Đầu tư cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ở các cơ sở dạy nghề

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý - Thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 35)

- Về vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất: Vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở dạy nghề luôn chiếm một tỷ lệ cao nhất trong tổng nguồn vốn đầu tư phát triển các

1.3.Đầu tư cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ở các cơ sở dạy nghề

Công tác dạy nghề đang là lĩnh vực đang được Đảng và Nhà nước quan rất quan tâm và đặt vào vị trí ưu tiên trong các chính sách phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng và số lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Vì vậy tại cuộc họp Hội đồng giáo dục quốc gia ngày 12/12/2007, Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu đến năm 2010 phải đảm bảo đạt 40-50% lao động qua đào tạo. Để đạt được mục tiêu đó cần thực hiện đầu tư phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định chất lượng đào tạo nghề tại các trường.

Giáo viên dạy thực hành nghề đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu sắc về kiến thức chuyên môn, sự thành thục về kỹ năng nghề và năng lực sư phạm để tổ chức tốt hoạt động dạy nghề. Dạy thực hành nghề là quá trình tổ chức tốt huấn luyện để học sinh rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. Qua các khoá đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở các trường sư phạm kỹ thuật, kỹ năng dạy thực hành nghề của giáo viên đã từng bước được cải thiện. Tuy nhiên trước đòi hỏi ngày càng cao về

chất lượng nguồn nhân lực, việc tăng cường đào tạo đội ngũ giáo viên đã trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Theo thống kê của Tổng cục Dạy nghề, đến tháng 12/2005, cả nước có 236 trường dạy nghề, 104 trung tâm dạy nghề, 212 trường CĐ,THCN có chức năng và nhiệm vụ dạy nghề. Bên cạnh đó còn có khoảng 800 trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm, trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và nhiều lớp dạy nghề ở các doanh nghiệp, các làng nghề….dạy nghề ngắn hạn.

Tuy nhiên, tỷ lệ giáo viên, học sinh trong các trường dạy nghề là 1/28, chỉ mới đạt 1/2 chuẩn quy định. Như vậy hiện tại các trường dạy nghề đang thiếu khoảng 7.000 giáo viên dạy nghề để có thể chuẩn hoá.

Với chiến lược phát triển dạy nghề đến năm 2010, các trường dạy nghề sẽ phải cần đến khoảng 20.000 giáo viên, nếu kể các các cơ sở đào tạo nghề ngắn hạn thì số giáo viên dạy nghề cần có là khoảng 90.000. Như vậy về số lượng, giáo viên dạy nghề đang thiếu nghiêm trọng và sẽ là thách thức lớn để phát triển dạy nghề trong thời gian tới. Mà với mô hình đào tạo giáo dục dạy nghề hiện hành: tuyển sinh HS mới tốt nghiệp THPT, đào tạo trong 3 năm để trở thành giáo viên dạy nghề trình độ CĐ và 5 năm để thành giáo viên dạy nghề trình độ ĐH là điều không tưởng và không thể đảm bảo chất lượng

Về cơ cấu ngành nghề đào tạo giáo viên: Hàng chục năm nay, các trường ĐH và CĐ SPKT của cả nước chỉ mới có khả năng đào tạo được giáo viên cho 21 nghề, trong khi đó các trường dạy nghề đang cần giáo viên để đào tạo gần 300 nghề khác nhau. Vì vậy, hầu hết giáo viên của các ngành, nghề còn lại chưa có nơi đào tạo.

Trong những năm qua quy mô vốn đầu tư cho giáo viên và cán bộ quản lý ở các cơ sở dạy nghề không ngừng tăng lên thể hiện qua bảng 2.4.

Bảng 2.5: Tình hình đầu tư cho đội ngũ giáo viên dạy nghề giai đoạn 2004-2008

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Giáo trình giảng

dạy 695 704 4.176 2.045 4.020

Tài liệu giảng dạy 386 387 728 1.315 2.436

Phần mềm máy vi

tính 308 317 534 730 1.583

Cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo giáo viên

592 1.056 1.651 2.337 4.507

Tổng 1.286 1.759 2.914 4.383 8.527

Nguồn: Tổng cục dạy nghề

Do điều kiện đặc thù giáo viên dạy nghề được chuyển từ hai nguồn cơ bản: Sinh viên tốt nghiệp các trường sư phạm kỹ thuật và những người tốt nghiệp từ các trường kỹ thuật công nghệ. Điều đó giúp cho sự phát triển nhanh của đội ngũ giáo viên dạy nghề và hệ thống các cơ sở dạy nghề nhưng đồng thời cũng tạo nên sự khác nhau về chất lượng và kỹ năng dạy thực hành nghề. Sự phát triển của dạy nghề trong những năm gần đây đã thu hút được 1 số lượng lớn các thạc sỹ, kỹ sư, cử nhân tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật công nghiệp, công nhân lành nghề.

Các cơ sở đào tạo giáo viên dạy nghề hiện nay:

Trong những năm gần đây mạng lưới các cơ sở đào tạo giáo viên dạy nghề đã được củng cố phát triển. Hiện có 4 trường ĐH sư phạm kỹ thuật bao gồm: Đại

học sư phạm kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh; Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên; Đại học sư phạm kỹ thuật Vinh và trường Đại học sư phạm kỹ thuật Nam Định., 1 trường Cao đẳng sư phạm kỹ thuật đang được đầu tư nâng cấp lên đại học đó là Cao đẳng sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long . Một số khoa SPKT của một số trường CĐ, ĐH đang đào tạo giáo viên dạy nghề như: Đại học Bách khoa Hà Nội; Đại học Thái Nguyên; Đại học Nông nghiệp I; Đại học Đà Nẵng…

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển hệ thống các trường dạy nghề theo dự án mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý - Thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 35)