7. Cấu trúc Khóa luận
2.4. Các hoạt động phát triển Thư viện dành cho người khiếm thị tại Thư viện Hà Nội
viện Hà Nội
- Quán triệt chính sách của Đảng và Nhà nước dành cho người khuyết tật, tích cực vận động mọi sự đóng góp, đầu tư của các cơ quan đoàn thể.
- Trao đổi tài liệu với các địa phương khác trong cả nước để tăng cường vốn tài liệu, tiết kiệm kinh phí.
- Phối hợp thanh niên tình nguyện của các phường, hoặc các trường để xây dựng đội ngũ cộng tác viên mang sách đến tận tay người đọc. - Phối hợp THƯ VIệN trường Nguyễn Đình Chiểu tổ chức phòng đọc cho NKT tại trường cũng như tạo điều kiện để các em học sinh của trường đến với Thư viện.
- Đa dạng hóa hình thức phục vụ hợp tác với các Câu lạc bộ Người khiếm thị tại Hà Nội để tổ chức phục vụ bạn đọc khiếm thị sử dụng máy tình và tra cứu Internet bằng các phần mềm dành cho NKT.
- Phối hợp Phòng phong trào cơ sở của THƯ VIệN tiếp tục tổ chức phục vụ lưu động tài liệu khiếm thị. Với cách này TVHN sẽ chủ động hơn trong việc phục vụ đến tận nơi độc giả.
- Tăng cường giới thiệu sách cho NKT tại Thành Hội Người mù HN. - Tăng cường kinh phí và tiếp tục phối hợp với Thành Hội để sản xuất sách chữ nổi. Trên thực tế nhu cầu đọc sách chữ nổi là cao nhất - đây cũng là hình thức xóa nạn mù chữ cho NKT.
- Là đơn vị đầu tiên trong hệ thống thư viện công cộng phía Bắc có Studio sản xuất sách nói dành cho , trong những năm tới, Thư viện Hà Nội phấn đấu trở thành trung tâm cung cấp vốn tài liệu CD cho các thư viện tỉnh, thành phố khác trên toàn miền Bắc nhằm phục vụ đối tượng bạn đọc khiếm thị.
- Tăng cường chủ động quảng cáo dịch vụ tài liệu cho NKT bằng các chương trình thông tin thường xuyên và qua các hoạt động tiếp cận với NKT trong cộng đồng.
CHƯƠNG III
MỘT VÀI NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết quả đạt được
Với sự cải thiện về phương thức phục vụ (từ tháng 4 năm 2009), TVHN đã từng bước cải thiện hệ thống phòng đọc, phương thức phục vụ cũng như vôn tài liệu và hồi cố kỹ thuật các kho… Nhờ đó, công tác phục vụ sách cho NKT cũng được đầu tư cải thiện.
Vốn tài liệu phục vụ NKT ở TVHN đã được đầu tư hơn so với trước kia, nhất là tài liệu điện tử. So với năm 1998 - khi bắt đầu triển khai hoạt động phục vụ NKT, TVHN đã tích cực sản xuất các sách nói cho NKT dưới dạng file lưu trên máy tính, CD. Vì thế mà vốn tài liệu điện thử của TVHN là một nguồn tài liệu quan trọng, phát huy được hiệu quả phục vụ nhanh chóng và tiện lợi
Từ năm 2006 - 2008: Trong khi cơ sở mới đang xây dụng, cơ sở tạm thời của TVHN tạm thời di chuyển đến nằm trong khuôn viên Thành cổ Hà Nội. Với điều kiện làm việc xa trung tâm, diện tích phòng ban & các kho hạn hẹp, chỉ tổ chức cho mượn, không có chỗ triển khai phòng đọc cho NKT; mức độ bổ sung với nguồn kinh phí có hạn; vốn tài liệu phát triển chậm… là những lý do ảnh hưởng đến lượng sách luân chuyển giảm còn 2/3. Cuối năm 2008, TVHN khánh thành trụ sở mới, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng khang trang hơn, “ Thư viện dành cho người khiếm thị” tại TVHN cũng đã được chú trọng và nhận được sự ủng hộ từ nhiều đơn vị, tổ chức.
