V. Giá trị thanh toán
2. Giải pháp 2: Thay đổi ph−ơng pháp khấu hao cho từng loại TSCĐ
Ngày 31/12/2001, Bộ tr−ởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 2000/QĐ-BTC về việc thực hiện thí điểm chế độ khấu hao TSCĐ theo ph−ơng pháp số d− giảm dần có điều chỉnh. Tuy nhiên, tại Công ty Truyền tải Điện 1, toàn bộ TSCĐ đều áp dụng ph−ơng pháp khấu hao bình quân. Việc áp dụng ph−ơng pháp khấu hao bình quân là ch−a hợp lý vì những lý do sau: TSCĐ trong Công ty Truyền tải Điện 1 có nhiều loại, nhiều nhóm khác nhaụ Công dụng của tài sản cũng nh− cách thức phát huy tác dụng của tài sản trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty cũng có sự khác nhau, lợi ích thu đ−ợc của việc sử dụng những tài sản đó cũng có sự khác nhaụ Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó. Điều này xuất phát từ nguyên tắc phù hợp của kế toán đó là thu nhập phải phù hợp với chi phí đã chi ra trong kỳ kế toán. Để đảm bảo số liệu sổ kế toán cung cấp phản ảnh đúng thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng nh− tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp, Công ty Truyền tải Điện 1 nên thay đổi quy định về khấu hao TSCĐ theo h−ớng sau:
- Đối với nhà cửa, vật kiến trúc Công ty nên áp dụng ph−ơng pháp khấu hao đ−ờng thẳng (ph−ơng pháp khấu hao bình quân).
- Máy móc, thiết bị vật t− gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh, tính năng công suất sử dụng bị giảm dần trong quá trình sử dụng, nên áp dụng ph−ơng pháp khấu hao theo số d− giảm dần.
- Đối với các thiết bị, dụng cụ quản lý th−ờng chịu tác động của hao mòn vô hình thì Công ty nên áp dụng ph−ơng pháp khấu hao theo tổng số các năm sử dụng.
- Đối với những TSCĐ có hạn, theo nguyên tắc phù hợp trong kế toán không phải tính khấu haọ Giá trị của TSCĐ đó đ−ợc phản ảnh trên sổ sách kế toán và báo cáo tài chính cho đến khi tính hữu dụng của tài sản này không còn nữạ