2. 1 Cái nhìn hiện thực
2.3. Nh ững ý nghĩa tích cực và tiêu cực trong quan niệm nhân sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
cho ra đời những bài thơ vừa có tính nghệ thuật cao vừa biểu hiện một quan niệm nhân sinh cao đẹp. Sống trong một thời đại mà mâu thuẫn xã hội càng ngày càng diễn ra gay gắt, quyết liệt thì việc người thầy Tuyết Giang đưa ra triết lý về quy luật biến hóa của tự nhiên, xã hội là điều cần thiết để cảnh tỉnh người đời hãy quên đi giấc mộng bá quyền mà xây dựng
một xã hội tốt đẹp hơn. Mấy ai hiểu được tấm lòng “ưu đời” của một bậc hiền triết: “Nhìn vật, biết ngay tươi héo,
Xem sông, nói chuyện nông sâu. Hun đúc tình cảm tùy theo ý ung dung,
Thừa theo hứng thú, vui thích trèo núi. Đượchay mất tỏ rõ lành hay dữ,
Thịnhvà suyphải xét nghiệm ở xưavà nay.
Tạm mượn hứng để tỏ nỗi lòng, Lưu thủy có mấy bạn tri âm ?
(Ngụ hứng-15 vần)
2.3. Những ý nghĩa tích cực và tiêu cực trong quan niệm nhân sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Đầu tiên, khi luận bàn về sự nghiệp văn chương và tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm, các nhà nghiên cứu, dù đứng ở góc độ bình luận nào, vẫn không thể không thừa nhận quá trình lao động sáng tạo không mệt mỏi của ông trong sáng tác thơ văn, tấm lòng ưu ái của ông đối với cuộc đời. Vì vậy, khi đọc thơ Tuyết Giang phu tử, Nguyễn Khuê nhận định : “Thơ ông là tiếng nói rất chân thực rất nhân bản của một nhà hiền triết trước cảnh ngộ, nhân
sinh, thiên nhiên vũ trụ; là một nỗ lực hướng tới chân, thiện, mỹ. Vì thế, tiếng nói ấy mãi mãi vang vọng trong tâm hồn dân tộc”(Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch Vân am thi tập)[24,tr.182).
Trước hết, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm chính là tiếng nói chân thực về hiện thực xã hội thế kỷ XVI. Ông như là một nhà sử học đang tái hiện lại những trang sử đầy biến động với những cuộc nội chiến diễn ra liên miên, với những nạn cát cứ không vì quyền lợi chung của dân tộc mà chỉ giải quyết quyền lợi cá nhân. Nguyễn Bỉnh Khiêm chẳng những đã tìm ra nguyên nhân chủ yếu nảy sinh các cuộc chiến đẫm máu mà còn vạch ra những hậu quả khôn lường do chiến tranh để lại. Ông đã nhìn thấy nỗi khổ của nhân dân trong thời loạn và những điều ước mong chân chính của bao nhiêu người. Cũng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,Nguyễn Khuyến…..Tuyết Giang phu tử nhận biết sức mạnh của đồng tiền. Đồng tiền có thể lũng đoạn xã hội, lũng đoạn nhân cách con người. Ông bất bình và chán ghét cảnh tranh danh đoạt lợi, chán ghét thủđoạn tranh hùng xưng bá. Dùng ngòi bút để tố cáo chiến tranh phong kiến, để phê phán bá đạo cường quyền, để lên án một xã hội suy đồi về đạo đức, để
cảnh tỉnh mọi người hãy quay về đường ngay nẻo chính, để khuyên răn người đời những
điều hay lẽ phải, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có sựđóng góp rất lớn cho nền giáo dục đạo đức nước nhà. Đồng thời, những bài thơ lên án triệt để chiến tranh của nhà thơ không chỉ phù hợp với yêu cầu phát triển của lịch sử mà còn phù hợp với lòng dân, ý dân. Vì thế, trong
Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú có nói: “Lòng trạng không một lúc nào quên
đời. Lo thời thương tục đều phát lộ ra thơ”. Đặc biệt một quan niệm có ý nghĩa tích cực, một bài học đạo đức có giá trị sâu sắc mà người thầy Tuyết Giang để lại cho đời chính là quan niệm phụ tử, phu phụvới các đức nhân nghĩa, lễ, trí, tín của đạo Nho pha lẫn với các tính từ
thiện, bác ái của đạo Phật và kết hợp nhẹ nhàng với tư tưởng vô vi, vô sự, vô tranh của Lão Trang. Một phần nào đó, tư tưởng Nho-Phật-Đạo trong thơ Tuyết Giang phu tử đã hướng con người tới cái chân, thiện, mỹ. Ngày nay, tuy đất nước và con người Việt Nam đang sống trong thời hiện đại, đang phát triển về mọi mặt nhưng những quan niệm nhân sinh của ông vẫn là hành trang đẹp cho mọi thế hệ và cũng chính là truyền thống văn hóa ngàn đời của dân tộc Việt.
