Tác động của yếu tố kỳ ảo lên không gian và thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu YẾU TỐKỲ ẢO TRONG VĂN XUÔI LÃNG MẠN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945 (Trang 80 - 116)

Không gian

Không gian trong các tác phẩm kỳ ảo thuộc dòng văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 là không gian của cuộc sống thường ngày: núi rừng, bến sông, ngôi miếu, ngôi nhà, khu vườn bỏ hoang, bãi tha ma… Đó là không gian của cõi trần thế mang không khí hưảo, nhòe mờđể ma quỷ xuất hiện và người sống có thể gặp người chết.

Sự hoang phế, tịch mịch của ngôi nhà hay khu vườn bị bỏ hoang là không gian lý tưởng cho những chuyện lạ, kỳ bí xảy ra. Viết tác phẩm Người con gái tnh Bc, Phạm Cao Củng đã chọn không gian gác trọ để oan hồn Ngọc Bách hiện lên: “Em tên là Ngọc Bách, nhà ở cạnh đây… Nhân đêm khuya, trằn trọc không ngủ được, thấy gian gác này trước bị bỏ không, nay có ánh lửa và bóng người, nên tò mò nhìn vào… anh tha lỗi cho em nhé” [41, tr.414, 415]. Trong tác phẩm Tri B

Tùng Linh, nhà văn Thế Lữ cũng đã khéo léo chọn khung cảnh biệt tịch của trại Bồ để làm nền cho câu chuyện tình yêu kỳ bí giữa Tuấn và Hoàng Lan Hương. Đó là “một cái trại rộng ngót hai mẫu và rậm như một khu rừng. Cây toàn là cây cỗi. Gần hết là nhãn, mười gốc mít, và mấy thứ cây ăn quả mà người ta không nghĩ đến sự

lấy hoa lợi; lại thêm hai gốc đa cổ kính, buông từng súc rễ chằng chịt xuống lối đi. Trên là bóng lá rườm rà, dưới là cỏ và hoa…” [34, tr.347].

Nghĩa trang, bãi tha ma luôn là nỗi ám ảnh con người với những câu chuyện ma quái rùng rợn. Viết tác phẩm Ng vi ma, Đỗ Huy Nhiệm đã chọn lấy cái không gian: “Ở giữa bãi tha ma đó có bốn cái mả mới bốc được ít lâu, nước mưa đọng

như bốn cái giếng và gần đấy có một cái ví con đựng tiền giống cái ví của Sa vẫn dùng mọi ngày” [41, tr.447] để kể về một câu chuyện lạ lùng, quái đản.

Không gian sông nước cũng là nơi thích hợp để yếu tố kỳ ảo xuất hiện. Các tác phẩm: Làng (Thanh Tịnh); Mt trn bão cui năm, Chiu sương (Bùi Hiển) là cả một không gian sông nước mênh mông vô tận: “Màu trắng sữa liếm dần bóng tối của vòm trời, và mưa đã ngớt hẳn. Nhưng trên mặt biển, ùn ùn từ đâu đến – dân chài bảo từ Thủy phủ đùn lên – một đám sương mù dày đặc, mang vị mặn và hơi lạnh thấm thía (…). Rồi một bóng đen hiện ra trong sương (…) Quả nhiên trong sương bóng đen rõ dần thành một chiếc thuyền, thuyền lố nhố những bóng người chèo” [41, tr.426, 427]. Đó là nơi hội tụ và trở về của những bóng ma thuyền chài. Họ trở về không phải để “giận dữ oán hờn” mà để “tìm lại chút hơi ấm cuộc đời”, “nghịch ngợm và trêu đùa người sống” [41, tr.430].

