0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

Những bức tranh thiên nhiên ảm đạm

Một phần của tài liệu ĐÓNG GÓP CỦA PHẠM THÁI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI THẾ KỶ XVIII - NỬA ĐẦU THÉ KỶ XIX (Trang 64 -64 )

Trong thơ văn Phạm Thái, những bức tranh thiên nhiên ảm đạm thường gắn liền với sựđau khổ và nỗi tuyệt vọng trong tình yêu, sự mất mát của con người.Đó làthiên nhiên lạnh lẽo, chia lìa của vạn vật vốn quấn quít, gắn bó với nhau… Cảnh có “trăng, hoa, tuyết, nhạc” nhưng không nên thơ mà đậm một nỗi sầu:

Ngón cầm dìu dặt nhẫn thâu đêm, Văng vẳng khêu sầu dường điểm! Cành tuyết ngoài rèm mới rớm, Chồi mai bên cửa vừa cầm. (…)

Mây phủ vóc hình thương cẩu, Nguyệt mờ mờ ám vẻ ngọc thiềm. Bóng đèn xanh thắm lọt năm đêm! Di dõi khắc sầu khôn điểm,

Mấy tiếng kẽ thềm luống gẩy, Vài phen ngấn mực còn cầm,

(Bài cầm tháo)

Phạm Thái có ý thức rất rõ trong việc dùng cảnh vật để nói hộ tâm trạng sầu thảm của người cô phụ. Trăng “chênh vênh” như lòng ai chơi vơi, gió hiu hắt thổi làm rơi giọt lệđang đong đầy nơi đáy mắt:

Gió thu hiu hắt khóm phương tùng, Thổi rụng hàng châu ngoẹn má hồng. Cỏ biếc chẳng treo hồn Sở trướng, Trúc vàng thà điểm giọt Ngu cung. Hoa kề cổ trũng đeo tình nặng, Trăng rụng cô lư sáng tiết trong.

(Đề tòa Nghĩa lư của nàng Long Cơ II)

Cảnh có đủ “phong, hoa, tuyết, nguyệt”, có cả oanh, bướm nhưng cái gì cũng đang

ở trạng thái tiêu điều, thưa thớt, tàn tạ tạo nên sự buồn bã rộng khắp. Có trăng thì trăng lại “mờ mờ”, có hoa nhưng hoa tàn hương nhạt. Có trúc, mai nhưng trúc, mai chỉ “ủ hình thơ”. Có oanh, bướm nhưng oanh, bướm “thờ ơ” không buồn hót cũng không buồn chao liệng. Có gió tưởng đem lại sự phơi phới, hây hẩy nhưng gió chỉ làm cho cành ngô thêm “bơ xờ”. Có nhạn trên không tưởng đôi cánh chao nghiêng của nó phá vỡ sự bất động nơi đây nhưng dường như nhạn cũng không bay mà “lửng lơ” trên không. Có tiếng hát tưởng đã phá vỡ sự tĩnh lặng nơi chốn này nhưng tiếng hát trong

đêm thanh vắng cũng ở trạng thái “hững hờ”. Đây chính là bức tranh tâm trạng được vẽ lên trong tiếng đàn của Thụy Châu khi nhớ chuyện hứa hôn mà không biết người chồng mình nơi đâu có nghĩa là duyên mình cũng đang trong trạng thái “lửng lơ”, “thờ ơ”, “mờ mờ”:

Đỡ sầu mượn khúc dương tranh,

“Tiễn mai” một điệu dường hình oán thu. Tuyết sương, lác đác, nguyệt mờ mờ, Quế nhạt hương đưa,

Sen nhạt hương đưa.

Rải rác trên không nhạn lửng lơ. Oanh cũng thờ ơ,

Bướm cũng thờ ơ,

Mai ủ hình thơ, Trúc ở hình thơ.

Khúc dạ thanh ca khéo hững hờ, Cung Quảng xa xa!

Cầu Thước xa xa!