Ngoài ra, quan niệm “xuất xử” của Bạch Vân sĩ bộc lộ một thái độ triết lý, bắt nguồn từ sự
hiểu biết quy luật của thời thế, quy luật của tự nhiên và quy luật của xã hội. Chính vì nắm bắt những quy luật này mà ông chẳng những không câu chấp trong quan niệm xuất xử mà còn hăng hái trên con đường lập sự nghiệp công danh và nhẹ nhàng, thanh thản khi quay về
làm bạn với thiên nhiên lánh xa cuộc sống ô trọc, xấu xa. Điều thú vị là khi tìm ra các quy luật, ông biến nó thành quan niệm nhân sinh cho riêng ông và vận dụng nó một cách linh hoạt trong cuộc đời. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm còn biểu hiện truyền thống văn hóa ngàn đời
của dân tộc Việt. Trong thơ ông, ta bắt gặp đạo lý cao đẹp của dân tộc, lý tưởng thẩm mỹ
dân tộc, cách ăn, mặc, ở, những kinh nghiệm, phong tục, tập quán, tín ngưỡng của nhân dân, cách ứng xửtinh tế, năng động, linh hoạt trong tư duy đã ảnh hưởng sâu sắc đến quan niệm nhân sinh của nhà thơ….
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đem đến ích nước lợi dân, tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có một số mặt hạn chế cần suy nghĩ. Hạn chế đầu tiên dễ nhận thấy trong quan niệm nhân sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm là tuy nắm được phép duy vật biện chứng, sự vận động của các quy luật nhưng trong tư tưởng của ông vẫn còn nặng về duy tâm, vẫn còn có những mâu thuẫn chưa dứt khoát. Không tìm ra biện pháp để giải quyết
được những xung đột xã hội đương thời; không lý giải được các vấn đề sống-chết, may- rủi, phúc-họa….ông lấy tư tưởng Phật giáo làm chỗ dựa tinh thần. Mặt khác ông cho rằng sự tồn tại hay không tồn tại của mọi sự vật, hiện tượng và ngay cả chiếc ngai vàng dành cho ai cũng đều do “Trời” quyết định. Vì: “Phép tắc của trời phải thuận theo mà không thể biết. Ngôi vua đã lập nên thì không thểđổ”(Cảm hứng-ba trăm câu):
“Bởi lẽtrờiư ? hay bởi việc ngườiư ? Là lýđấy mà cũng lại là sốđấy.” (Cảm hứng-ba trăm câu)
Quan niệm về sự phát triển của ông còn nằm trong khung tròn khép kín: “Sinh ra, diệt đi, hết rồi lại bắt đầu”(Cảm hứng- ba trăm câu). Đó là sự phát triển tuần hoàn, là cái phép biện chứng của Chu Dịch cộng với phép biện chứng thô sơ của Lão Tử trong Đạo Đức kinh. ảnh hưởng quan niệm này không chỉ có ở Nguyễn Bỉnh Khiêm mà còn ở rất nhiều Nho sĩ khác. Trong Sức sống của thơ ca và Tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Thị Băng Thanh và Vũ
Thanh cũng cho rằng: “Mặc dù đã có cách nhìn biện chứng, vũ trụ quan nhất nguyên, đã thấy được quy luật chuyển hóa giữa các mặt đối lập của sự vật và giữa các sự vật nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng vẫn bị quan niệm tuần hoàn níu kéo, đồng thời khi ứng dụng trong cách giải quyết mọi quan hệ xã hội ông vẫn trở về với các quan niệm của trung hiếu, tín nghĩa, thuận hòa và lợi cho Nho gia. Đó là chỗ hạn chế của Nguyễn Bỉnh Khiêm mà cũng là hạn chế của lịch sử, của thời đại.”[60, tr.24]
Rõ ràng, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phát hiện ra sự phát triển của vạn vật, đã nắm bắt được các quy luật cuộc sống và đã nâng lên thành cả một hệ luận biện chứng. Nhưng trong quan niệm của ông thì tự nhiên phát triển trong một cái thế tuần hoàn bế tắc, xã hội vận động trong vòng tròn luẩn quẩn của chế độ phong kiến. Ông không nhận thức được tác dụng mạnh mẽ của hoạt động con người, không nhận ra vai trò to lớn của con người, nét đẹp lao
động chân chính của con người có thể tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn thế giới hiện hữu. Ông không nhận thấy tác dụng ngược lại của hành động con người trong việc cải tạo thiên nhiên
và cải tạo xã hội. Vì đồng nhất quy luật tự nhiên với quy luật xã hội, ông không thấy được sự phát triển ngày càng cao của xã hội, không nhận thấy yêu cầu của lịch sử của thời đại, không quan niệm một trật tự khác thay cho trật tự xã hội phong kiến đương thời. Chính vì vậy, ông không tán thành thậm chí còn phê phán đường lối đấu tranh của các cuộc khỡi nghĩa nông dân, không chấp nhận sự trỗi dậy của một thế lực mới đang cần thay thế cho một thế lực cũ đã hết vai trò lịch sử. Thực ra, ông không nắm được xu thế của thời đại, không hiểu rõ kẻ thù chính của nhân dân là ai? Tuy là nhà yêu nước chân chính nhưng ông không chỉ ra được con đường hữu hiệu để cứu nước, cứu dân.
