Tình hình giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án nhân dân từ tháng 07/1994 đến tháng 12/

Một phần của tài liệu thực trạng tình hình giải quyết tranh chấp kinh tế bằng tòa án và một số giải pháp, kiến nghị (Trang 29 - 33)

tháng 07/1994 đến tháng 12/1999

Các tranh chấp kinh tế ở nớc ta có chiều hớng tăng dần theo các năm nhất là hai năm gần đây 1998 và 1999, một số địa phơng nh Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng có số lợng án nhiều nhất.

Loại hình tranh chấp kinh tế thụ lý và giải quyết tại Toà án nhân dân (từ tháng 07/1994 đến tháng 12/1999). Tổng số: 4.205 vụ - Tranh chấp hợp đồng kinh tế: 4.205 vụ. Trong đó: + Hợp đồng mua bán hàng hoá : 1.520 vụ + Hợp đồng vận chuyển hàng hoá : 193 vụ + Hợp đồng xây dựng : 199 vụ

+ Hợp đồng xuất nhập khẩu uỷ thác : 77 vụ

+ Hợp đồng tín dụng : 904 vụ

+ Hợp đồng liên doanh, liên kết : 151 vụ

+ Hợp đồng thuê tàu : 04 vụ + Hợp đồng bảo hiểm : 287 vụ + Hợp đồng dịch vụ : 205 vụ + Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm : 104 vụ + Hợp đồng kiểm toán : 02 vụ + Hợp đồng gia công : 11 vụ

+ Hợp đồng thuê tài chính : 02 vụ + Hợp đồng L/C (bảo lãnh bằng th tín dụng) : 39 vụ

+ Các loại hợp đồng khác : 495 vụ

- Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp: 12 vụ

- Tranh chấp liên quan đến mua bán trái phiếu, cổ phiếu: 0

Nhìn chung số vụ tranh chấp kinh tế phải đa đến Toà án giải quyết ngày càng tăng lên rõ rệt. Trong các vụ việc tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 36%, tiếp đến là các hợp đồng vận chuyển hàng hoá, hai loại hợp đồng này thờng xảy ra tranh chấp về hàng hoá không đúng chủng loại, chất lợng hàng hoá bị h hỏng, mất mát, giao hàng không đúng thời gian.

Một loại hợp đồng mới phát sinh tranh chấp ngày càng nhiều lên đó là hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng với các tổ chức kinh tế. Tranh chấp trong loại hợp đồng này thờng liên quan đến tài sản thế chấp, bảo lãnh nh các tài sản thế chấp cha đủ thủ tục giấy tờ sở hữu hoặc các bất động sản còn đang làm thủ tục sang tên sở hữu thì xảy ra tranh chấp.

Thờng xảy ra việc do ngân hàng không xác minh kỹ nguồn gốc của tài sản thế chấp nên mới có việc khách hàng sử dụng tài sản đang thế chấp đó làm tài sản thế chấp cho một hợp đồng tín dụng khác. Đối với các tài sản bảo lãnh, thờng xảy ra tình trạng phổ biến nhất là ngời có tài sản bảo lãnh tham gia bảo lãnh không thực sự đúng nghĩa của nó mà thờng là cho mợn giấy tờ để kiếm một khoản tiền trong một thời gian nhất định, không tính đến việc ngời đợc bảo lãnh không trả đợc nợ. Vì thế khi ra trớc pháp luật, ngời nhận bảo lãnh thờng không lờng trớc đợc những thiệt thòi của mình do không hiểu biết pháp luật mà đã tham gia quan hệ bảo lãnh đó.

Đối với quan hệ hợp đồng tín dụng còn nổi lên một vấn đề rất phổ biến nữa là nhiều chi nhánh của ngân hàng thờng tham gia quan hệ pháp luật một cách tuỳ tiện, không hiểu biết về t cách pháp nhân, không biết rằng mình không đợc đứng danh nghĩa độc lập để tham gia các quan hệ tố tụng. Do đó khi có tranh chấp xảy ra đã tự mình đứng đơn khởi kiện mà không có sự uỷ quyền, thậm chí có những chi nhánh

Giám đốc còn ký giấy uỷ quyền cho ngời khác tham gia tố tụng. Vì không đủ thẩm quyền khởi kiện nên thờng bị Toà án trả lại đơn.

Về thời hiệu khởi kiện của án kinh tế quy định tại Điều 31 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, thời hiệu khởi kiện là 6 tháng kể từ ngày phát sinh tranh chấp trừ trờng hợp pháp luật có quyết định khác. Nắm đợc quy định này nhiều trờng hợp khi đến thời hạn phải thanh toán, một bên thờng tìm cách kéo dài, khất lần, hứa hẹn không bằng văn bản dây da cho qua thời hiệu khởi kiện. Đến khi khởi kiện đã quá thời hạn 6 tháng nên không đợc Toà án chấp nhận đơn, mất quyền khởi kiện.

Có những vụ việc các đơng sự nợ nhau hàng chục tỷ đồng không thanh toán đợc cùng đa nhau ra Toà, lại có những hợp đồng xây dựng khi xây dựng xong bên A lấy lý do này, lý do khác trì hoãn không thanh toán. Khi khởi kiện vẫn đợc toà án cấp sơ thẩm chấp nhận, song đến giai đoạn phúc thẩm, dựa vào quy định trên, luật s của bên A đề nghị Toà án cấp phúc thẩm bác đơn và đình chỉ vụ kiện, Toà án cấp phúc thẩm đã chấp nhận vì đã hết thời hạn khởi kiện.

