- Tổ chức ăn mừng chiến thắng.
4.1.2. Biện pháp mô phỏng:
Biện pháp mô phỏng được thực hiện để miêu tả một cách tỉ mỉ và chi tiết về đối tượng. Nhờ đó, hành động và trạng thái của đối tượng được miêu tả trở nên cụ thể hơn. Đây là một lối diễn đạt thường thấy trong sử thi. Cách mô phỏng này làm cho ngôn ngữ sử thi trở nên rất giản dị nhưng vẫn
vô cùng giàu hình ảnh. Người nghệ nhân dân gian hẳn phải quan sát và có óc nhận xét, quan sát kĩ
Nghệ nhân dân gian miêu tả việc bắt thú của Chi Lơ Kok:
Chi Lơ Kok nhanh như chớp
Từ trên nhà nhảy xuống
Tay phải chụp vào chân, con heo khựng lại
Kêu lên Vêk, Vêk, Vêk ba tiếng
Anh nhấc bổng con heo
Đập đầu nó xuống đất
Ba lần con heo chết ngay
Anh ném con heo lên sàn rinh nhà ngoài Một cái rầm
Rung rinh cả nhà
Sập luôn rinh ngoài
Gái, trai làng giật mình té đái Ướt đùi, ướt chân [54, tr. 93]
Sự mô phỏng lại chi tiết, tỉ mỉ hành động bắt, ném heo của Chi Lơ Kok đã làm cho một công
việc có thể chỉ cần miêu tả ngắn gọn đã làm cho sự miêu tả trở nên vô cùng cụ thể.
Một cách thức nữa của biện pháp mô phỏng được sử dụng trong sử thi Chăm- Phú Yên là biểu
hiện cái trừu tượng thông qua cái cụ thể. Tuy thiếu tính chính xác, thuyết phục về mặt khoa học
nhưng lại gây ấn tượng về lối diễn đạt và tư duy vật thể của con người nơi đây: Buổi sáng ông mặt trời
Lên khỏi ngọn cây muồng muồng phía đông cạnh làng
[53, tr.31] Bà mặt trăng dịu dàng
Cuối tháng đắp chăn ngủ
[53, tr. 51]
Chúng tôi từđất ông mặt trời đốt nhiều lửa than Đi hết ba mươi lần ông mặt trời đi ngủ
[54, tr.122] Cái đầu mọc ra nhiều gai nhọn
Cái bụng lại nở ra nhiều hoa độc kết thành trái ác
[51, tr. 32] Thấy Hbia lấy được chồng đẹp
Cái bụng mọc nhiều lông nhím
Cái bụng ta có ngàn ngàn Tiếng chiêng rung Vạn vạn tiếng trống thúc
Cái ngực ta âm vang
Tiếng cồng giục [51, tr.34] Ông trời đổ lửa xuống đất Đất khô suối cạn sông vơi Thú lớn tìm vũng sâu đẫm mình Đuổi nóng bức cằn thịt chích da [53, tr. 34]
Sự mô phỏng cũng được sử dụng để miêu tả lại những âm thanh như tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếng thú vật kêu… làm cho những âm thanh ấy có sức gợi tả lớn, đem lại sự hình dung về âm thanh cho người nghe. Người nghe sử thi trong đầu vừa mường tượng lại những hành động, những sự việc với hình ảnh đầy màu sắc, rất sống động, trong tai lại như tái tạo lại những âm thanh của cuộc sống đa dạng đã diễn ra. Vì thế, hình ảnh trong Hri trở nên sống nhưđang tồn tại một thế giới thực xung
quanh người nghệ nhân kể chuyện và người nghe.
Tiếng Pơ Ta cán bông ken két
tiếng sa quay chỉ rè rè
Rồi tiếng vá múc canh sum sụp
Đũa bếp xới cơm va vào nồi cùm cụp
Đũa và cơm khanh khách
Ngón tay đàn bà con gái
cào vào thúng cơm rột roạt Miệng hút ốc đá chùn chụt
Húp nước canh hùm hụp
[54, tr. 151]
Tiếng cồng ba pụp pùm pụp, bhung bhung bhung bhung
Tiếng trống đôi dhing dhing, dhing Pkăk, plăk dhing dhung plăk
[54, tr.152] Dứt câu nói bà thả ra một tràng cười dài Há hới hời hơi hi ỷ…
[120, tr. 630] Có một tiếng la to thật nhanh: Ới
[120, tr. 712]
Nhảy lên nóc nhà cao nhất giữa làng
Cất tiếng gáy o ó o, o ó ò o, o ó ò o
[54, tr. 164]