C T (Dn) (Dn)
4.4 V ấn đề mối quan hệ giữa tục ngữ với các thể loại văn học dân gian khác:.
4.4.1Tìm hiểu nội dung các công trình:
Tục ngữ là sản phẩm tinh thần chung của nhân dân lao động. Những kinh nghiệm sống, đấu tranh, lối suy nghĩ dân tộc và những quan điểm tư tưởng đạo đức trong tục ngữ cũng thể hiện cả trong các sáng tác dân gian khác. Tục ngữ còn là những lời nói súc tích, giàu hình tượng, mang nhiều đặc điểm độc đáo của ngôn ngữ nhân dân, ngôn ngữ dân tộc. Vì thế giữa tục ngữ và các sáng tác dân gian khác có mối liên quan rất chặt chẽ.
Phổ biến nhất là mối quan hệ rất mật thiết giữa tục ngữ với thơ ca trữ tình dân gian. Lý giải vấn đề này, trong quyển “Tục ngữ với một số thể loại văn học” năm 1995), Trần Đức Các đã trình bày sự tồn tại và chuyển hóa của tục ngữ trong ca dao dân ca. Theo tác giả, tục ngữ tham gia vào câu thơ lục bát trong ca dao dân ca với một số lượng lớn và rất đa dạng, linh hoạt, đặc biệt nhất là loại tục ngữ bốn chữ. Để minh họa cho vấn đề này, ông khảo sát các trường hợp tục ngữ 4 chữ có
khả năng tách ra lập thành những tập hợp từ để tham gia vào câu thơ lục bát một cách thoải mái, không bị ràng buộc, gò bó. Tác giả còn tìm hiểu sự hình thành của tục ngữ bốn chữ trong ca dao, dân ca. Chúng được hình thành từ quy luật lắp ghép tiếng đôi của ngôn ngữ Việt Nam. Sự hình thành tục ngữ bốn chữ từ quy luật ghép tiếng đôi với tính cân xứng về âm thanh nhịp điệu, tính cô đọng về ý đã làm cho tục ngữ bốn chữ dễđi vào câu thơ lục bát trong ca dao dân ca và làm cho thơ ca dân gian có lối diễn tảđộc đáo.
- Tục ngữ 4 chữ tham gia vào câu lục: làm thành 4 chữ đầu của câu lục (“Kiến bò miệng chén xoay vần”…); làm thành 4 chữ sau của câu lục (“Mặc ai một dạ hai lòng”…); câu tục ngữ tách đôi từng cặp làm thành hai chữđầu và hai chữ cuối của câu lục (“Ở hiền thì lại gặp lành”…); tách
đôi từng cặp làm thành hai chữ đầu, chữ thứ tư và chữ thứ năm của câu lục (“Mặc ai một dạ một lòng”…); tách đôi từng cặp làm thành hai chữ đầu, chữ thứ 4 và chữ thứ 5 của câu lục (“Liệu cơm
mà gắp mắm ra”…); tách ba làm thành hai chữ đầu, chữ thứ 4 và chữ thứ sáu của câu lục (“Cơm
chẳng lành, canh chẳng ngon”…).
-Tục ngữ bốn chữ tham gia vào câu bát. Có các kiểu sau: làm thành 4 chữ đầu của câu bát (“Rán sành ra mỡ em cho làm chồng”…); làm thành 4 chữ sau của câu bát (“Yêu nhau cũng thể
nàng dâu mẹ chồng”…); làm thành 4 chữ giữa của câu bát (“Bây giờ bẻ khóa trao chìa cho ai”…);
tách đôi từng cặp làm thành hai chữđầu, chữ thứ 5,6 của câu bát (“Vợ người thì đẹp, văn mình thì
hay”…); tách đôi từng cặp làm thành chữ thứ ba, thứ tư và hai chữ cuối câu bát (“mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng”…).
Bên cạnh tục ngữ 4 chữ, Trần Đức Các còn nghiên cứu tục ngữ 5 chữ, 6 chữ tham gia vào câu thơ lục bát với nhiều dạng khác nhau. Sau khi khảo sát các trường hợp trên, tác giả lý giải nguyên nhân có sự tham gia của tục ngữ trong ca dao dân ca và ghi nhận tác dụng của chúng: “Tục ngữ hoạt động trong thơ ca dân gian, nó hài hòa giữa triết lý dân gian với tính trữ tình dân gian. Nó góp phần thúc đẩy sự phát triển của thơ ca về mặt nội dung cũng như hình thức diễn đạt. Chính tục ngữ trong quá trình vận động tự thân của nó đã góp phần tạo nên sự hình thành câu thơ truyền thống của dân tộc- thể thơ lục bát”.[10, 91].