Không gian được miêu tả nhiều nhất trong các truyện kỳ ảo của văn xuôi lãng mạn Việt Nam Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 là không gian của núi rừng. Núi rừng luôn ngự trị trong nó sự dữ dội, huyền bí, là nơi lưu giữ những câu chuyện ly kỳ, rùng rợn. Có lẽ chính vì thế mà các tác giả: Thế Lữ, Đái Đức Tuấn, Nhất Linh, Đỗ Huy Nhiệm đã sử dụng nó như một thủ pháp nghệ thuật để tạo tác nên những câu chuyện hoang đường, huyễn hoặc nhưng thấm đẫm những triết ngẫm về

cuộc sống. Tác phẩm Vàng và máu (Thế Lữ), hiển hiện một không gian núi rừng u quái: “Sừng sững giữa trời, bao quát đồi cây gò đất, núi ấy trong đường bệ hách dịch như đứng làm chúa tể cho cả một vùng phong cảnh hoang vu. Dân thổ ở các làng gần đó, ngày nào cũng trông thấy ngọn núi mù mù lam tím, nhô lên trên những hàng rừng anh chi chít um tùm. Những buổi hoàng hôn bóng chiều soi riêng một phía cũng như các ngày u dột âm u, Văn Dú lại hiện ra một vẻ riêng oai nghiêm và màu nhiệm” [34, tr.5]. Chính cái u tịch, bát ngát của hang Văn Dú đã làm cho câu chuyện tìm vàng trở nên đậm chất ma quái và rùng rợn. Trong tác phẩm Thn h,

Ai hát gia rng khuya (Đái Đức Tuấn), không gian của núi rừng hiện ra với một dáng vẻđáng sợ: “Đền làm ở giữa một nơi rừng núi sâu thẳm, chung quanh toàn là những cảnh rùng rợn hoang vu, hễ cứ khuất bóng mặt trời là nghe muôn vàn tiếng

kêu, tiếng hú, sợ đến sởn tóc gáy (…) Cả đêm chỉ nghe tiếng vượn hú, cú kêu, hòa với muôn ngàn tiếng hú khác rất lạ; và, xé vừng không khí, trội hơn tất cả các thứ

tiếng, một tiếng “à uôm” rung động cả núi rừng, vang trong đêm tối, dội vào da thịt và người sống mình một luồng khí lạnh, lạnh hơn hơi lạnh mùa đông” [67, tr.165]. Trong cái không gian ma mãnh, hoang dại ấy, Đái Đức Tuấn đã đem đến cho người

đọc những câu chuyện về các loại ma trành ma xó, ma hổ, ma cụt đầu, linh hồn người chết hiện vềđểđàn ca hát xướng, để cùng thỏa ân ái với người dương gian….

Ở một số truyện ngắn của Nguyễn Tuân, không gian kinh dị, khác thường như làm nền để xuất hiện những sự lạ. Tác phẩm Lon âm có một không gian khác thường: “Bầu trời cao khi nãy bắt đầu tỏa sương và trở nên thấp tức. Giữa ngày hè, sương! Mà lại sương có chất mặn, thế có biến không? (…) Trong nhà càng lạ nữa. Nồng lên một mùi khói chổi sể và khói đốt rác” [68, tr.304]. Chính trong cái không gian khác thường ấy xảy ra một cuộc hội ngộ cũng vô cùng khác thường: ông Kinh Lịch họ Trịnh gặp lại người bạn (Quan Ôn) từ cõi âm trở về. Hay trong tác phẩm

Khoa thi cui cùng: “Trời đất tối sầm xuống. Ông đầu xứ em thấy bãi trường thi hình như rộng lớn hơn cả kiếp người. Trường thi âm u và mông quạnh…”. Đó là thời khắc mà oan hồn của người đàn bà hiện ra quấy phá không cho ông Đầu Xứ

Anh và ông Đầu Xứ Em thi.

Truyện Trên đỉnh non Tn (Nguyễn Tuân) có một không gian thực được huyền ảo hóa để biểu đạt niềm tin và lòng tôn kính của con người đối với vị thần Tản Viên bất tử. Đó là một không gian núi Tản (gồm có đền Thượng, Trung, Hạ) vốn rất đẹp được sơn phủ một lớp sương khói mờảo, đầy huyền nhiệm: “Rừng Tản thấm hút không hết làn sương núi. Sương cành trên đọng gieo xuống cành dưới. Chỉ

