Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, TTV,

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI CÔNG TÁC THANH TRA TOÀN DIỆN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK (Trang 89 - 90)

- Việc bố trí kinh phí, phương tiện làm việc cho Thanh tra Sở và các

3.2.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, TTV,

GV về công tác thanh tra

3.2.1.1. Mục đích và ý nghĩa

- Mục đích: nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, chức năng, nhiệm vụ của TTGD, TT toàn diện nhà trường cho CBQL, TTV, CTVTT và GV.

- Ý nghĩa: nhận thức là sự khởi đầu của thái độ và hành vi của con người, nếu có nhận thức đúng sẽ có thái độ, hành vi đúng và phù hợp với các chuẩn mực của xã hội. Do vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động TT điều quan trọng phải nâng cao nhận thức cho CBQL, TTV, CTVTT, GV về công tác thanh tra để họ hiểu. Từ đó, với nhiệm vụ của mình mỗi cá nhân sẽ tự nâng cao tinh thần trách nhiệm, cùng hợp tác để làm tăng hiệu quả hoạt động TT.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện

- Làm cho mọi người hiểu đúng đắn và thực hiện đầy đủ các quy định về vai trò, vị trí của TTGD, mục đích, thẩm quyền và tầm quan trọng TT toàn diện nhà trường để từ đó nâng cao nhận thức cho mọi người và xây dựng tinh thần hợp tác, cùng tích cực tham gia các hoạt động TT. Tổ chức tuyên truyền bằng hình thức mở

các hội nghị tập huấn cho CBQL, TTV, CTVTT về các văn bản pháp luật về TT nói chung, TT toàn diện nhà trường nói riêng, các văn bản hướng dẫn của Bộ của Sở; thông qua Website, tạp chí của ngành; qua hoạt động thanh tra; phổ biến lồng ghép trong các cuộc họp, hội nghị; cung cấp các văn bản về TT; qua việc TT, KT trách nhiệm của HT …Để thực hiện tốt nội dung này, Sở GD&ĐT, các nhà trường cần phải xây dựng kế hoạch công tác tuyên truyền một cách thường xuyên, triển khai tổ chức, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, đều đặn, có nề nếp, đảm bảo chất lượng.

- Thông qua các hội nghị, tổng kết, để phổ biến, gửi văn bản và những nội dung đã được cụ thể hoá về công tác TT toàn diện nhà trường, công tác kiểm tra nội bộ trường học để họ có thể vận dụng phù hợp với thực tế nhưng đảm bảo tuân thủ đúng các quy định về TT, KT. Đặc biệt phải quán triệt các nội dung đã cụ thể hoá về nội dung cần thực hiện khi tiến hành TT toàn diện nhà trường cho lực lượng TT để họ nắm vững và có thể vận dụng trong các trường hợp cụ thể.

- HT các nhà trường cần tăng cường công tác KT cán bộ, GV trong việc chấp hành các quy định của Đảng và Nhà nước về công tác TT, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Qua KT, giúp cho HT xem xét lại tính đúng đắn, tính hợp lý, khả thi của các biện pháp QL của mình trong hoạt động chuyên môn, đồng thời ngăn ngừa, phát hiện các sai phạm để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả QLGD.

- Sở GD&ĐT cần coi trọng thông tin phản hồi trong quá trình chỉ đạo thực hiện các hoạt động TT thông qua quan sát thực tế và những phản ánh từ những tổ chức TT, cán bộ TT, HT, GV để nghiên cứu, chỉ đạo, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn, nội dung QL về công tác TT.

Một phần của tài liệu ĐỔI MỚI CÔNG TÁC THANH TRA TOÀN DIỆN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w