Vì được đào tạo trong môi trường cửa Khổng sân Trình nên khi truyền bá tư tưởng cho
đời, Nguyễn Bỉnh Khiêm không muốn thay đổi nguyên lý chính trị và đạo đức Nho giáo với lý thuyết Tam cương, Ngũ thường. Bằng chứng là tuy không câu nệ, cố chấp trong quan niệm xuất xử nhưng ông vẫn chịu sự ràng buộc bởi chữ “Trung” với nhà Mạc, tức là không thoát khỏi cái vòng kềm tỏa của ý thức hệ phong kiến. Về trí sĩ nhưng khi vua cần ông vẫn “Tạm từ bỏ mũ nhà nho mà cầm cái lọng quang dầu”(Qua sông Hữu-bài một), vẫn “Xông pha tuyết giá, đâu nề hà nghìn dặm xa”(Thư gửi đồng sai là Nghĩa Trai bá và Hoành Trung hầu), kiên quyết “Định kỳ hạn thề khôi phục giang san cũ” cho nhà Mạc. Vì ông nghĩ: “Ngôi vua đã lập nên thì không thểđổ”(Cảm hứng-ba trăm câu)
Bên cạnh đó, quan niệm sống nhàn xa lánh thế sự với thái độ: “Dửng dưng mọi sự gác bên ngoài. Dầu được, dầu thua ai mặc ai”(Thơ Nôm-bài 40); bàng quan, thờ ơ để “thế sự
ngoài tai, biếng nói năng”(Thơ Nôm-bài16); thậm chí không can thiệp vào lẽ phải, điều trái của con người “Thị phi biếng nói sự nay”(Thơ Nôm-bài 70); Và tư tưởng “nhân dĩ hòa vi quý”, sống theo kiểu “yên phận thì lành”, luôn giữ thái độ “biếng đua tranh” của Nguyễn Bỉnh Khiêm ít nhiều mang ý nghĩa tiêu cực. Thứ nhất dựa vào ý nghĩa câu tục ngữ :“Rút dây, lại sợ động rừng”, tác giả đã bày tỏ thái độ dè dặt, e ngại trước một sự việc cần phê bình mà sợ va chạm : “Vuốt mặt còn chừa qua mũi nọ, Rút dây lại nệđộng rừng chăng? Dầu ai nghị luận điều lành dữ, Chữ “vị” là vì biếng nói năng.” (Thơ Nôm-bài 89)
Thái độ đó có thể sẽ thủ tiêu tư tưởng đấu tranh giành quyền sống của nhân dân. Trước những sự việc sai trái con người sẽ không thể hiện tinh thần tranh đấu cho lẽ phải, cho công lý; không thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội. Đồng thời, còn đẩy họ vào rơi vào cách nghĩ “an phận thủ thường”, không có tinh thần cầu tiến, cúi đầu chấp nhận sự an bài của số phận mà không đấu tranh để thay đổi số phận nghèo khó. Điều này Nguyễn Bỉnh
Khiêm khác với Phùng Khắc Khoan. Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan dõng dạc bày tỏ hùng tâm tráng khí:
“Vinh hiển do trời an định sẵn,
Nhà tranh có chí vẫn thành danh.