có một điệu chìm chìm tẻ tẻ. Rừng vắng và ẩm và mốc (…) Đây là một khu đá bằng mặt rộng độ một mẫu mà chung quanh là những vách đá cao, trên mỗi chỏm nhọn màu xanh cánh chả lại có mây trắng mây vàng đánh đai lấy (…) Tiếng nước róc rách lưng đèo nghe gần mãi lại. Lúc đến bờ suối có lều cỏ bồng dựng sẵn thì dòng suối Tịch Mịch nín bặt. Nó lửng lơ trôi ốm yếu và lửng lờ. Nó trông như pha lê ngọt. Nó hiền lành…” [68, tr.177, 178, 179]. Trong tác phẩm Làng (Thanh Tịnh)

không gian nơi Am Cô Giang cũng hiện lên một vẻ đẹp cổ kính, thiêng nghiêm: “Đèn am vừa bật lên, một cảnh đẹp kỳ dị đã phơi ngay trước mắt tôi. Lẩn trong sương mù mấy chiếc thuyền Làng đều lên đèn một lượt. Ngọn đèn xao động trông hơi mờ và xanh nhạt.” [41, tr.218].

Bên cạnh không gian của cõi trần thế, văn xuôi kỳ ảo lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 còn chú ý đến không gian siêu trần. Đó là không gian thần tiên thoát tục, không gian ở chốn bồng lai: Đi tiêu dao, Mt tri, Trên bng lai…

Trong tác phẩm Trên bng lai (Cung Khanh), không gian của chốn non bồng tiên cảnh hiện ra với một vẻ đẹp tôn nghiêm, tĩnh mặc: “Ánh sáng nơi đây mờ mờ

như lúc bình minh. Những cây thông đứng nghiêm nghị hơn mấy buổi hội tiên nữ, và không reo hát vang lừng như mấy buổi ấy. Thỉnh thoảng có gió nhẹ, màu xanh lợt và mát mẻ của lá đong đưa se sẽ. Dòng suối trong hơn mọi khi và chậm rãi chỗ

nước quanh mình đá. Liễu bên dòng buông tơ êm ái như ru, in bóng lặng lẽ trên dòng suối trong veo” [10, tr.383]. Trong không gian của chốn bồng lai, khác thường

ấy hiện ra những con người siêu trần, khác thường cùng với một lễ hội cũng siêu trần. Đó chính là buổi quần tiên tụ hội của linh hồn các hiền sĩ: Mạnh Kha, Hoa Đà, Tào Tháo, Trương Tử Phòng.

Trong tác phẩm Đi tiêu dao cái không gian siêu trần, kỳ ảo cũng xuất hiện: “ đây cây cỏ tốt không biết nơi đâu mà sánh. Trời chốn này lúc nào cũng bình minh và mát mẻ. Người ởđây vui vẻ họ chỉ trồng hoa hồng mà ăn. Trọn thế giới chỉ

có một con sông, nước trông từ nguồn đến biển. Con sông ấy tưới những thành thị đông đảo, những cánh đồng ánh cỏ màu hoa” [10, tr.406].

Tóm lại, không gian nghệ thuật là một thành tố quan trọng tạo nên sự huyền bí, kỳảo của tác phẩm. Trong các tác phẩm kỳảo của văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, các nhà văn đã tận dụng tối đa ưu thế của các loại không gian: không gian đời thường (rừng núi, gác trọ, ngôi nhà, khu vườn bỏ hoang, bãi tha ma…), không gian tiên giới để biểu đạt ý đồ nghệ thuật của mình. Trong không gian đời thường trần thế, các nhà văn thường khoác lên một làn sương khói mờ ảo

giờ cũng mang một vẻ đẹp huyền bí, nhiệm màu như những câu chuyện cổ tích nhưng giàu triết lý nhân sinh… Chính trong những không gian nghệ thuật ấy đã soi chiếu được tâm hồn người, đồng thời biểu đạt một điều gì đó trong cảm thức nghệ

thuật của nhà văn…

Thi gian (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời gian nghệ thuật là một phạm trù của hình thức nghệ thuật, thể hiện phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Trong các tác phẩm kỳ ảo thuộc dòng văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, thời gian được các nhà văn chú ý miêu tảđó là thời gian vào lúc trời tối, đêm khuya. Đây là thời khắc

để ma quỷ hiện hình, để những chuyện lạ, kỳ quái xảy ra.

