- Về vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất: Vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở dạy nghề luôn chiếm một tỷ lệ cao nhất trong tổng nguồn vốn đầu tư phát triển các
1.2. Đầu tư đổi mới chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo hiện nay có thời lượng thực hành ít, máy móc không có cho học sinh thực hành, vì vậy chất lượng đào tạo nghề những năm qua chưa được cải thiện là bao. Không ít doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động nhưng khi trung tâm hoặc các trường giới thiệu thì hầu hết các học viên lại không đáp ứng được nhu cầu thực tế. Năm 2008, Tổng cục Dạy nghề chi hơn 40 tỷ đồng dành cho biên soạn giáo trình, nhưng chủ yếu là xây dựng chương trình khung cho trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề. Kinh phí dạy nghề cho nông dân hàng năm vào khoảng 150 tỷ đồng. Khoản tiền này được trích ra từ chương trình Mục tiêu Quốc gia về Giáo dục – đào tạo (kinh phí khoảng 1.000 tỷ đồng cho năm 2008). Nhưng kinh phí dành cho sách dạy nghề không được phân chia rạch ròi.
Bảng 2.4: Quy mô vốn dành cho đầu tư đổi mới chương trình đào tạo giai đoạn 2004-2008 Đơn vị: Triệu đồng Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Chương trình đào tạo 1.683 2.287 3.769 4.536 8.935 Nguồn: Tổng Cục Dạy Nghề
Tổng mức vốn dành cho đầu tư đổi mới chương trình đào tạo tại các trường dạy nghề trong cả nước giai đoạn 2004-2008 là 21.210 triệu đồng, năm 2008 tăng 5,3 lần so với năm 2004. Nguồn vốn đầu tư đã bắt đầu chú ý tới việc biên soạn các giáo trình dạy nghề cho lao động tại nông thôn để những lao động nông thôn có thể hiểu nhanh và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất lương thực thực phẩm và chăn nuôi gia súc. Bên cạnh đó còn chú ý phát triển các nghề thủ công truyền thống thay đổi chương trình đào tạo lao động thủ công mỹ nghệ bằng cách đưa một số môn học mới trong chương trình như đưa môn thiết kế thẩm mỹ vào,…