Việt Nam đã tham gia vào thị trường xuất khẩu giày dép thế giới từ rất lâu, do vậy các nhà kinh doanh giày dép đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm từ những thành công cũng như những thất bại của mình. Sau đây là một số kinh nghiệm xuất khẩu giày dép của những nhà kinh doanh xuất khẩu mặt hàng này:
5.1. Nhạy bén nắm bắt cơ hội kinh doanh
Kinh doanh trong môi trường quốc tế phải cạnh tranh với vô vàn các đối thủ mạnh, các doanh nghiệp có rất nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng có thể gặp phải những rủi ro lớn. Do vậy các nhà lãnh đạo cần phải rất nhạy bén để nắm bắt những cơ hội kinh doanh quý báu. BITI’S là một ví dụ: BITI'S quan tâm đến thị trường
Trung Quốc và tâm đắc với nhận định của Báo Newsweek khi cho rằng: Trung Quốc chứ không phải Nhật, sẽ vẽ lại bản đồ kinh tế khu vực. Trong xu hướng mới, nền kinh tế nào nhanh chóng bước vào quỹ đạo kinh tế Trung Quốc thì nền kinh tế đó có nhiều cơ hội hơn để phát triển. BITI'S đã nhận định và nắm bắt cơ hội này cách đây gần 10 năm và giờ đây đang chuyển sang giai đoạn tăng tốc trong việc phát triển thị trường cũng như mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Từng ấy năm, với bao nhiêu khó khăn, nhưng công ty vẫn vững tin và kiên định với những nhận định suy đoán của mình về cơ hội làm việc với thị trường rộng lớn này.
5.2. Nghiên cứu tìm ra ngách thị trường
Thị trường thế giới rất rộng lớn, một doanh nghiệp không thể đáp ứng thành công trên cả thị trường rộng lớn đó. Do vậy muốn thâm nhập, các doanh nghiệp cần thiết phải nghiên cứu tìm cho mình một ngách thị trường để len vào dựa trên những lợi thế so sánh. Ngách thị trường mà BITI'S phát hiện trên thị trường Trung Quốc thể hiện ở hai điểm:
+ Vị trí địa lý: Việc vận chuyển giao thương buôn bán giữa các tỉnh phía đông có kinh tế phát triển và các tỉnh phía tây, đặc biệt là các tỉnh Tây Nam của Trung Quốc diễn ra không thuận do điều kiện về giao thông, xa xôi cách trở. trong khi đó thì hàng hoá của Việt Nam, mặc dù từ thành phố Hồ Chí Minh đưa ra nhưng vẫn tỏ ra có ưu thế hơn nhiều trong vấn đề giao thương, vận chuyển.
+ Sản phẩm và công nghệ: Trung Quốc là nước sản xuất và xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới. Do vậy, việc đổi mới công nghệ diễn ra rất nhanh. Từ công nghệ sản xuất dép bằng chất liệu PU, TPR. Chính điều này đã làm các nhà sản xuất Trung Quốc bỏ qua nhu cầu của người tiêu dùng trong nước mà đặc biệt là các tỉnh Tây Nam Trung Quốc đang có mức sống thấp hơn, nhưng lại cần những sản phẩm có chất lượng cao. Những sản phẩm có chất lượng thấp cho dù là giá rất rẻ không còn chiếm ưu thế như trước đây.
Nhu cầu này hoàn toàn phù hợp với sản phẩm xuất trên chất liệu EVA mà công ty BITI'S đang có thế mạnh. Do vậy BITI'S nhắm đến mục tiêu chất lượng, với sản phẩm phù hợp với điều kiện khí hậu và địa lý ở đây để dần chinh phục được người tiêu dùng các tỉnh Tây Nam Trung Quốc.
5.3. Từng bước chinh phục người tiêu dùng
Người tiêu dùng thế giới đặt ra những yêu cầu rất khắt khe đối với sản phẩm giày dép của Việt Nam. Với những sản phẩm chất lượng, giá cả cạnh tranh, giày dép Việt Nam từng bước chinh phục người tiêu dùng các nước, nâng cao uy tín mặt hàng giày dép của Việt Nam.
5.4. Nên đăng ký và bảo hộ thương hiệu
Đối với các doanh nghiệp tự sản xuất và xuất khẩu trực tiếp sang thị trường nước ngoài thì việc đầu tiên cần phải làm là đi đăng ký bản quyền nhằm bảo hộ cho thương hiệu giày dép của mình. Việc này giúp tránh nguy cơ bị ăn cắp thương hiệu, bị làm giả gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp về lợi nhuận cũng như uy tín của doanh nghiệp thậm chí có thể mất luôn thương hiệu mà doanh nghiệp đã gia sức gây dựng bấy lâu.