(Sơ kính tân trang)

Cảnh đượm nỗi u hoài của kẻđợi chờ trong vô vọng. Cảnh không có dấu hiệu gặp gỡ và sum họp. Thụy Châu mơước gặp chồng, mơước một “Ô Thước” kiều nhưng nó còn xa vời. Cảnh trong thơ Phạm Thái có những âm thanh “réo rắt” của tiếng oanh, tiếng yến thì nó vẫn có thể là cảnh buồn (Họa thơ cô Trương Quỳnh Như – Phạm Thái). Tiếng nó còn như cợt ghẹo lòng người: “Con oanh học nói trên cành mỉa mai”

(Truyện Kiều) hay “Ca quyên ghẹo làm rơi nước mắt” (Chinh phụ ngâm). Bởi lúc này,“người buồn” thì chắc chắn “cảnh có vui đâu bao giờ”! (Truyện Kiều). Tất cả

cảnh vật bây giờđã chịu sự chi phối của tâm trạng. Con người rơi vào trạng thái tê dại, các giác quan như chết điếng, tê sần không còn cảm nhận như con người bình thường nên cảnh vật trong mắt con người ấy sẽ có những “hình thái” bất thường: “Buồn đốt lò vàng hương nhạt khói, Sầu nâng chén ngọc, rượu không hơi” (Khóc Trương Quỳnh Như). Quả thật “Khi vui non nước cũng vui, Khi buồn sáo thổi kèn đôi cũng buồn” (Ca dao). Ai có thể vui được khi người yêu quyên sinh? Do đó, khi Quỳnh Thư chết đi, Phạm Thái không còn “thi vị hóa” thiên nhiên nữa, cảnh trong thơ Phạm Thái lúc này có chim thì chim cũng không hót mà chỉ có thể là tiếng kêu đau đớn như vừa bị mũi tên xuyên lồng ngực… Không phải thực tế, thế giới khách quan thay đổi mà chính lòng Phạm Thái có sự thay đổi lớn: tiếng khóc vỡ òa khi người yêu chết. Phạm Kim nằm mơ gặp người yêu nhưng tỉnh dậy là sự thật chia lìa. Phạm Kim đã vẽ bức tranh thiên nhiên qua tâm cảnh: “Oanh ru bên trướng giấc hoa nồng, Say tỉnh hồn mai thực bướm ong. Non nước mơ màng chừng lữ để, Mây mưa phảng phất đỉnh Vu phong. Quyên về viễn phố hoa rầu rĩ, Nhạn tếch Hành dương nguyệt não nùng (Sơ kính tân trang). Trong bức tranh thiên nhiên - tâm cảnh ấy chia ra hai nửa mộng và thực. Trong mộng, bướm ong đắm say bên hoa, có chim véo von ca hát, có thần nữ bên khách đa tình nhưng tỉnh mộng chỉ còn sự thực não nề. Trong thơ Phạm Thái có nhiều cảnh uyên ương lẻ bạn, cảnh vật cũng thê lương. Vạn vật như đang hòa tấu “khúc độc

hành”: “Nhạn trôi nhịp dẫm, suối ran dòng trầm, Phong nam thét ầm ầm chớp gió, Sen ủ hình, trúc gõ phách mau. Hồi quyên gióng giả đòi nau.”(Văn triệu linh).

Người cô phụ thương chồng, dựng nhà nghĩa lư bên mộ. Không có biện pháp hữu hiệu nào hơn để diễn tả nỗi cô đơn của người ấy bằng cách để họ nhìn thiên nhiên với khuôn mặt nhòa lệ. Thiên nhiên vạn vật đang tấu lên khúc nhạc bi ai hay chính tiếng lòng người cô phụ: “Trời Bắc lại hơi tiêu lạnh lẽo, Ngọn hàn phong khóc réo bên mai. Năm canh chiếc bóng đèn côi, Thông reo tiếng thảm, tuyết trôi giọng tình” (Văn triệu linh).

Trong thơ văn Phạm Thái, những bức tranh thiên nhiên ảm đạm thường còn gắn liền với sự đổi thay của xã hội. Đó là bức tranh thiên nhiên vẽ “thời tao loạn”, cảnh “Khóc khí vận tối tăm con đỗ vũ; Kêu cơ hoang sớm tủi cái hà mô” hay: “Quyên oán hạ thiên đà khắc khoải; Ve hờn nam địa mới rù rì” (Chiến tụng Tây Hồ phú). Không phải chỉ có một bức tranh mà có nhiều bức tranh về sự vật giống nhau được Phạm Thái “vẽ” đi “vẽ” lại như chủ đề tâm huyết nhất của người nghệ sĩ: “Quyên thét lâu thì luống để hờn lâu,… Ếch kêu mãi lại càng thêm oán mãi,… (Chiến tụng Tây Hồ phú). Cảnh thật buồn thảm, các con vật như “chối bỏ” cảnh sống hiện tại (Chiến tụng Tây Hồ phú). Những bức tranh thiên nhiên ảm đạm, tối tăm, nhếch nhác thường gắn liền với xã hội dưới sự thống trị của kẻ thù. Đó lànhững bức tranh xấu xí, bẩn thỉu. Nó là tấm gương phản chiếu diện mạo, bản chất xấu xa của kẻ thù. Dưới sự thống trị của kẻ

