Từn gữ trau chuốt, điêu luyện

Một phần của tài liệu ĐÓNG GÓP CỦA PHẠM THÁI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI THẾ KỶ XVIII - NỬA ĐẦU THÉ KỶ XIX (Trang 136 - 139)

Thơ văn Phạm Thái sử dụng ngôn ngữ rất lưu loát, điêu luyện. Phạm Thái có thể

làm thơ theo lối thuận nghịch độc như trong bài “Đề tranh tố nữ”. Cả bài đọc xuôi bằng Hán văn lẫn bài đọc ngược thành Việt văn câu chữ đều tỉa tót, trang nhã không sử dụng điển tích, điển cố“Sương đỉnh trướng reo từng giục mộng, Nguyệt bên rèm tỏ

dễ si tình” hay“Tình si dị tố liêm biên nguyệt, Mộng xúc tầng liêu trướng đỉnh sương”

mà diễn tả rất đạt tâm trạng của tố nữ sống giữa cảnh nên thơ nhưng lòng luôn cơ đơn:“Phòng tiêu lạnh lẽo khóa xuân xanh”.

Trong Sơ kính tân trang, Phạm Thái dùng cả lối “chiết tự”, “ghép từ” rất nghệ thuật nếu không chú ý không dễ nhận ra:

“Người ở trong hang âu hẳn tục, Trăng vào trong cửa chắc là nhàn” (nhân – người + cốc – hang = tục Nguyệt – trăng + môn – cửa = nhàn)

Hay:

“Trời xuống lòng người âu hẳn Phật, Người về bên núi ấy là Tiên”

(nhân – người + thiên – trời = Phật) Nhân – người + sơn – núi = Tiên)

(Sơ kính tân trang) Hoặc:

“Cửa Bắc cây chen màu “Thảo dĩ ” Lầu Nam nguyệt rạng vẻ “Trường cung” Lầu lầu vàng đúc vành gương báu, Vành vạnh châu trao chiếc lược hồng”

(Sơ kính tân trang)

Bốn câu theo cách ghép tự: chữ Thảo + chữ là chữ Phạm; chữ Cung + chữ

Trường ra chữ Trương và cách “dịch nghĩa”: chữ “Vàng” là nghĩa của chữ “Kim”, “Gương” là nghĩa của từ “Kính”; “Lược” là nghĩa của từ “Sơ”.

Ở bài Tụng Tây Hồ lời lẽ chải chuốt, diễm lệ, ý tứ hàm súc. Chiến tụng Tây Hồ phú

ngôn ngữ cũng trau chuốt không kém: “Đường vinh nhục nọ dòng nước chảy; Áng lợi danh kia đá lửa khua”.

Thơ văn Phạm Thái có nhiều kĩ thuật. Nhiều câu của ông điêu luyện, trau chuốt mà vẫn tự nhiên, sáng rõ như những câu: “Năm bảy bài thơ gầy gối hạc, Một vài đứa trẻ béo răng nghê.” (Tự thuật I) hay “Ba mươi tuổi lẻ là bao nả, Năm sáu đời vua khéo chóng ghê!” (Tự thuật II). Có người cho rằng truyện Hoa tiên, Truyện KiềuSơ kính tân trang đã đạt đến trình độ mẫu mực của văn chương nghệ thuật cổ điển [87, tr.

198]. Ngôn ngữ trong Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm khúcTruyện Hoa tiên, Truyện Kiều… rất trong sáng và tinh luyện, được trau chuốt công phu. Trong đó,

Truyện Kiều là đỉnh cao chói lọi nhất, tạo nên niềm tự hào chính đáng của những thế

hệ Việt Nam từ lâu nay và mãi mãi về sau. Nhưng cũng phải nhận rằng ngôn ngữ trong các tác phẩm đó (trừTruyện Kiều) lại quá đậm tính chất bác học, mang nặng tính ước lệ, tượng trưng, cách xa với ngôn ngữ sinh động trong đời sống hiện thực của quần chúng nhân dân. Về mặt nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, dù Sơ kính tân trang còn có một số nhược điểm như từ ngữ có đôi chỗ không gọt giũa nhưng so với các truyện thơ

Nôm thời ấy, tác phẩm cũng có nhiều thành tựu đáng kể. Phạm Thái đã phát huy những tiềm năng của tiếng Việt: lời thơ trữ tình tảđược cái cảm giác bâng khuâng man mác của buổi đầu tình tự, ghi nhận được tâm trạng đau đớn đến nghẹn ngào khi mối tình tan vỡ, lời thơ thống thiết, não nùng: “Lời nguyền văng vẳng còn đây, Kim lang biết nỗi nước này hay không?” (Sơ kính tân trang), lại có những lời thơ say sưa yêu

đời hay bừng bừng tráng chí của tuổi trẻ. Còn cảnh trong thơ ông, chính nhờ từ ngữ

chính xác, gợi cảm và mới lạ nên cảnh vừa thực, vừa sống động: “Lên Hùng Vương rất non cùng, Mấy đường ngóc ngách, mấy cầu chông chênh” , “Vào Yên Tử rất non cùng, Đàn xô nước suối, phách giong cây rừng” (Sơ kính tân trang).

Khóc Trương Quỳnh Như là bài thơ tình lâm ly, ai oán của một tráng sĩ khóc giai nhân. Từ ngữ súc tích chan hòa tình cảm. Những chữ “nguyệt gác”, “hồng bay” vừa hiện được cảnh, vừa ngụ được tình, cảnh thì buồn não nuột mà tình thì thắm thiết mặn mà: “Lầu Tây nguyệt gác, gương lồng bóng, Ải Bắc hồng bay, bể tuyệt vời”. Những chữ“tan mấy mảnh” nói lên được sự tan vỡđau lòng và sự giao hòa tình cảm của đôi bạn tri âm, mặc dù kẻ còn người mất “Một mối chung tình tan mấy mảnh, Suối vàng ai nhắn hộ đôi lời”.

Cách dùng từ của Phạm Thái phần nào trau chuốt hơn so với Hoa tiên. Văn Hoa Tiên là lối văn trọng dụng điển cố, chắp chữ cầu kì, gởi ý lắt léo. Tác giả dùng điển tích quá dồi dào nhưng nhiều chỗ chưa được phổ thông, Việt hoá, độc giả rất bỡ ngỡ

với những thành ngữ như “dưới tùng trong quýt” (chỉ cảnh tiên), các từ ngữ như

“bóng kiều” (bóng cây cao), “bữa huân” (bữa cơm sang trọng), đôi khi tác giả còn gò gẫm, chắp ghép, chú trọng nói thật nhiều ý trong một câu thơ thật ngắn: “Dập dìu buồm nghĩa gió duyên, Lòng tên, thuyền cũng như tên chiều lòng”. Lối hành văn như

Một phần của tài liệu ĐÓNG GÓP CỦA PHẠM THÁI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI THẾ KỶ XVIII - NỬA ĐẦU THÉ KỶ XIX (Trang 136 - 139)