5.5.Cần chú ý đến đặc điểm và tâm lý kinh doanh của những đối tác quốc tế
Với thị trường vô cùng rộng lớn và có hàng vô số thương hiệu lớn nhỏ, thì doanh nghiệp cũng không nên đặt tham vọng là sẽ dễ dàng chiếm lĩnh ngay một thị phần lớn mà cần biết lượng sức mình và tranh thủ vào các ngách thị trường, sự ủng hộ của khách hàng lập mạng lưới kinh tiêu. Mỗi nhà phân phối sẽ tự chọn khu vực thị trường cho mình rất hợp lý. Khi làm việc với đối tác, kinh nghiệm của BITI'S là tôn trọng quyết định về thị trường của bạn hàng nhưng không bỏ qua mục tiêu tìm kiếm thị trường mới cho công ty. Các thương nhân có kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường quốc tế sẽ biết nơi nào tiêu thụ tốt sản phẩm của doanh nghiệp và sẽ tập trung đầu tư, làm hết sức để đạt đến thành công như sự tính.Tuy
vậy, doanh nghiệp phải biết kiên trì thuyết phục khách hàng một chính sách kinh doanh thống nhất. Những thương nhân luôn muốn có một sự quan tâm đặc biệt, được hưởng những ưu đãi hơn hẳn người khác và ngược lại họ càng không muốn thua thiệt bất kỳ ai. Do vậy, khi giao dịch với họ, doanh nghiệp phải luôn thể hiện sự công băng, kiên định và có một quan điểm chính kiến thống nhất. Chính điều đó làm cho họ tôn trọng và tin tưởng hơn vào sự ổn định lâu dài trong quan hệ hợp tác.Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải biết đón nhận góp ý của họ. Khi đã hợp tác họ luôn có những góp ý chân tình và có trách nhiệm với nhau. Nghe những góp ý, có khi là chê trách sản phẩm của các kinh tiêu sẽ giúp đôi bên cùng có lợi trong việc chinh phục người tiêu dùng.Ngoài ra, trước khi đi đến quyết định hợp tác, để giúp các doanh nhân Trung Quốc quyết định nhanh, chúng ta phải tạo điều kiện cho họ có niềm tin bằng cách so sánh giữa cái lợi và hại, đưa họ đi thăm một số nơi đang kinh doanh sản phẩm của doanh nghiệp.
5.6. Tích cực tìm kiếm và xâm nhập vào những thị trường mới
Đây không chỉ là biện pháp giúp mở rộng thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép mà nó còn giúp doanh thu xuất khẩu giày dép của các doanh nghiệp không giảm mà có thể còn tăng lên khi những thị trường tiêu thụ gặp khó khăn. Tuy nhiên thực hiện chiến lược này sẽ là rất mạo hiểm khi công tác nghiên cứu thị trường không làm tốt và doanh nghiệp không đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nước đó cũng như không thể thích ứng với môi trường kinh doanh quốc tế.
5.7. Tích cực tham gia các chương trình xúc tiến thương mại
Tóm lại để đạt được những mục tiêu trên, các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép cần tham gia tích cực Chương trình quốc gia trọng điểm hỗ trợ xúc tiến thương mại, và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này. Việt Nam cần xây dựng các Trung tâm xúc tiến thương mại và dịch vụ chuyên ngành, các trung tâm này sẽ là
nền tảng chất lượng và dịch vụ cho sự phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp da giày của cả nước trong tương lai.
- Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp sản xuất gia công khi chuyển sang phương thức tự sản xuất là phải kết nối được giữa công đoạn thiết kế và sản xuất. Có đội ngũ nhân viên đủ trình độ về mặt khai thác nguồn nguyên vật liệu, một đội ngũ nhân viên bán hàng, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và một đội ngũ nhân viên chuyên trách việc thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu, am hiểu về lĩnh vực tài chính đồng thời phải nâng cấp quy trình sản xuất, đổi mới máy móc thiết bị.
Bước tiếp theo, các doanh nghiệp cần tạo thêm giá trị sản phẩm thông qua việc thực hiện các chức năng của các công ty thương mại. Thay vì tiếp thị sản phẩm với các công ty thương mại, các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm trực tiếp tới các nhà nhập khẩu hay các nhà bán lẻ có quy mô nước ngoài. Các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên thực hiện thương mại hoá việc phát triển sản phẩm đồng thời phát triển đội ngũ marketing được đào tạo toàn diện, có văn phòng đại diện hay đại lý ở nước ngoài.
Ở giai đoạn tự sản xuất này, doanh nghiệp có thể gia tăng một phần giá trị trong giai đoạn nghiên cứu, thiết kế sản phẩm và thực hiện gia tăng giá trị sản phẩm trong toàn bộ công đoạn sản xuất, do đó giá bán sản phẩm của các doanh nghiệp này có thể đạt được cao hơn. Doanh nghiệp phải chấp nhận rủi ro nhiều hơn, do có chi phí quản lý cao hơn, lại phải đầu tư lớn hơn vào nhà xưởng, máy móc so với các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình khác.
CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG GIÀY DÉP CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG HÀNG GIÀY DÉP CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG