II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC.
8. Cung ứng nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ khắc phục một số khó khăn hiện nay trong việc tiếp cận nguồn nguyên liệu khai thác ở trong nước, nhất là một số nguyên liệu như gố, song, mây… đề nghị Nhà nước cho áp dụng một số biện pháp sau:
- Đối vớ gỗ, nguyên liệu khai thác từ vùng tự nhiên được các bộ ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW giao hạn mức cho các doanh nghiệp, đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh sản phẩm gỗ mỹ nghệ thuộc ngành địa phương mình quản lý ( trên cơ sở hạn mức chung do Chính phủ phê duyệt ) đề nghị ưu tiên giao cho các đơn vị có hợp đồng xuất khẩu sản phẩm gỗ mỹ nghệ. Các đơn vị này phải quyết toán việc sử dụng gỗ nguyên liệu cho các hợp đồng đó để được giao hạn mức gỗ nguyên liệu cho năm sau và được nhận gỗ trực tiếp từ các đơn vị khai thác gỗ tránh việc giao nhận lòng vòng đẩy giá thành lên cao, khó cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm.
- Đối với các loại nguyên vật liệu khác như song mây, tre, lá … các đơn vị nhập khẩu phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, đề nghi Nhà nước có chính sách hỗ trợ các dự án đầu tư xây dựng vùng trồng
nguyên liệu ( mây,vườn…) phục vụ cho xuất khẩu ( giao đất, giảm tiền thuê đất hoặc giảm thuế sử dụng đât… ).
Nhà nước tổ chức, xây dựng ngành công nghiệp khai thác và xử lý nguyên liệu để cung ứng cho các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu như nguyên liệu gỗ, nguyên liệu cho các ngành sản xuất gốm sứ, vì các cơ sở sản xuất thường không đủ khả năng ốn và kỹ thuật để đầu tư xây dựng công nghiệp này. Nguyên liệu được khai thác, xử lý đúng qui trình công nghệ vừa đảm bảo tiết kiệm nguyên liệu, bảo đảm chất lượng nguyên liệu đầu vào do đó nâng cao chất lượng sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh hàng hoá của ta trên thi trường thế giới.