Thời gian chủđạo trong tác phẩm Tri B Tùng Linh (Thế Lữ) là thời gian vào lúc giữa đêm khuya. Đó là khoảng yên lặng cần thiết để Hoàng Lan Hương (một cô gái có tung tích bí ẩn) hiện ra gặp Tuấn: “Mười hai giờ rưỡi là khoảng thời giờ người đẹp vẫn hiện đến. Anh chắc lúc ấy sớm hơn cũng đã hơn một giờ (…) Một người thiếu phụ, người hai đêm trước vấn tóc trần, mặc hàng lụa xanh phơn phớt, ngồi bắt chéo chân trong chiếc nghế bành gian giữa, bình yên, lặng lẽ, tự

nhiên như người trong nha” [34, tr.362]. Trong tác phẩm Am culy xe (Thanh Tịnh), linh hồn của ông già mù kéo xe tay cũng hiện về: “vào khoảng 11 giờ khuya, sau chuyến tàu suốt ra Bắc một giờ, những người ở quanh vùng đó đều thấy một cái bóng xe tay loang loáng chạy về phía làng Thanh Trúc. Người làm giữa ruộng dưới

đêm trăng, các em mục đồng và sư cụ chùa Linh Hải đều nhận thấy nhiều lần như

thế. Và giữa đêm mưa lạnh, ông Từ làng Thanh Trúc còn nghe tiếng nhạc xe trước cổng đình nữa…” [41, tr.215].

Trong các tác phẩm: Lan rng, Bóng người trong sương mù (Nhất Linh);

Ai hát gia rng khuya, Thn h (Đái Đức Tuấn); Mt truyn không nên đọc lúc giao tha, Loan âm, Đới roi (Nguyễn Tuân); Ma xung thang gác, Tiếng hú ban

đêm, Mt đêm trăng (Thế Lữ); Làng (Thanh Tịnh); Mt trn bão cui năm, Chiu sương (Bùi Hiển)… yếu tố kỳ lạ, ma quái đều xuất hiện vào lúc đêm tối. Đó là những đêm bầu trời vằng vặc ánh trăng xanh huyền ảo hay những đêm trời đầy

sương. Hoặc là những đêm trời nổi mưa phùn gió bấc, bầu trời nhuộm một màn

đêm huyền bí… Trong không khí mờ ảo, lung linh ấy tác giảđưa người đọc vào thế

giới của những câu chuyện hoang đường, yêu ma.

Quang (Lan rng của Nhất Linh) gặp nàng Sao xinh đẹp vào thời khắc: “trăng đã lên cao, sương đã tan hết. Trời trong lắm, nên những ngọn núi trông như ở sát ngay cạnh nhà, mấy giải rừng đen trên ngọn núi in rõ trên nền trời đầy sao” [41, tr.203]. Đó là một đêm trăng của tình yêu đôi lứa, đêm trăng của sự hẹn hò giữa một chàng trai đa cảm và một cô gái sơn thôn (hiện thân của một bóng ma, hay hóa thân của tinh vật). Thời gian huyền ảo của ánh trăng đêm là lớp sương mờ bao bọc lấy sự xuất hiện và biến mất của cô gái, đồng thời tạo nên một không khí lãng mạn, là sựđan kết giữa mộng và ảo, giữa hư và thực.

Trong tác phẩm Người đàn bà trong trng (Hoàng Trọng Miên), nhân vật Linh thường bắt gặp hình ảnh người đàn bà đẹp cũng vào lúc: “ánh trăng len lén tràn vào phòng, sau làn khói thuốc mờ Linh thấy hiện ra một người đàn bà kỳ ảo (…). Đó là một người như thực như hư, thanh thoát, tế nhị tắm trong màu trăng xanh huyền hoặc. ” [18, tr.778]. Tác phẩm Trăng xanh huyn hoc (Hoàng Trọng Miên), hình ảnh những sơn nữ cùng giọng hát kỳ bí huyền hoặc trên dòng Cửu Long Giang cũng xuất hiện vào lúc: “Trăng lên như trái ngọc giữa trời lưu ly (…) trong đêm nhuốm màu hưảo của trăng xanh bát ngát mỗi lúc càng sáng lạnh thêm (…) bỗng nghe tiếng hát lạ lùng (…) lấp loáng những suối tóc tuôn chảy trên thân lau, những cánh tay mềm mại cử đông, những khuôn mặt phản chiếu ánh trăng trong xa như thực như hư” [18, tr.734].