Tác giả còn nghiên cứu tục ngữ với truyền thuyết dân gian nhằm góp phần làm sáng tỏ sự tồn tại và chuyển hóa lẫn nhau giữa bản thân câu tục ngữ với truyền thuyết trong đời sống nhân dân. Ông cho rằng tục ngữ có khi liên quan trực tiếp, có khi liên quan gián tiếp đến truyền thuyết anh hùng. Sự liên quan đó rất đa dạng, thể hiện trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Để minh chứng cho nhận định trên, người viết tìm hiểu một số câu tục ngữ, cụ thể câu “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi” gắn với truyền thuyết Lê Lai liều mình cứu chúa, câu “Đít Lý Râu, đầu Án Cộng” gắn với truyền thuyết ông Lý Chắm giúp dân thoát nạn cống sâm cầm, câu “Lệnh ông, cồng bà” gắn liền với truyền thuyết về bà Triệu,tiêu biểu cho hình ảnhngười phụ nữ Việt Nam anh hùng trong đấu tranh
chống giặc ngoại xâm…Theo tác giả: “Tục ngữđã khái quát được truyện cổ dân gian ở dạng cô đúc nhất, nó nắm bắt được “cái thần” của nội dung câu chuyện hoặc là cái cốt lõi, cái cơ bản của truyện dân gian. Tục ngữ là hướng gợi mở, dọi đường cho chúng ta lần ngược dòng thời gian để nghiên cứu các truyện cổ dân gian nói chung, truyền thuyết dân gian nói riêng vì ở truyền thuyết câu chuyện ít nhiều gắn liền với các sự kiện lịch sử và thể hiện rõ nhất trong truyền thuyết anh hùng”[10, 92,93]. Có thể nói, đây là công trình nghiên cứu tục ngữ trong mối quan hệ với các thể loại văn học dân gian một cách khá toàn diện và sâu sắc.
Trong luận án tiến sĩ “Đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của thành ngữ và tục ngữ Nghệ
Tĩnh (trong quan hệ với văn hóa địa phương)” (2004), Nguyễn Trí Sơn đã tập trung tìm hiểu sự phong phú và đa dạng của thành ngữ tục ngữ Nghệ Tĩnh trong quan hệ với truyện cổ dân gian, vè, hát phường vải, thơ ca của các thi nhân Nghệ Tĩnh. Ông đã lý giải, khảo sát mối quan hệ giữa thành ngữ, tục ngữ Nghệ Tĩnh và các thể loại dân gian khác. Mối quan hệ này phản ánh bức tranh muôn hương nghìn sắc của cuộc sống. Hơn nữa, người viết còn nhận thấy thành ngữ, tục ngữ trong thơ dân gian Nghệ Tĩnh có vai trò hết sức quan trọng, thể hiện rõ giá trị nội dung và nghệ thuật mà nó tạo ra cho tác phẩm.
Theo một hướng khác, trong công trình “Khảo luận về tục ngữ người Việt” (2006), Triều Nguyên cũng nghiên cứu quan hệ giữa tục ngữ với một số thể loại văn học dân gian khác như câu đố, ngụ ngôn, truyền thuyết nhưng chỉđiểm qua sự tương tự giữa nội dung và hình thức của tục ngữ và câu đố, sự giống nhau giữa nội dung tục ngữ và truyện ngụ ngôn. Riêng đối với thể loại truyền thuyết, tác giảđã chứng minh 8 câu tục ngữ thể hiện dạng ký hiệu hay tiêu đềđặc biệt để gợi lại, gọi tên truyền thuyết liên quan. Chẳng hạn: câu tục ngữ “Chỉ núi núi tan, chỉ ngàn ngàn cháy” liên quan đến một mảng truyền thuyết về Tản Viên sơn thánh; câu tục ngữ “Ông làng La, bà làng Chảy” ghi nhận truyền thuyết về một đôi vợ chồng ở tỉnh Hà Nam, người vợ tên là Nương Nguyệt…
Ngoài ra, có tác giả tìm hiểu thành ngữ, tục ngữở trong cấu trúc của những lời ca dao như một minh chứng cho sự giao thoa của ba thể loại này, đó là Nguyễn Phương Châm trong công trình
“Thành ngữ, tục ngữ trong ca dao (tiếp cận từ góc độ cấu trúc)” in trong tạp chí Văn hóa dân gian, số 3 năm 1999; Nguyễn Xuân Kinh trong công trình “Kho tàng tục ngữ người Việt” (2002), (phần khải luận về tục ngữ) cũng giới thiệu khái quát mối liên hệ giữa tục ngữ với truyện và thơ ca dân gian.
4.4.2Nhận xét:
Số lượng các công trình nghiên cứu về vấn đề mối quan hệ giữa tục ngữ với một số thể loại dân gian khác chưa nhiều (5 công trình). Tuy nhiên, các tác giảđã lý giải được mối quan hệ giữa tục ngữ với các thể loại văn học dân gian khác, về ranh giới và giao thoa thể loại trong văn học dân gian
nói chung. Qua đó, mọi người có thể nhận thức đúng đắn hơn về tục ngữ và các thể loại có liên quan.
