Những hạn chế trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn đông hà nội pdf (Trang 53 - 54)

- Việc thanh toán cho khách hàng cũng được tiến hành đầy đủ, đúng hạn do có sự phối hợp chặt chẽ với kế toán ngoại tệ thanh toán quốc tế cân đối nguồn vốn ngoại tệ đảm

4.2. Những hạn chế trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT:

Thiếu ngoại tệ phục vụ cho TTQT

Một hạn chế lớn nhất đối với NHNo Đông Hà Nội khi tiến hành hoạt động TTQT là thiếu ngoại tệ, không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng khi thanh toán qua NH buộc chi nhánh phải mua ngoại tệ bên ngoài với giá cao, điều này sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của NH.

Chi nhánh mới thành lập nên trình độ cán bộ kinh nghiệm còn hạn chế, uy tín chưa cao, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của NH:

Với vị thế là một chi nhánh đóng địa bàn tại trung tâm là nơi tập trung nhiều ngân hàng lớn kể cả trong và ngoài nước có lợi thế trong công nghệ ngân hàng tiên tiến, trình độ nhân viên cũng như tiềm lực về tài chính. Các ngân hàng này có bề dày kinh nghiệm và uy tín trong hoạt động thanh toán quốc tế. Tuy trong 2 năm qua NHNo Đông Hà Nội đã nỗ lực hết sức, tạo được niềm tin cho khách hàng và thu hút thêm một số khách hàng mới. Nhưng khoảng thời gian này vẫn chưa đủ để NHNo Đông HN khẳng định mình một cách rõ nét trên thị trường.

Hạn chế về sản phẩm, các dịch vụ kinh doanh hỗ trợ phương thức TT TDCTchưa đa dạng, ngay cả các loại L/C đăc biệt cũng ít được sử dụng :

Các dịch vụ thanh toán đang triển khai của Chi nhánh còn nghèo nàn so với một số Chi nhánh khác trong hệ thống NHNo và so với các ngân hàng thương mại khác. Hoạt động thanh toán quốc tế hiện nay của Chi nhánh mới chỉ giới hạn ở một số lĩnh vực cơ bản, còn nhiều dịch vụ chưa được triển khai như phát hành bảo lãnh nước ngoài, thanh toán biên giới v.v… Trong lĩnh vực thanh toán biên giới, mặc dù Chi nhánh đã ký kết thoả thuận về thanh toán biên giới với một số Chi nhánh khác ở vùng biên, nhưng hiện nay Chi nhánh chưa tiếp cận được khách hàng có nhu cầu thanh toán biên giới, chưa tận dụng được ưu thế về thanh toán biên giới của hệ thống NHNo.

Chưa có chính sách thu hút khách hàng cụ thể

này vẫn còn ít so với thực lực của Ngân hàng. Khách hàng hiện nay đa số là khách hàng thực hiện giao dịch nhập khẩu, chưa có chính sách ưu đãi thu hút khách hàng xuất khẩu như giảm phí, đòi tiền nhanh, v.v…, chưa cạnh tranh được với Ngân hàng Ngoại thương và các ngân hàng nước ngoài. Khó khăn trong việc tiếp thị khách hàng do không thể đưa ra các điều kiện cạnh tranh có lợi hơn các điều kiện mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang được hưởng. Đây là nguyên nhân chính làm hạn chế sự phát triển nghiệp vụ TTQT tại chi nhánh.

Đội ngũ cán bộ còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng:

Riêng về mảng nghiệp vụ thanh toán quốc tế, hiện tại Chi nhánh có 9 cán bộ đảm nhiệm mảng nghiệp vụ này (kể cả cán bộ ở Chi nhánh trực thuộc). Tuy nhiên, số cán bộ được đào tạo chính thức về nghiệp vụ ngân hàng và hoạt động ngoại thương chỉ chiếm 50% số cán bộ, còn lại các cán bộ khác mới chỉ có điều kiện tham gia các lớp học nghiệp vụ ngắn hạn, chủ yếu vẫn là tự học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Trình độ ngoại ngữ của một số cán bộ cũng còn hạn chế.

Ngoài ra, khả năng tư vấn của cán bộ Chi nhánh cho khách hàng về hoạt động thanh toán quốc tế còn hạn chế, nhất là ở các bộ phận không trực tiếp thực hiện nghiệp vụ (Kế toán, Tín dụng, Kế hoạch v.v…).

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn đông hà nội pdf (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)