thù, quang cảnh của đất nước mới hoá ra như thế. Những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đã đổ nát: “…tan bình xá lị; …nát dấu chôn bùa”, “…nát mất cả giềng, … trơ những sống…” (Chiến tụng Tây Hồ phú). Cảnh vật không gây một chút thiện cảm nào mà làm cho con người cảm thấy chán ghét nó vì sự tàn tạ, thô kệch, sống sượng, giả dối, gây cảm giác khó chịu: “Chùa Châu Long hương cúng khét mù, nghe mõ cá đã rúc vang cầu Trúc; Hồ Bạch Mã sen bay mất cả, làm giấy hoa đem bán giả sông Tô.”

(Chiến tụng Tây Hồ phú). Cảnh thiên nhiên không có gì là thơ mộng lãng mạn lại càng không giống cảnh ở dương thế: “Khói viễn thôn khi ngọn gió ra vào, trông thoáng ngỡ nhà ma cửa lấp;…” (Chiến tụng Tây Hồ phú). Nếu như Nguyễn Huy Lượng miêu tả

cảnh Tây Hồ có buôn bán tấp nập, đông vui thì cảnh Tây Hồ trong mắt Phạm Thái là “tanh trôi vạn dặm”, nhếch nhác, thê lương, bẩn thỉu: “Bãi Đuôi Nheo tanh ngắt giống tinh chiên…; Hồ Cổ Ngựa thối hoang mùi đại tiểu, …, lều cư nhân tranh nát đã hư vò” (Chiến tụng Tây Hồ phú).

Nếu như đứng trước tự nhiên, con người trung đại thấy mình trong tự nhiên và ngược lại, thấy tự nhiên trong bản thân mình, đó là vì con người chưa tách khỏi tự

nhiên thì trong thơ Phạm Thái lúc này thiên nhiên là khách thể còn mình là chủ thể. Bởi lẽ, khi châm biếm một điều gì đó, ta thường đứng ngoài nó. Phạm Thái không có ý

định đứng gần, hòa mình trong thiên nhiên nếu không nói là đã tách ra khỏi thiên nhiên nơi cảnh Tây hồ dưới thời Tây Sơn. Đây là một bước tiến mạnh mẽ và “độc nhất vô nhị” của thiên nhiên trong thơ Phạm Thái so với những bức tranh thiên nhiên

đương thời. Có thể khẳng định đến phong trào Thơ mới 1932 - 1945 ta mới bắt gặp trở

lại thiên nhiên dạng này với Thế Lữ (trong Nhớ rừng), Chế Lan Viên (trong Xuân…). Phạm Thái không thèm nhìn Hồ Tây bằng đôi mắt của thi nhân mà bằng đôi mắt của một tráng sĩ cần vương thất thế và đất nước bây giờ là đất nước của người khác. Thơ

văn trung đại Việt Nam có nhiều bức tranh thiên nhiên buồn bã, hiu hắt nhưng hiếm có bức tranh thiên nhiên nào nhếch nhác, bẩn thỉu như bức tranh về Hồ Tây trong thơ văn Phạm Thái.

Nói tóm lại, Phạm Thái đã có ý thức trong việc sử dụng bức tranh thiên nhiên như

một “ngôn ngữđặc biệt” giúp tác giả “phô diễn” nội tâm nhân vật. Chúng thường theo hai quy luật. Thứ nhất là khi nào tâm trạng nhân vật có nhiều điều khó bộc lộ thì thiên nhiên xuất hiện để nói hộ con người. Thứ hai là khi con người cô độc, bị tách ra khỏi sự giao tiếp xã hội để giao tiếp với nội tâm của mình, lúc đó ngôn ngữ của con người bị lép vế hẳn. Thế giới nội tâm không phải là thế giới của sự chia tách, rạch ròi, trái lại là thế giới của vô số cảm nghĩ dung hợp với nhau. Lúc đó, thiên nhiên phải xuất hiện

để nói hộ con người.