Nhiều trờng hợp bên tham gia hợp đồng bị phía bên kia dùng thủ đoạn lật lọng trắng trợn để chiếm đoạt tài sản giao dịch đó nh: tạo ra các thiệt hại giả tạo, tạo ra các lý do để không thực hiện hợp đồng nh khi giá cả thị trờng tăng vọt không muốn bán hàng nữa, giữ lại hàng để bán với giá cao hơn, vin vào việc hàng hoá đến chậm hoặc ra các thông báo cấp tốc phải nhận hàng để phía bên kia không đủ điều kiện để tiếp nhận theo yêu cầu đề ra đó để có cớ đơn phơng huỷ hợp đồng.

Hoặc có trờng hợp ký hợp đồng uỷ thác nhận hàng từ nớc ngoài về vào thời điểm đó hàng liên tục tụt giá, phía bên uỷ thác đã tìm những lý do lật lọng từ chối không nhận hàng gây thiệt hại cho phía bên kia hàng tỷ đồng. Trớc việc bị lật lọng một cách trắng trợn nh vậy, các doanh nghiệp bị lừa thờng nghĩ ngay đến yếu tố hình sự lập tức báo với các cơ quan công an để cầu cứu. Cơ quan điều tra vào thu thập toàn bộ hồ sơ, sau hàng năm không truy cứu trách nhiệm hình sự, trả lại hồ sơ thì lúc này đã hết thời hạn khởi kiện. Đây là một thực tế nổi lên trong thời gian vừa qua, đó cũng là những tồn tại giữa luật pháp và thực tế của công tác giải quyết các tranh chấp kinh tế hiện nay.

- Từ tháng 07/1994 - 12/1999 các Toà án nhân dân địa phơng đã thụ lý 4.217 vụ. Riêng Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thụ lý 2.421 vụ bằng 57,4% tổng số vụ án kinh tế của cả nớc. Các Toà án Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng mỗi địa phơng thụ lý từ 200 - 300 vụ. Nhiều Toà án tỉnh khác thụ lý từ 45 - 50 vụ. Hiện còn hai tỉnh Hà Giang, Lai Châu cha thụ lý giải quyết vụ án kinh tế nào.

Thụ lý và giải quyết tranh chấp kinh tế tại Toà án nhân dân

(từ tháng 07/1994 - 12/1999)

Năm

Số vụ thụ lý và giải quyết sơ

thẩm Số vụ thụ lý và giải quyết phúc thẩm Số vụ thụ lý và giải quyết giám đốc thẩm, tái thẩm Ghi chú 6 tháng năm 1994 78 4 0 1995 453 49 10 1996 510 59 12 1997 630 71 13 1998 1.266 198 25 1999 1.280 206 27 Cộng 4.217 587 83

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác Toà án năm 1994 - 1999)

Đến nay, các Toà địa phơng đã giải quyết xong cấp sơ thẩm 100% các vụ án đã thụ lý đến tháng 12/1999. Trong số đó đã hoà giải thành công 2.302 vụ bằng 54,6% số vụ án đã giải quyết, đa ra xét xử 20,1% so với số vụ án đã giải quyết. Số còn lại là đình chỉ và tạm đình chỉ. Các Toà án nhân dân tỉnh giải quyết theo thủ tục phúc thẩm không nhiều chỉ có 12 vụ. Sở dĩ các Toà án cấp tỉnh ít phải giải quyết các vụ án kinh tế theo thủ tục phúc thẩm và giám đốc thẩm vì Toà án cấp huyện chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp hợp đồng kinh tế mà giá trị tranh chấp dới 50 triệu đồng. Trong hoạt động kinh tế thì đây là những loại hợp đồng nhỏ, nếu có phát sinh tranh chấp các bên đơng sự cũng rất dễ hoà giải hoặc thanh toán đợc với nhau, ít xảy ra kiện tụng. Hiện nay có nhiều Toà án nhân dân cấp huyện không thụ lý và

giải quyết vụ án kinh tế. Các vụ án kinh tế hiện nay chủ yếu do Toà án nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo trình tự sơ thẩm.

Trong các năm từ 1994 - 1999 các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao đã thụ lý 575 vụ. Đã giải quyết trong hạn luật định 316 vụ đạt tỷ lệ 54,9% số vụ thụ lý. Trong số đó đã xét xử 315/316 vụ và đã xử y án sơ thẩm 110 vụ (34,8%), sửa bản án sơ thẩm 10 vụ (32,1%), huỷ bản án sơ thẩm 75 vụ (24,1%), đình chỉ việc giải quyết đối với 29 vụ.

Cùng thời gian trên, Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã thụ lý 16 vụ, đã xét xử 12 vụ, đạt tỷ lệ 75%. Trong số đó sửa bản án 2 vụ, huỷ bản án 6 vụ (50%), y án phúc thẩm 4 vụ.

Toà kinh tế Toà án nhân dân tối cao đã thụ lý 30 vụ, đã xét xử 29 vụ, đạt tỷ lệ 97%. Trong đó huỷ án 15 vụ, sửa bản án 6 vụ, y án phúc thẩm 8 vụ.

Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã xét xử 4 vụ. Nếu tính tất cả các vụ án đợc giải quyết theo trình tự sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của Toà án các cấp là 4.887 vụ (sơ thẩm: 4.217 vụ; phúc thẩm: 597 vụ; giám đốc thẩm, tái thẩm: 83 vụ) thì số vụ án bị kháng cáo, kháng nghị chiếm tỷ lệ 14%.

Một phần của tài liệu thực trạng tình hình giải quyết tranh chấp kinh tế bằng tòa án và một số giải pháp, kiến nghị (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w