2. Số giáo viên tiểu
2.2.4. Giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, chống thất thoát lãng phí trong đầu tư:
lãng phí trong đầu tư:
2.2.4.1. Đổi mới về tư duy, nhận thức của các cá nhân và tổ chức trong công cuộc đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo:
Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội nhằm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2010 và về cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 đòi hỏi giáo dục phải phát triển mạnh mẽ để góp phần thúc đẩy CNH, HĐH. Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ; xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế; nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân vừa là thời cơ, vừa tạo ra thách thức to lớn đối với giáo dục nước ta. Trong bối cảnh đó, giáo dục phải được đổi mới mạnh mẽ, trước hết là phải đổi mới tư duy một cách sâu sắc, toàn diện với các nội dung sau đây:
Thứ nhất, cần nhận thức sâu sắc hơn mục tiêu giáo dục trong thời kỳ mới là phát triển con người Việt Nam với đầy đủ bản lĩnh và phẩm chất tốt đẹp của dân tộc và của thời đại, đáp ứng những đòi hỏi của công cuộc CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Thế hệ trẻ do nhà trường đào tạo phải trung thực, năng động và sáng tạo, biết hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, có hoài bão, có ý chí vươn lên, tự lập thân, lập nghiệp và góp phần đưa đất nước ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu.
Thứ hai, nền giáo dục Việt Nam phải là nền giáo dục của dân, do dân, vì dân, hướng tới một xã hội học tập. Nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân và yêu cầu xây dựng xã hội học tập đòi hỏi phải xem xét lại nhiều vấn đề của hệ thống giáo dục quốc dân. Hệ thống giáo dục không chỉ dành cho TS, mà còn dành cho tất cả mọi người để học tập suốt đời, trong đó, học theo trường lớp chính quy và không chính quy đều có thể đạt được trình độ mong muốn về kiến thức và kỹ năng.
Thứ ba, Xã hội hoá giáo dục là giải pháp cơ bản để phát triển giáo dục. Cùng với việc tăng ngân sách và điều chỉnh cơ cấu đầu tư để tập trung giải quyết các mục tiêu ưu tiên, Nhà nước cần tạo cơ chế, mạnh dạn huy động nguồn lực và trí tuệ từ nhân dân để
phát triển giáo dục và có chính sách bảo đảm bình đẳng giữa trường công lập và trường ngoài công lập. Gắn chặt hơn nữa mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Thứ tư, giáo dục Việt Nam phải tăng cường hợp tác quốc tế nhằm nâng cao khả năng hợp tác và cạnh tranh của đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ năm, do khoa học và công nghệ có những bước phát triển nhảy vọt, khối lượng tri thức của nhân loại ngày càng lớn, đòi hỏi giáo dục phải thường xuyên cập nhật các thành tựu mới, đồng thời phải chuyển dần từ việc học để tiếp nhận tri thức sang học để biết cách tìm kiếm và tích lũy tri thức.
Trong bối cảnh trên, để tạo ra sự chuyển biến cơ bản và vững chắc, rút ngắn khoảng cách so với các nền giáo dục tiên tiến, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, giáo dục nước ta cần phải được tiếp tục đổi mới theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa. Chính phủ dự kiến sẽ điều chỉnh một số chỉ tiêu, bổ sung, hoàn chỉnh một số nhiệm vụ và giải pháp của Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001- 2010, từ đó xây dựng Tầm nhìn và Chiến lược phát triển giáo dục cho 15-20 năm tới. Để làm được việc đó, sẽ tập trung lực lượng, phát huy trí tuệ của toàn xã hội tổng kết thực tiễn giáo dục trong thời kỳ đổi mới, nghiên cứu kinh nghiệm và mô hình giáo dục tiên tiến, vận dụng phù hợp vào điều kiện nước ta. Cùng với việc xây dựng Tầm nhìn và Chiến lược đó, trước mắt Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo giải quyết một số nhiệm vụ trọng tâm với những giải pháp quyết liệt để trong vài năm tới giáo dục nước nhà có chuyển biến rõ rệt, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển tiếp theo.
2.2.4.2. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo Việt Nam:
Giáo du ̣c – đào ta ̣o luôn giữ mô ̣t vai trò vô cùng quan tro ̣ng đối với sự phát triển của đất nước. Do đó trong hoa ̣t đô ̣ng đầu tư cần có sự quản lý tốt của các cơ quan chức năng.
Để khắc phục các yếu kém trong công tác quản lý Nhà nước đối với hoa ̣t đô ̣ng đầu tư phát triển ngành giáo dục, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp sau đây: - Phân cấp mạnh trong quản lý giáo dục, làm rõ trách nhiệm của Chính phủ, của các bộ, ngành, địa phương và cơ sở giáo dục. Triển khai nghiêm túc Nghị định
166/2004/NĐ-CP “Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục”; xác định rõ cơ chế phối hợp giữa Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH với các bộ, ngành, địa phương. Phân cấp cho UBND cấp tỉnh quyết định và chịu trách nhiệm cụ thể hoá các chính sách giáo dục, huy động nguồn lực, xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn.
Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTB&XH cần cải tiến công tác quản lý, điều hành, tập trung vào chức năng quản lý nhà nước, lấy việc quản lý chất lượng làm nhiệm vụ trọng tâm. Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với các bộ, ngành có liên quan khẩn trương hoàn chỉnh hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; tiến hành xây dựng các dự án Luật Giáo viên, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp để trình Quốc hội thông qua trong khoảng 3 - 5 năm tới; đồng thời rà soát, bổ sung các văn bản còn thiếu, thay thế, sửa đổi các văn bản đã lạc hậu hoặc còn chồng chéo.
Cùng với việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục, trong năm 2008 sẽ bổ sung các quy định để tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm của cơ sở giáo dục đối với xã hội về sản phẩm đào tạo, về tài chính, nhân sự và tuyển sinh. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học được tự quyết định chương trình và nội dung đào tạo trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng và chương trình khung do Bộ GD&ĐT ban hành.
Rà soát, sửa đổi các quy định về đầu tư, quản lý nhân sự, đất đai, tài chính v.v. nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giáo dục. Ban hành chính sách mới về học phí, học bổng; về giao quyền sử dụng đất, bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập chính đáng của nhà đầu tư tham gia mở trường.
Cần đổi mới và tăng cường công tác thanh tra giáo dục, tập trung vào thanh tra chuyên môn, khắc phục những thiếu sót, sơ hở và bệnh thành tích trong khâu đánh giá, thi cử. Chấn chỉnh việc tổ chức liên kết đào tạo, ngăn chặn và tiến tới xoá bỏ tình trạng “học giả, bằng thật”. Xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp lợi dụng hoạt động giáo dục nhằm thu lợi bất chính. Quy định trách nhiệm cụ thể và tăng thêm quyền của thanh tra giáo dục trong việc xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra. Bổ sung biên chế và nâng
cao chất lượng đội ngũ thanh tra viên giáo dục, đồng thời xây dựng chương trình đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên để chuyên nghiệp hóa đội ngũ này.
Phải rà soát, bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục; xây dựng lực lượng chủ chốt tận tâm, thạo việc, có năng lực điều hành. Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục phù hợp các yêu cầu phát triển giáo dục trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế.
Cần xây dựng và ban hành các tiêu chí cụ thể về thành lập trường đại học, cao đẳng, mở các mã ngành đào tạo. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của các loại hình trường đại học, đáp ứng yêu cầu mới. Xây dựng Trung tâm Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực nhằm cung cấp các dữ liệu thống kê, thông tin, dự báo đầy đủ, chính xác, phục vụ cho công tác quy hoạch phát triển ngành và cơ sở đào tạo.
Triển khai đại trà công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học; thực hiện định kỳ xếp hạng các trường đại học, cao đẳng. Thực hiện đa ngành hoá, đa lĩnh vực hoá đối với các trường đại học, cao đẳng đơn ngành.
Củng cố, nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo của các trường, khoa sư phạm, sư phạm kỹ thuật;
Nghiên cứu việc phân cấp quản lý các trường đại học, cao đẳng phù hợp với điều kiện thực tiễn. Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học, các trường trọng điểm, trường đầu ngành, trường có vốn đầu tư nước ngoài;
Tăng cường quản lý công tác tuyển sinh, đào tạo của các trường, đáp ứng các tiêu chí bảo đảm chất lượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;
Ngoài ra, cần xây dựng, ban hành các chính sách hỗ trợ cụ thể nhằm đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, phát triển các trường đại học tư thục, trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài.
Xây dựng và ban hành các tiêu chí cụ thể về thành lập trường đại học, cao đẳng, mở các mã ngành đào tạo. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của các loại hình trường đại học, đáp ứng yêu cầu mới;
- Triển khai đại trà công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học; thực hiện định kỳ xếp hạng các trường đại học, cao đẳng;
- Xây dựng Trung tâm Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực nhằm cung cấp các dữ liệu thống kê, thông tin, dự báo đầy đủ, chính xác, phục vụ cho công tác quy hoạch phát triển ngành và cơ sở đào tạo;
- Thực hiện đa ngành hoá, đa lĩnh vực hoá đối với các trường đại học, cao đẳng đơn ngành;
- Củng cố, nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo của các trường, khoa sư phạm, sư phạm kỹ thuật;
- Nghiên cứu việc phân cấp quản lý các trường đại học, cao đẳng phù hợp với điều kiện thực tiễn. Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học, các trường trọng điểm, trường đầu ngành, trường có vốn đầu tư nước ngoài;
- Tăng cường quản lý công tác tuyển sinh, đào tạo của các trường, đáp ứng các tiêu chí bảo đảm chất lượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;
- Xây dựng, ban hành các chính sách hỗ trợ cụ thể nhằm đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, phát triển các trường đại học tư thục, trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài.
