Đánh giá công tác huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước thời gian qua

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước (Trang 37 - 39)

2.3.1. Những kết quả đạt được trong công tác huy động vốn

2.3.1.1. Công tác huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước đã góp phần bù đắp thiếu hụt NSNN và đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, thực hiện các mục tiêu kinh tế -xã hội của đất nước.

Nguồn vốn huy động được từ việc phát hành trái phiếu Chính phủ đóng góp một phần quan trọng để cân đối NSNN hàng năm. Đây là nguồn vốn quan trọng trong việc bù đắp thiếu hụt ngân sách, tránh việc phát hành tiền để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, góp phần lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia. Hơn nữa, nguồn vốn huy động được đã giải quyết kịp thời các nhu cầu chi cấp bách của nền kinh tế, đặc biệt là bố trí nguốn vốn cho đầu tư phát triển…….

2.3.1.2. Công tác huy động vốn qua KBNN đã dần đi vào nề nếp, trái phiếu Chính phủ trở thành công cụ huy động vốn hiệu quả của nhà nước.

Từ năm 1991 đến nay, trái phiếu Chính phủ đã trở thành công cụ huy động vốn có hiệu quả. Thị trường sơ cấp trái phiếu Chính phủ đã từng bước đi vào nề nếp, nếu như ban đầu chỉ huy động vốn bằng việc bán lẻ trái phiếu Chính phủ qua KBNN, thì nay đã mở thêm nhiều kênh huy động mới. Thị trường đã duy trì được bốn phương thức phát hành: Đấu thầu qua NHNN từ 1 đến 2 phiên/tuần, bảo lãnh phát

hành 2 phiên/tháng, đấu thầu qua Sở GDCK từ 2 đến 3 phiên/tháng, phát hành trực tiếp qua KBNN thực hiện theo đợt.

Huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước đã thu hút được một khối lượng lớn vốn nhàn rỗi trong xã hội, đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi của NSNN. Từ đó đã tạo điều kiện cho ngân sách chủ động trong việc hoạch định và thực hiện dự toán thu - chi. Việc phát hành trái phiếu trung và dài hạn còn thu hút lượng vốn nhàn rỗi để đưa vào đầu tư, làm tăng tỷ lệ tiết kiệm so vói GDP, góp phần ổn định và phát triển kinh tế.

Huy động vốn qua phát hành trái phiếu trong nước đã làm giảm việc phải vay vốn nước ngoài. Do đó, Nhà nước không bị ràng buộc về sức ép kinh tế cũng như chính trị. Nhà nước hoàn toàn tự chủ thực hiện nhiệm vụ chi tiêu cũng như đầu tư phát triển.

2.3.1.3. Hành lang pháp lý cho công tác huy động vốn đã được thiết lập

Thực hiện chiến lược huy động các nguồn vốn trong nước phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển của đất nước, ngày 26/7/1994 Chính phủ đã ban hành Nghị định 72/CP quy định về quy chế phát hành các loại trái phiếu Chính phủ. Nghị định đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc tăng cường huy động vốn nhãn rỗi trong xã hội nhằm mục tiêu bù đắp thiếu hụt NSNN và phát triển ổn định nền kinh tế.

Sau 6 năm thực hiện Nghị định 72/CP, môi trường pháp lý đã có những cải thiện đáng kể. Do đó những quy định trong Nghị định 72/CP không còn phù hợp với các văn bản pháp quy định ra đời sau đó. Để tăng cường tính pháp lý và hiệu quả của công tác huy động vốn trong nước, ngày 13/1/2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 01/2000/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 72/CP. Nghị định mới là một bước tiến quan trọng, tạo ra cơ chế cho công tác phát hành trái phiếu Chính phủ phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước. Những quy định về trái phiếu công trình, phương thức huy động qua Sở GDCK, Chính phủ đã đưa ra những quy chế rõ ràng để trái phiếu Chính phủ có điều kiện thuận lợi khi tham gia thị trường chứng khoán.

Ngày 20/11/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 141/2003/NĐ-CP để thay thế cho Nghị định 01/2000/NĐ-CP nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế phát hành TPCP. Nghị định mới đã có một số quy định:

- Quy chuẩn hóa khái niệm TPCP: TPCP là một loại chứng khoán do Bộ Tài chính phát hành, có thời hạn, có mệnh giá, có lãi, xác nhận nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ đối với người sở hữu trái phiếu, bao gồm 6 loại: tín phiếu Kho bạc, trái phiếu Kho bạc, trái phiếu công trình Trung ương, trái phiếu ngoại tệ và công trái phiếu XDTQ.

- Cho phép TPCP được niêm yết, giao dịch tại thị trường giao dịch chứng khoán tập trung.

- Tạo cơ sở pháp lý cho việc phát hành TPCP theo các phương thức tiên tiến như bảo lãnh, đại lý, đấu thầu qua Sở GDCK.

Sự ra đời của Nghị định 141/2003/NĐ-CP đã thực sự tạo ra môi trường thuận lợi cho việc phát triển thị trường TPCP, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy sự phát triển thị trường chứng khoán trong nước.

2.3.1.4. Công tác huy động vốn đã góp phần phát triển thị trường trái phiếu và thị trường tài chính

Công tác huy động vốn đã tạo ra những hàng hóa có chất lượng cho thị trường trái phiếu nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung. Phương thức huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu không ngừng được cải tiến. Bên cạnh các phương thức truyền thống như bán lẻ qua hệ thống KBNN, đấu thầu qua NHNN, hiện nay TPCP còn được phát hành qua nhiều kênh mới như đấu thầu qua Sở GDCK, bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành. Kỳ hạn trái phiếu từ 1 năm đến 5 năm, 10 năm……

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w