3.2. Những mặt tồn tại
TVHN đã chú trọng đến công tác phục vụ NKT, tuy nhiên kinh phí do Nhà nước cấp, nên rất hạn hẹp. Giá thành bổ sung sách chữ nổi rất đắt. Vì vậy vốn tài liệu sau 10 năm xây dựng THƯ VIệN dành cho NKT còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu bạn đọc.
Cơ sở vật chất trang thiết bị cung cấp tài liệu cho NKT còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Năng suất sản xuất các tài liệu điện tử còn thấp do thiếu cán bộ đảm trách (thu âm, xử lý Công nghệ thông tin…), thiếu thiết bị xử lý đồng bộ và thiếu tình nguyện viên. Ghi âm sách nói.
Việc xây dựng Thư viện dành cho NKT theo mô hình truyền thống, trước đây là rất phù hợp. Tuy nhiên, trong tình hình thực tế hiện tại, cần xây dựng THƯ VIệN dành cho NKT hiện đại song song với Thư viện truyền thống để tăng khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin và trình độ ngày càng cao của bạn đọc khiếm thị. Thư viện phải là môi trường giáo dục với đúng nghĩa của nó: Giáo dục qua sách vở, qua phương thức phục vụ, tạo điều kiện cho họ được tiếp xúc & học hỏi bằng các thiết bị hiện đại.
Công tác tuyên truyền quảng bá Thư viện dành cho NKT chưa tốt nên chưa thu hút được đông đảo bạn đọc khiếm thị đến với TV. Các chính sách, hoạt động xã hội hóa trong việc xây dựng Thư viện cho NKT còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn. NKT ở các vùng ngoại thành chưa có điều kiện tiếp xúc với các nguồn thông tin.
3.3.Một vài kiến nghị
Dựa trên thực trạng công tác phục vụ NKT tại TVHN, qua quá trình nghiên cứu và trực tiếp đóng góp phục vụ bạn đọc khiếm thị, tôi xin mạnh dạn đưa ra một vài kiến nghị đối với Thư viện Hà Nội:
- Tích cực sửa chữa khắc phục các trang thiết bị đã cũ hỏng (máy cassette, máy in chữ nổi v..v), tạo điều kiện thuận lợi hơn để NKT sử dụng tài liệu tại TV.
- Xây dựng văn bản hướng dẫn nghiệp vụ và phương thức cụ thể cho cán bộ và bạn đọc về công tác phục vụ NKT.
- Tất cả mọi nhân viên nên được tấp huấn để biết nhu cầu sử dụng dịch vụ thông tin thư viện của NKTvà huấn luyện các dịch vụ hiện có trong chương trình đào tạo chính thức đội ngũ nhân viên, nội dung và điểm trọng tâm sẽ thay đổi tùy theo cấp độ của nhân viên được tập huấn. Phải xin ý kiến tham khảo để thiết kế chương trình tập huấn từ các tổ chức bên ngòai nơi có kinh nghiệm phục vụ cho NKT.
- Phân phối đến các phòng đọc khiếm thị, các tủ sách khiếm thị đủ các loại hình dịch vụ như tài liệu ở hình thức sách nổi, CD, cassette, nguồn tin điện tử v…v và các hỗ trợ chuyên môn để giúp truy cập được dễ dàng
- Phối hợp với các Thư viện cơ sở chương trình phục vụ bên ngoài như phục vụ tại nhà, trung tâm chăm sóc, trung tâm cộng đồng hay câu lạc bộ mà những NKT tham gia.
- Sử dụng dịch vụ chuyển phát bưu điện miễn phí
- Truy cập thông tin qua điện thọai và máy tính giữa NKT và thư viện.
KẾT LUẬN.
Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa, giá trị nhân văn là điều đáng trân trọng và giữ gìn, toàn xã hội vẫn luôn cần những sự sẻ chia, giúp đỡ những người khuyết tật để họ có điều kiện bình đẳng hòa nhập cuộc sống, lao động, học tập và sản xuất.
