Xây dựng đội ngũ TTV và CTVTT bậc học THPT đáp ứng yêu

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI CÔNG TÁC THANH TRA TOÀN DIỆN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK (Trang 94 - 97)

- Việc bố trí kinh phí, phương tiện làm việc cho Thanh tra Sở và các

3.2.4. Xây dựng đội ngũ TTV và CTVTT bậc học THPT đáp ứng yêu

Biện pháp này nhằm đảm bảo các cuộc TT thực hiện đúng kế hoạch. Trách nhiệm của TT Sở ngoài việc cung cấp đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo công tác TT cho các bộ phận chức năng của Sở để nghiên cứu, phối hợp thực hiện, cần phải thường xuyên tạo mối kết hợp chặt chẽ trong công tác theo dõi, kiểm tra hoạt động của đoàn TT để nắm bắt tình hình nhằm kịp thời có KH điều chỉnh đảm bảo các cuộc TT được thực hiện đúng KH đã dự kiến.

3.2.4. Xây dựng đội ngũ TTV và CTVTT bậc học THPT đáp ứng yêu cầu công tác TT tác TT

3.2.4.1. Mục đích và ý nghĩa

- Mục đích: xây dựng đội ngũ TTV, CTVTT bậc học THPT đủ về số lượng, đáp ứng các yêu cầu về phẩm chất của người cán bộ TT.

- Ý nghĩa: Trong bất kỳ hoạt động nào, đặc biệt hoạt động quản lý, giáo dục, vai trò con người là nhân tố trung tâm, then chốt. Do vậy, muốn thực hiện công tác TT đạt chất lượng, hiệu quả thì cần phải có người cán bộ TT có đủ phẩm chất và năng lực. 3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện

- Quy hoạch, lựa chọn người làm công tác TT

Thanh tra Sở phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ tham mưu cho Giám đốc Sở nội dung các tiêu chí về số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn của cán bộ TT để lựa chọn, quy

hoạch lực lượng TT. + Về số lượng

* Đối với Thanh tra Sở: Sở cần phải bố trí cho TT Sở số lượng cán bộ đạt ít nhất 10% tổng biên chế QLNN của cơ quan Sở, có đủ Chánh TT, Phó chánh TT và các TTV.

* Đối với CTVTT: theo quy định của Bộ cứ 50 GV thì cử 1 CTVTT (2%). Thực tế cho thấy thực hiện theo tỉ lệ như trên sẽ khó hoàn thành kế hoạch TT đã đề ra.

+ Về cơ cấu

Cần lựa chọn 100% TTV là đảng viên để đảm bảo về mặt phẩm chất chính trị và trong đó có 1 TTV có nghiệp vụ tài chính. Về CTVTT cần đảm bảo tính đồng bộ về các bộ môn, lưu ý lựa chọn những CTVTT là đảng viên, người dân tộc thiểu số.

+ Về tiêu chuẩn

Là những người có kinh nghiệm công tác, đã qua giảng dạy ít nhất 5 năm, là những GV giỏi, CBQL giỏi, được bồi dưỡng về nghiệp vụ TT.

Ngoài những tiêu chuẩn trên, cán bộ TT cần phải có các tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực, uy tín mà chúng tôi đã trình bày ở mục 1.6.2.3 của chương 1, đó là cơ sở dùng để làm tiêu chuẩn xây dựng quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ TT cho ngành.

- Bổ nhiệm lực lượng làm công tác TT

Lựa chọn những CB, GV có đủ tiêu chuẩn quy định; có phẩm chất, năng lực, uy tín để đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ trước khi bổ nhiệm làm TTV, CTVTT. Đồng thời Sở phải tạo các điều kiện về mặt pháp lý, môi trường hoạt động để phát huy năng lực, sở trường của mỗi người.