2.2.4.3. Xây dựng mô hình quản lý giáo dục kiểu mới:
Để xây dựng mô hình quản lý giáo du ̣c kiểu mới thì trước hết cần phải xây
dựng và thực hiê ̣n chuẩn hóa đô ̣i ngũ cán bô ̣ quản lý giáo du ̣c. Để có thể xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục chuyên nghiệp, có chất lượng cao, cần tập trung vào một số giải pháp sau:
Thứ nhất, cần xây dựng cán bộ quản lý mới phù hợp với bối cảnh hội nhập.
Thứ hai, cần xây dựng thang chuẩn đánh giá và đổi mới quy trình bổ nhiệm cán bộ. Bên cạnh đó cần thay thế những cán bộ quản lý không đáp ứng được yêu cầu về quản lý giáo dục, sa sút về phẩm chất không hoàn thành nhiệm vụ.
Thứ ba, cần đổi mới mô hình đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục. Sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí đào tạo từ ngân sách nhà nước, từ nguồn viện trợ trong
và ngoài nước.
Bên cạnh việc xây dựng và thực hiện chuẩn hóa cán bộ quản lý giáo dục thì cần phải tách biệt giữa công tác quản lý trong nhà trường với công tác trong giảng dạy. Điều này giúp cho các trường hoạt động theo cơ chế này thực sự có hiệu quả hơn.
2.2.4.4. Xây dựng các mô hình liên kết đào tạo:
Viê ̣c xây dựng mô hình liên kết đào ta ̣o được xem là có hiê ̣u quả trong tất cả các hoa ̣t đô ̣ng kinh tế – xã hô ̣i nói chung và trong ngành giáo du ̣c – đào ta ̣o nói riêng. Nó giúp cho các chủ thể tham gia liên kết phát huy được những thế ma ̣nh, ha ̣n chế những điểm yếu kém. Mă ̣t khác, còn tranh thủ thế ma ̣nh và nguồn lực của đối tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Có thể xem xét ba mô hình liên kết đào ta ̣o thường diễn ra trong ngành giáo du ̣c – đào ta ̣o, đó là:
(*). Liên kết hợp tác đào tạo giữa các trường trong nước:
Đây là mô hình liên kết đào ta ̣o giữa các trường trong mô ̣t quốc gia với nhau. Mô hình này cũng mang la ̣i hiê ̣u quả chung như những mô hình liên kết khác. Ngoài ra, còn có được những ưu điểm tích cực nữa là: Do các trường đều nằm trên cùng mô ̣t vùng lãnh thổ, nên các chủ thể tham gia liên kết sẽ hiểu rõ nhau hơn, viê ̣c trao đổi nguồn lực sẽ trở nên dễ dàng hơn do có điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi về mă ̣t đi ̣a lý và hành chính. Cả hai bên sẽ hiểu rõ hơn về nhu cầu hiê ̣n ta ̣i của xã hô ̣i cũng như các chính sách phát triển vĩ mô của đất nước mình.
(*). Liên kết hợp tác đào tạo Quốc tế:
Viê ̣c liên kết đào ta ̣o Quốc tế cho phép các cơ sở giáo du ̣c trong nước tranh thủ tối đa nguồn lực của các đối tác nước ngoài, đồng thời cũng ta ̣o cơ hô ̣i ho ̣c tâ ̣p tốt hơn cho các ho ̣c viên trong nước được nâng cao chất lượng ho ̣c tâ ̣p.
Đối với hình thức này, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp sau đây:
Thứ nhất, cho phép các trường ĐH, CĐ, THCN và dạy nghề áp dụng có chọn lọc các chương trình, giáo trình tiên tiến về các môn khoa học tự nhiên, công nghệ, ngoại ngữ của các nước phát triển, bảo đảm phù hợp với mục tiêu, yêu cầu và thực tiễn giáo
dục nước ta; đồng thời xây dựng các chương trình đào tạo có khả năng chuyển đổi với các cơ sở giáo dục nước ngoài.
Thứ hai, triển khai chiến lược dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, tập trung chủ yếu vào tiếng Anh, khuyến khích dạy và học ngoại ngữ thứ hai. Cho phép một số cơ sở giáo dục đại học và sau đại học giảng dạy song ngữ (bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài) ở một số môn học, ngành học.
Thứ ba, mở rộng hình thức du học tại chỗ bằng cách tạo điều kiện để các trường ĐH, CĐ hợp tác với các trường có uy tín ở nước ngoài thực hiện chương trình liên kết đào tạo, đặc biệt là đào tạo sau đại học, theo phương thức: những năm đầu đào tạo trong nước, những năm còn lại đào tạo ở nước ngoài. Có chính sách thu hút để các nhà đầu tư nước ngoài mở các cơ sở giáo dục 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.
Thứ tư, tập trung kinh phí của Nhà nước và huy động lực lượng giảng viên trình độ cao để xây dựng một vài trường ĐH ngang trình độ tiên tiến trong khu vực và quốc tế.
Thứ năm, trên cơ sở tăng cường năng lực và chất lượng đào tạo, tăng số lượng, đồng thời nâng cấp trình độ đào tạo nhân lực phục vụ xuất khẩu lao động; thu hút học