Với tinh thần trách nhiệm & ý nghĩa nhân đạo đó, Thư viện đã từng bước đẩy mạnh công tác phục vụ thông tin cho NKT, coi đó như một phần nghĩa vụ không thể thiếu của sự nghiệp Thư viện Nhân dân.
TVTPHN sẽ thành nơi hội tụ, trau dồi tri thức, học tập và nghiên cứu của những NKT không chỉ trong mà còn ngoài Hà Nội, để họ có thể vươn lên hòa nhập với cuộc sống, không còn mặc cảm là gánh nặng của gia đình và xã hội, để họ tìm được Tia sáng - Tia sáng tri thức - Tia sáng cuộc đời.
PHỤ LỤC
Tình hình đáp ứng nhu cầu tin cho người khiếm thị trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới có 161 triệu người mù và khiếm thị một phần. Lượng sách trên thế giới hiện nay xuất bản để phục vụ NKT dưới các định dạng chữ nổi Braille, chữ in cỡ lớn, âm thanh kỹ thuật tương tự hoặc âm thanh kỹ thuật số… rất hạn chế. Trên thế giới, chỉ có khoảng 5% tài liệu dạng in được chuyển dạng phù hợp cho nhu cầu NKT. Tình trạng này diễn ra trên toàn thế giới, từ các nước nghèo nhất đến các nước giàu nhất.
Thư viện phục vụ NKT là tổ chức duy nhất, không chỉ cung cấp các dịch vụ thông tin và thư viện mà còn chịu trách nhiệm xuất bản sách dưới định dạng phù hợp với NKT. Nếu không có hoạt động này, các thư viện sẽ không có sách lưu trữ, vì ở hầu hết các nước thị trường thương mại sách cho NKT rất hạn chế. Trước đây, các thư viện như vậy có xu hướng tập trung chủ yếu cho nhu cầu của NKT, do đó khi bộ phận này của thư viện ra đời, đã được đặt tên là “Thư viện phục vụ người khiếm thị”.
Với xu hướng tăng lên hàng năm, nhiều thư viện phục vụ NKT đã nhận thức được rằng, các kỹ năng và sự phục vụ của họ đã phát huy tác dụng đối với đối tượng độc giả đặc biệt này. Trong một số trường hợp, thực tế này được phản ánh thông qua các tên gọi như: Dịch vụ thư viện quốc gia cho NKT và khuyết tật ở Mỹ; Thư viện chữ nổi Braille và sách kể chuyện (TPB) (Thụy Điển). Thực tế cho thấy, các thư viện phục vụ NKT đã nhận thức được giá trị thông qua việc mở rộng phạm vi phục vụ.
Các thư viện phục vụ NKT chia sẻ nhận thức chung với các ưu tiên của IFLA, bao gồm:
- Ủng hộ vai trò của các thư viện trong xã hội;
- Cung cấp sự tiếp cận không hạn chế với các nguồn thông tin;
- Cân bằng quyền sở hữu trí tuệ của các tác giả với nhu cầu của người đọc;
- Thúc đẩy việc chia sẻ nguồn lực thông tin; - Phát triển chuyên ngành thư viện;
- Thúc đẩy việc xây dựng các tiêu chuẩn, hướng dẫn và thực hành; - Đưa các thư viện tham gia thị trường công nghệ.
Có rất nhiều lý do cho vấn đề thiếu điều kiện truy cập thông tin, tuy nhiên có 02 vấn đề mà các thư viện công cộng có thể giúp đỡ họ trong việc tăng cường khả năng truy cập thông tin là:
- Làm cho nguồn lực của thư viện dễ dàng truy cập với mọi người. - Tập huấn và cung cấp các thiết bị chuyên dụng cho NKT trong việc truy cập thông tin.