- Tăng cường công tác bồi dưỡng và mỗi cán bộ TT cần phải thường xuyên tự nâng cao phẩm chất, năng lực và uy tín

Qua kết quả khảo sát đánh giá của HT, GV THPT về phẩm chất, uy tín, năng lực của lực lượng CTVTT bậc học THPT ở bảng 2.15 và kết quả tự đánh giá của

CTVTT về phẩm chất và năng lực ở bảng 2.16, trách nhiệm Sở GD&ĐT cần phải tăng cường công tác bồi dưỡng bằng các hình thức đa dạng, phù hợp; bản thân cán bộ TT cần phải tự nâng cao các phẩm chất, năng lực và uy tín sau:

+ Về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống

Có lập trường tư tưởng vững vàng, tuyệt đối trung thành với Chủ nghĩa Mác- LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh; nắm vững và thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, luôn học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; có tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ với công tác TT; kiên quyết, thẳng thắn; thái độ thận trọng, khách quan, công bằng, cởi mở, chân thành, linh hoạt, luôn luôn tìm thấy ở đối tượng TT mặt mạnh để phát huy.

+ Về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ TT:

Kiến thức chuyên môn vững vàng; trình độ nghiệp vụ sư phạm cao; thực hiện đúng quy trình TT; thực hiện tốt chức năng tư vấn, thúc đấy trong thanh tra; nghiệp vụ thanh tra giỏi; năng lực phân tích, tổng hợp, quan sát tốt, có khả năng trong giao tiếp, có năng lực cảm hoá, thuyết phục.

+ Về uy tín:

Khẳng định và phát huy uy tín cá nhân để cán bộ giáo viên trong đơn vị tin tưởng và tôn trọng và được đối tượng TT tin tưởng, chấp nhận và phục tùng kết luận TT.

- Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng khả năng thực hiện các nhiệm vụ trong công tác TT.

Qua kết quả tự đánh giá của TTV, CTVTT bậc học THPT về khả năng thực hiện các nhiệm vụ trong công tác TT toàn diện trường THPT ở bảng 2.18, Sở GD&ĐT cần có kế hoạch bồi dưỡng và mỗi cá nhân cán bộ TT thường xuyên tự bồi dưỡng, đúc rút kinh nghiệm về các khả năng: kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy; đặc biệt coi trọng về khả năng tư vấn và thúc đẩy trong khi tiến hành hoạt động TT. Vì đây là nhiệm vụ khó khăn, nó đòi hỏi cán bộ TT phải có kiến thức, chuyên môn sâu; biết vận dụng đa dạng các phương pháp dạy học theo hướng đổi mới; có năng lực phân tích, tổng hợp, quan sát tốt để phát hiện những kinh nghiệm tốt cũng như

những thiếu sót, yếu kém của nhà trường nhằm tạo sự tự tin và đưa ra những kiến nghị để họ khắc phục; mặt khác phát hiện những khó khăn khách quan để kiến nghị với các cấp quản lý tạo điều kiện cho nhà trường làm tốt nhiệm vụ và điều quan trọng là biết phát hiện những thiếu sót, chưa hợp lý trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách và quy định quản lý để kiến nghị điều chỉnh, bổ sung nhằm thúc đẩy cả hệ thống.

- Tăng cường biện pháp QL, đánh giá cán bộ TT

Giám đốc và Chánh TT Sở có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đánh giá về phẩm chất, đạo đức, năng lực của TTV, CTVTT. Cần mở rộng dân chủ trong việc tổ chức động viên CBQL, GV kiểm tra, giám sát công việc và tư cách của cán bộ TT để đánh giá cán bộ TT được khách quan.

- Thường xuyên xây dựng và rèn luyện bản lĩnh người cán bộ TT

Hoạt động TT có tính độc lập tương đối với cơ quan QLNN cùng cấp. Tính độc lập tương đối đó giúp cho hoạt động TT được khách quan, chính xác, nhưng không trái với bản chất của TT là chức năng thiết yếu của hoạt động QL.

Xuất phát từ vấn đề trên, người cán bộ TT phải có bản lĩnh vững vàng để xử lý hai vấn đề đồng thời xảy ra, đó là vừa thực hiện công tác QL vừa mạnh dạn thay đổi những gì không đúng, không phù hợp. Đây là vấn đề khó bởi vì việc thay đổi một quyết định QL không phải dễ dàng, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có tính bảo thủ của người QL, của đối tượng TT. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, cán bộ TT phải thực hiện đúng chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ được quy định tại Luật TT.

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI CÔNG TÁC THANH TRA TOÀN DIỆN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w