doanh không hiệu quả.

Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng rất đa dạng song với quy mô địa bàn hoạt động của chi nhánh còn nhiều hạn chế, đồng thời thời gian hoạt động còn quá ngắn nên chưa thực sự cung cấp được hết các sản phẩm. Trên thực tế, trong thời gian hoạt động vừa qua, chi nhánh tập trung vào hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá và cho vay truyền thống, trong đó tỷ trọng tín dụng dành cho chiết khâu giấy tờ có giá chiếm tỷ lệ rất lớn, những hoạt động khác diễn ra với tỷ lệ rất nhỏ.

Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình dư nợ HDB Hà Nội

Một điều đáng chú ý là dư nợ trong năm 2008 của chi nhánh đã giảm xuống đáng kể. Tổng dư nợ của chi nhánh năm 2007 đạt 2,279,964 triệu đồng, một con số đáng kể cho một chi nhánh mới đi vào hoạt động chưa đầy 2 năm. Tuy nhiên, đến năm 2008, dư nợ tín dụng giảm xuống chỉ còn 1,625,156 triệu đồng, tương đương với 71,28% so với năm 2007, do ảnh hưởng của bối cảnh nền kinh tế vĩ mô và tình hình khan hiếm vốn trên thị trường tài chính, cũng như những khó khăn tài chính của khách hàng. Đây là điều không thể tránh khỏi trong điều kiện một trường khắc nghiệt như năm 2008 vừa qua khiến chi nhánh phải thận trọng hơn khi cho vay khách hàng. Năm 2008 cũng là năm mà lãi suất huy động tăng cao, có lúc lên tới 18.27%/năm ở một số ngân hàng như ngân hàng TMCP Đông Á. Do đó, chi phí vốn tăng đẩy lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng cao, lãi suất cho vay của ngân hàng TMCP Đông Á thời điểm tháng 6 năm 2008 đạt 19% (nguồn:congnghemoi.net, ngày 12/6/2008). Điều này cũng khiến khách hàng dè dặt hơn trong việc quyết định vay vốn. Hơn nữa, do chi nhánh chỉ mới thành lập nên chưa thiết lập được mối quan hệ làm ăn lâu dài,

thân thiết với khách hàng, điều này cũng là một nguyên nhân khiến dự nợ tín dụng giảm đáng kể.

Hoạt động tín dụng thu hẹp trong khi chi phí vốn tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập cũng như hiệu quả hoạt động của chi nhánh trong thời gian vừa qua.Tuy nhiên, chi nhánh đã đưa ra kế hoạch chỉ tiêu mở rộng hoạt động tín dụng, tăng dư nợ cho năm 2009.

Biểu đồ 2.2. CƠ CẤU DƯ NỢ TẠI HDB HÀ NỘI 2006-2008

Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình dư nợ HDB Hà Nội

Qua bảng ta thấy, cơ cấu cho vay của chi nhánh trong thời gian qua có những biến đổi đáng kể. Trong 2 năm đầu hoạt động, cho vay chiết khấu chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng dư nợ, luôn lớn hơn 60% tổng dư nợ, sau đó là cho vay bổ sung vốn lưu động và các loại hình khác. Tuy nhiên, đến năm 2008, cơ cấu cho vay có những thay đổi đáng kể. Tỷ trọng cho vay chiết khấu giảm mạnh, từ hơn 60% trong năm 2007

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DUNG TẠI CHI NHÁNH HDB HÀ NỘI 61 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w