Hai bức tranh trong thơ Phạm Thái: một bức thì mĩ miều; một bức thì ảm đạm. Hai bức tranh ấy thực ra không hề mâu thuẫn mà thống nhất trong con người Phạm Thái. Ông là con người phong lưu lãng mạn đi ngao du đây đó. Những bức tranh đẹp thường là những bức tranh Phạm Thái vẽ trong lúc đang yêu hay lúc ông đã hoàn toàn chán ngán sự nghiệp mà tìm vui trong cảnh. Đó là những lúc ông đã “quên” mục đích chính trị của mình. Đó là những bức tranh vẽ cảnh đẹp khách quan bằng bút pháp hiện thực nhất, những bức tranh buồn bã, đen tối là những bức tranh ông vẽ trong đau đớn, bực tức, hằn học khi thất bại trên chính trường.

Trong bối cảnh “truyện xưa để lại cùng những tiểu thuyết ngày nay thì nghiệm được rằng văn tả cảnh ta rất nghèo, rất kém vậy (…). Cảnh đã không tả, lại dùng

những sáo cũ rích, khiến nên văn tả cảnh vô vị quá” [68], thơ văn Phạm Thái có nhiều bức tranh đẹp về giang sơn gấm vóc Việt. Trong khi thơ văn đương thời rất chú trọng

đến việc miêu tả thiên nhiên một cách ước lệ với bao địa danh lấy trong điển cố, điển tích Trung Quốc (Chinh phụ ngâm...) thì Phạm Thái có có dịp ca ngợi đất nước, non sông Việt Nam với những không gian văn hóa và những danh lam thắng cảnh cụ thể. Qua Phạm Kim trong Sơ kính tân trang, ta biết Phạm Thái đã “xông pha” các chốn hải hồ, dạo chơi những miền danh lam thắng cảnh như Cửa Thần Phù (Thanh Hoá), núi Non Nước (Ninh Bình), chùa Trầm (Hà Đông), chùa Thầy (Sơn Tây), đền Hùng (Phú Thọ), chùa Phật Tích (Bắc Ninh), chùa Quỳnh Lâm (Bắc Ninh), núi Yên Tử (Quảng Yên), động Kinh Chủ (Đông Triều)… Khi con người – cá nhân xuất hiện, có những cá tính sắc nhọn, đầy năng động, xông xáo, có biệt tài, ở họ mới có những bức tranh cảnh vật trong đó có màu sắc, âm thanh đều cựa quậy, sôi động sức sống. “Trong văn học cổ điển nước ta, thấy thiếu hẳn những bài tả cảnh đất nước. Đến Sơ kính tân trang, ta mới gặp lại cái phong vị đậm đà của cảnh sắc Tổ quốc” [5, tr. 55].

2.4. Thơ văn Phạm Thái và tam giáo

Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo đều có nguồn gốc hình thành khác nhau. Trong xã hội phong kiến nước ta, Phật giáo, Đạo giáo và học thuyết chính trị xã hội Nho giáo

đồng thời cùng du nhập vào. Sự tác động của chúng đối với nền văn hóa cổ truyền của chúng ta thật là sâu sắc, nhiều khi khó phân biệt rõ đâu là của tôn giáo nào nên nhiều người cứ nói hoặc viết là “tam giáo đồng nguyên” (Nho, Phật, Lão có cùng chung một nguồn gốc) thật ra là “tam giáo đồng quy” (tam giáo cùng gặp gỡ và hòa hợp trong mục đích chung). Sự phân chia ra Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo trong thơ văn Phạm Thái và sự sắp xếp trật tự tìm hiểu chúng là nhằm để tìm hiểu cho rõ hơn từng phần chứ không có ý khu biệt rạch ròi.

2.4.1. Nho giáo

Phạm Thái được đào tạo theo khuôn phép cửa Khổng sân Trình. Như vậy, dù muốn dù không thì trong thơ văn Phạm Thái không thể không thấm đẫm tinh thần Nho giáo.