Hiện nay, có nhiều cơ hội mở ra cho việc cung cấp thông tin cho NKT, đồng thời với việc cung cấp thông tin cho người bình thường thông qua mạng thông tin Internet. Cơ hội là như vậy, song thực tế lại khác. Kết quả khảo sát do Uỷ ban về quyền của người khuyết tật Anh thực hiện năm 2004 cho thấy, 81% website trên thế giới hiện nay thậm chí không đáp ứng các tiêu chuẩn truy cập cơ bản. Những người không có khả năng đọc sách đang bị tụt hậu đối với thế giới trong lĩnh vực tiếp cận máy tính. Đi kèm với các công nghệ hỗ trợ là giá thành của máy tính. Giải pháp mã nguồn mở có thể giúp làm giảm giá thành, song hình như công nghệ mã nguồn mở chưa thực sự được áp dụng trong lĩnh vực này.
Với các công nghệ mới và rẻ hơn, mô hình sao chép truyền thống có thể được thay thế bằng mô hình mới, nhờ đó, bất kỳ cuốn sách nào cũng có thể được xuất bản và phát hành dưới dạng định dạng phù hợp với nhu cầu của
độc giả. Kết quả là có thể đáp ứng 100% nhu cầu của độc giả, không phụ thuộc vào số lượng sách được chuyển đổi. Tuy nhiên, việc thực hiện đầy đủ ý tưởng này còn đang ở phía trước, ngay cả đối với các nước công nghiệp phát triển. Ở hầu hết các nước trên thế giới hiện nay, các nhà xuất bản còn tỏ ra lưỡng lự trong việc uỷ thác sách cho các thư viện phục vụ NKT.
Theo Hội người mù Hoàng gia Anh (RNIB), hiện vẫn còn 95% sách vẫn chưa được chuyển sang dạng chữ nổi để phục vụ cho các độc giả khiếm thị. John Gobber- người đứng đầu uỷ ban phụ trách các sản phẩm và sách báo xuất bản của RNIB cho biết: “Rất nhiều người bị tước bỏ quyền được đọc chỉ vì họ là . Hầu hết các nhà xuất bản không nhận thức được rằng những cũng muốn được đọc sách”. Ông cũng cho rằng các nhà xuất bản cũng như chính phủ phải chia sẻ trách nhiệm trong việc cải thiện tình trạng này.
Tại Mỹ, công ty truyền thông và xuất bản dành cho trẻ em Scholastic cũng kết hợp với National Braille Press - một tổ chức phi lợi nhuận trong việc xuất bản các tác phẩm chữ nổi Braille để phát hành phiên bản chữ nổi của các cuốn sách văn học nổi tiếng thế giới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Vĩnh Quốc Bảo. Mở rộng dịch vụ và sản phẩm thông tin cho người khiếm thị tại Thư viện Khoa học Tổng hợp và Hệ thống Thư viện công cộng Việt Naml. Báo cáo tạiĐại hội cán bộ thư viện các nước Đông Nam Á CONSAL lần thứ 14 , 2009.
[2] Jean Machell. Dịch vụ Thông tin và Thư viện dành cho Người khiếm thị: Hướng dẫn Quốc gia. Báo cáo cho Tổ chức Share The Vision/ Hội Thư viện, 2007.
[3] Vũ Hồng Khanh. Thư viện phục vụ người khiếm thị. Tạp chí Thông tin tư liệu 2007/ Số 3. 2007.
[4] Nguyễn Ngọc Nguyên. Công tác phục vụ bạn đọc khiếm thị tại Thư viện Hà Nội - Thực trạng và giải pháp. Chuyên đề, 2008.
[5] Hội thảo “Tăng cường và nâng cao chất lượng các dịch vụ thư viện công cộng phục vụ người khiếm thị” http://cinet.vn/?
ctl=usc_NewsViewsdetail&zoneid=78&rootId=4&newsid=39971
[6] Thế Minh. "Harry Potter" chữ nổi dành cho độc giả khiếm thị, (Theo BBC News, AP), 2005
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx? ArticleID=86888&ChannelID=61
[7] Hội thảo: “Tăng cường và nâng cao chất lượng các dịch vụ thư viện công cộng phục vụ người khiếm thị”. Vụ Thư viện; Trung ương Hội Người Mù Việt Nam. 2008.