Có tác giả nghiên cứu chuyên sâu tìm hiểu mối quan hệ giữa tục ngữ với tất cả các thể loại văn học dân gian (Trần Đức Các), có những công trình chỉđi vào lý giải khái quát mối quan hệ giữa tục ngữ với một thể loại văn học dân gian, cũng có tác giả tìm hiểu sâu mối quan hệ giữa tục ngữ và các thể loại dân gian ở một địa phương cụ thể (luận án tiến sĩ của Nguyễn Trí Sơn). Có thể nói, mối quan hệ giữa tục ngữ với các thể loại văn học dân gian đã được từng bước khai phá, tìm tòi và đạt được những thành tựu nhất định.
4.5Vấn đề khai thác tục ngữ phục vụ cho hôm nay: 4.5.1 Tìm hiểu nội dung các công trình:
Kho tàng tục ngữ vốn là tài sản tinh thần vô cùng quý báu của dân tộc ta. Tài sản đó cần được phát huy và gìn giữ. Tuy nhiên trong thực tế mọi người đã sử dụng tục ngữ thế nào? Trong bài viết “Thử bàn về việc phát huy vốn tục ngữ giàu đẹp của dân tộc” in trong tạp chí Văn hóa dân gian, số 6, năm 1977, Vũ Dung đã phê phán tình hình sử dụng thành ngữ, tục ngữ của một số thanh niên ở thành thị và một lớp học bổ túc văn hóa. Sau khi phân tích thực trạng trên, tác giảđã gợi ý một số điểm đối với các nhà làm công tác văn hóa, giáo dục để nhằm góp phần thay đổi tình hình. Đó là các vấn đề sưu tập tục ngữ, giải thích tục ngữ và học tập tục ngữ.
Một vấn đề đặt ra cho thể loại tục ngữ cũng đã làm trăn trở nhiều nhà nghiên cứu đó là có nên đưa tục ngữ ra khỏi chương trình văn học dân gian của các trường trung học phổ thông vì nó khô khan, thiếu tươi mát, không có chất văn học? Theo HoàngTiến Tựu trong công trình “Mấy vấn
đề phương pháp nghiên cứu văn học dân gian” thi mỗi thể loại văn học có cái hay riêng, sức mạnh riêng đồng thời cũng có những hạn chế và nhược điểm riêng của nó. Vì vậy, vấn đề giảng dạy tục ngữ cũng phần nhiều phức tạp. Hiện tại những người giảng dạy tục ngữđang đứng trước nhiều khó khăn nhưng khó khăn chủ yếu nhất, cơ bản nhất theo tác giả chính là “sự thiếu phương pháp và phương tiện để nhận thức và phản ánh nhận thức về tục ngữ”[258, 78]. Từđó, tác giả giới thiệu mấy vấn đề cấp thiết đối với người nghiên cứu cũng như giảng dạy tục ngữ. Tuy chỉ là giới thiệu sơ nét nhưng nó cũng góp phần không nhỏ cho giới nghiên cứu và giảng dạy tục ngữ như giáo viên hiện nay.
Trong công trình “Thêm một ý kiến về việc đưa câu đố, tục ngữ vào sách ngữ văn cho trẻ
em” năm 1992, Vũ Thái Hòa đã nhận định sách giáo khoa ngữ văn (chưa cải cách) đã chọn những câu tục ngữ chưa phải là điển hình, xét về nhiều phương diện. Với những dẫn chứng cụ thể, tác giả đã thêm một ý kiến rất có giá trị góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học tục ngữ trong nhà trường.
Tục ngữ là những tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức mà ông cha ta chắt lọc trong nhiều năm để truyền lại cho các thế hệ mai sau. Gia tài vô giá đó hiện nay vẫn chưa được đưa vào chương trình giảng dạy cho học sinh tiểu học một cách hệ thống. Nguyên nhân do đâu? Theo Nguyễn Đức Dương trong bài viết “Sao không dạy tục ngữ cho học sinh tiểu học” trêntạp chí Ngôn ngữ, số 4 năm 2008 là những trở ngại về từ ngữ, ngữ pháp và văn hóa. Tuy chỉ giới hạn trong một bài báo nhưng các ý kiến trên đã góp thêm một tiếng nói vào lĩnh vực giáo dục hiện nay của nước nhà.
Tục ngữ không chỉđược đưa vào giảng dạy cho học sinh Việt Nam mà còn được nghiên cứu trong giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài trong công trình “Tiếng Việt như một ngoại ngữ
và vốn ca dao, thành ngữ, tục ngữ” của Bùi Khánh Thế. Đây cũng là những gợi ý quý báu trong nghiên cứu tục ngữ.
4.5.2Nhận xét:
Giữ gìn, phát huy tục ngữ cổ truyền và khai thác chúng phục vụ cho hôm nay là một hướng đi đúng đắn và cần thiết. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy các công trình chỉ là những gợi ý, chưa có những công trình nghiên cứu chuyên sâu.
Việc đưa tục ngữ vào giảng dạy cho người nước ngoài như một ngoại ngữ là một vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, giới nghiên cứu cần phải đầu tư nhiều hơn.
Về số lượng: các công trình nghiên cứu về vấn đề này còn ít (chỉ có 5 công trình). Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng các nhà nghiên cứu đã gợi mở khá nhiều điều cho những ai có hứng thú đối với thể loại tục ngữ.