Đối với toàn thể xã hội, Nho giáo dùng tam cương và ngũ thường để ràng buộc. Tam cương là ba mối quan hệ xã hội gồm quan hệ vua tôi (quân - thần), quan hệ cha con (phụ - tử) và quan hệ vợ chồng (phu – phụ). Còn ngũ thường gồm có nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Trên cơ sở tam cương, Nho giáo mở rộng ra, xây dựng thành ngũ luân và coi đó là những gì thiết yếu của đạo làm người. Ngũ luân là năm mối quan hệ căn bản

của xã hội gồm tam cương và thêm quan hệ anh em (huynh – đệ) và quan hệ bạn bè (bằng hữu). Cũng như tam cương, tất cả những nội dung của ngũ luân luôn gắn chặt với ngũ thường. Nho gia đánh giá sự tuân thủ tam cương và ngũ luân thông qua các biểu hiện của ngũ thường.

Mục đích của nền giáo dục theo tinh thần Nho giáo là đào tạo ra những người “quân tử” cho xã hội. Đó là những con người đạt đạo, đạt đức, biết thi, thư, lễ, nhạc.

Đạt đạo trong thiên hạ có năm điều: đạo vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè (sách Trung Dung). Đạt đức là phải đạt được năm đức là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Ngoài ra, còn phải biết thi, thư, lễ, nhạc thì mới là con người có vốn văn hóa toàn diện. Nhìn chung, những người “quân tử” phải hành động theo “chín chữ vàng”: “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.

Đối với một môn đệ của Khổng giáo không thể không trung, hiếu. Trong thơ văn của mình, Phạm Thái đã không tiếc lời ca ngợi gương những con người “tu thân” và “hành đạo” theo tinh thần Nho giáo ấy. Trong Sơ kính tân trang, đó là những trung thần như Trương công, Phạm công: “Một niềm ái quốc trung quân chẳng dời”, con người trung hiếu như Phạm Kim: “Đem trung hiếu trả thù non sông”. Trong Họa thơ mừng tiệc sinh nhật Thanh Xuyên hầu, Văn bia mộ Thanh Xuyên hầu, đó là Thanh Xuyên hầu: “Hiếu trung một tiết đều ra sức”. Không những vậy, Thanh Xuyên hầu còn có những phẩm chất khác theo khuôn thước của Nho gia: “Trung quân lại vẹn hiếu thân, Đệ huynh phải nghĩa, hương lân phải nghì. Thuận hòa với đạo phu thê, Hậu bề nô bộc, tín bề hữu giao”(Văn bia mộ Thanh Xuyên hầu).

Trong Chiến tụng Tây hồ phú, các tờ phả khuyến và bài văn khao thần ôn dịch, Phạm Thái ca ngợi những gương tận trung báo quốc: “Đông Châu mấy kẻ múa gươm trung, (...) nợ quân vương lòng ứng chẳng phu” (Chiến tụng Tây hồ phú) hay “...người căm gan chưa trọn đạo quân thần, gươm trung nghĩa liếc trong sương lóng lánh ...” (Bài văn khao thần ôn dịch). Trong bài thơ Vịnh con voi, toát lên khẩu khí của một tôi trung “Tới chầu điện thắm, quỳ khom gối...” với lòng son sắt “Xương đá lòng rêu vẫn hẳn hoi. Trong thơ văn của mình, Phạm Thái ít nhất 7 lần đề cập đến chữ “trung” và hàng loạt những từ như “trung nghĩa, trung hiếu, hiếu trung, hiếu nghĩa,

cương thường, đạo quân thần, đạo vua tôi, gánh quân thân... Vì trung Phạm công, Trương công mưu việc cần vương, vì trung hiếu Thanh Xuyên hầu, Phạm Kim, Phạm Thái...nối chí cha “trả thù nhà đền ơn nước”. Những con người trung hiếu trong

thơ văn Phạm Thái có nguyên mẫu từ đời thật là những bề tôi của vua Lê chúa Trịnh chống Tây Sơn quyết liệt như Phạm Đạt (cha Phạm Thái), Trương Đăng Quỹ (cha Trương Quỳnh Như), Trương Đăng Thụ (bạn Phạm Thái) và chính Phạm Thái... Đó là những con người có chí Nho cao vời, có lòng căm thù “nguỵ tặc” “khấu tặc” sâu sắc

Một phần của tài liệu ĐÓNG GÓP CỦA PHẠM THÁI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NỬA CUỐI THẾ KỶ XVIII - NỬA ĐẦU THÉ KỶ XIX (Trang 64 -64 )

×