Tác phẩm Người con gái thn rn (Cung Khanh) cũng chọn lấy thời khắc

đêm trăng để dệt nên câu chuyện tình yêu đầy kỳ ảo giữa Thần rắn và hoa anh đào.

Đó là: “Một đêm trăng nồng, giai nhân hiện ra tha thướt. Nàng cất tiếng hát. Rắn thần đang yên giấc thức dậy lắng nghe. Đêm trong, ngàn sao lóng lánh, từng trận gió thoảng rải hương ngào ngạt, Thần rắn nhìn giai nhân đang nhởn nhơ bên những cành đào, lòng thần hồi hộp. Rồi uốn thân mình hóa thành một trang thanh

niên tuấn tú. Chàng là một tài tử, tiếng sáo véo von, nhịp nhàng với lời ca thanh tao của giai nhân…” [10, tr.410]

Đêm khuya cùng với những cơn mưa dầm rả rích cũng chính là lúc xuất hiện những sự lạ, khó tin ở trên cõi đời: “cứ những đêm mưa dầm gió bấc, những đêm u ám không trăng, trên quãng đèo Ô Quí Hồ lại vẳng văng có giọng đờn ca não nuột, ai bạo gan xông xáo trông đêm khuya rừng vắng, thì thấy ba cái bóng ma ngồi đàn hát cho con cọp lớn ngồi nghe” [67, tr.248]. Đó là lúc oan hồn (ma trành) của ba anh em Oanh Cơ hiện lên đàn hát giữa rừng khuya.

Như vậy, đêm khuya là loại thời gian tràn ngập trong các tác phẩm kỳảo của văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Chính loại thời gian này đã góp phần tạo nên không khí kỳ ảo, hoang đường của câu chuyện. Trong cái thời khắc tĩnh lặng, yến ắng của vũ trụ và của cuộc sống dương trần chính là giờ

“thiêng” để xảy ra các sự việc kỳ lạ, khác thường. Đó là thời khắc con người tạm dừng cuộc sống bề bộn của đời thường để sống với chính mình. Nói như nhà nghiên cứu Hoàng Thị Văn: “Thời gian đêm thường thích hợp để cho mỗi người được sống với chính mình. Chìm trong thế giới vô thức, trực giác, linh cảm… “tâm” trong mỗi người “thức” và nhiều sự khác thường không bình thường xảy đến” [71]. Vì thế,

đọc các tác phẩm kỳ ảo văn học giai đoạn này, khi chúng ta bốc bỏđi cái lớp vỏ kỳ ảo bên ngoài sẽ hiển hiện một hiện thực cuộc sống tươi rói, nhiều màu sắc.

KT LUN

1.1. Yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 không phải là hiện tượng đột xuất. Nó là một khuynh hướng văn học có mạch chảy từ trong văn học truyền thống. Trong văn xuôi trung đại Việt Nam, yếu tố kỳảo gắn liền với thể loại văn học truyền kỳ. Đó là những câu chuyện mang đậm yếu tố siêu nhiên huyền bí: hồn ma, điềm báo, hóa kiếp, đạo sĩ làm bùa phép phù chú, nhà sư

có phép thần thông… Chính những yếu tố kỳ ảo, khác thường ấy đã thể hiện một niềm tin thiêng liêng và lòng tôn sùng ngưỡng mộ của con người và thời đại đối với lực lượng ấy. Đồng thời, thông qua đời sống tâm linh của mình, của người, các tác

Một phần của tài liệu YẾU TỐKỲ ẢO TRONG VĂN XUÔI LÃNG MẠN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945 (Trang 80 - 116)