(Tâm sự lúc ốm-Phùng Khắc Khoan)
Ngoài ra, nhiều bài thơ có tính chất triết lý về thói đời, về thế thái nhân tình của Nguyễn Bỉnh Khiêm ít nhiều khiến người đọc(đặc biệt đối với những người đã và đang thất bại trên
đường đời) rơi vào trạng thái hoang mang, dao động, có khi mất cả niềm tin về một xã hội tốt đẹp, văn minh; về bản chất “chân, thiện, mỹ” trong mỗi con người:
“Trong nhàn, ngẫm lẽ xưa nay
Không gì hiểm bằng đường đời, Không cắt đi thì toàn là gai góc,
Không gì nguy bằng lòng người Buông lỏng ra thì đều là quỉ quái “
KẾT LUẬN
Trong Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch Vân am thi tập, Nguyễn Khuê có nhận định: “Nguyễn Bỉnh Khiêm không những đã có những đóng góp quan trọng cho văn hóa, văn học của dân tộc bằng một sự nghiệp văn học to lớn chứa đựng những tư tưởng cao thâm, những tình cảm sáng ngời, đánh dấu một bước tiến của thơ văn bằng tiếng mẹ đẻ, mà còn cống hiến cho dân tộc bằng chính lòng yêu nước thương đời sâu sắc, bằng thái độ xuất xử hành tàng độc đáo của một nhà trí thức kiệt xuất, bằng chính phẩm cách thanh cao của một bậc hiền triết.”[24,tr.7).
1. Có thể nói, chính những phong ba về mặt chính trị-xã hội đã tác động mạnh mẽđến tư
tưởng, tình cảm của nhà hiền triết Nguyễn Bỉnh Khiêm. Có thể nói, chưa có giai đoạn lịch sử nào có nhiều biến động dữ dội nhưgiai đoạn thế kỷ XV-XVI. Chỉ trong vòng một thế kỷ,
đã có hai triều đại (Lê-Mạc) ghi tên trên trang lịch sử Việt Nam. Chỉ trong vòng gần 100 năm, đất nước đã hai lần bị chia cắt bởi hai phe Nam và Bắc triều, bởi sự phân tranh quyền lực của Trịnh-Nguyễn. Trong thời gian này, ngoài xã hội, biết bao cuộc nội chiến đẫm máu
đã nổ ra, giặc giã nổi lên khắp nơi, chia bè kết phái đóng ở từng vùng; trong triềuđình, diễn ra bao cảnh thay ngôi đổi vị. Sự việc đó đã đẩy triều đại nhà Lê từ hưng thịnh đi đến suy vong; đưa nhà Mạc lên ngai vị cao sang rồi lại rơi vào cảnh mạt vận như là một qui luật tuần hoàn của trời đất. Mầm mống suy vong của triều Lê bắt đầu xuất hiện từ thời vua Quỷ, vua Lợn và tưởng chừng đứt đoạn khi Lê Chiêu Tông khởi binh thất bại, khi Lê Cung Hoàng bị
Mạc Đăng Dung giết. Rõ ràng, sau này, nhà Lê suy nhược, bất tài kém đức, không đảm bảo vai trò lịch sử đối với đất nước nên ngôi vị rơi vào tay Mạc Đăng Dung là một lẽ đương nhiên. Còn triều Mạc không còn nhận được sự đồng tình ủng hộ của các bậc sĩ phu từ lúc Mạc Đăng Dung đầu hàng quân Minh và dấu hiệu suy tàn của triều đại này xuất hiện từđời Mạc Phúc Hải, tạm thời chấm dứt từđời Mạc Mậu Hợp. Hiện trạng suy tàn của các triều đại
đã làm cho chiến tranh xảy ra liên miên, tàn khốc. Nhân dân sống trong cảnh lầm than, khốn khổ. Kỷ cương xã hội lỏng lẻo, đạo đức suy đồi, chính sựđảo điên, lòng người bất ổn. 2. Trong di sản thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại cho chúng ta, so với các nhà
thơ thuộc dòng văn học trung đại, thơ ông chiếm một vị trí rất quan trọng về số lượng lẫn chiều sâu trong tư tưởng và chiều cao về nghệ thuật. Đây chính là những bài thơ tập trung những nét đặc trưng nhất về lý tưởng thẩm mỹ dân tộc, về truyền thống văn hóa dân tộc và còn thể hiện vẻđẹp kì diệu của một tâm hồn thanh cao, trong sáng, một tài năng nghệ thuật xuất sắc của một nhà yêu nước. Đi vào thế giới thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm tức là người đọc sẽ đi vào khám phá thế giới tâm hồn bất tận, bắt gặp những cung bậc tình cảm, những tư tưởng mang tính triết lý thâm sâu của nhà thơ. Từ thơ, người đọc cảm nhận sâu sắc ở con người
Tuyết Giang phu tử tấm lòng yêu nước, thương dân tha thiết. Tấm lòng ưu ái của nhà thơ
trải dài bàng bạc trong từng câu thơ, trong sáng như vầng trăng, cao rộng như núi sông. Do
đặc điểm lịch sử thế kỷ XV-XVI có nhiều biến động nên “Tư tưởng yêu nước, thương dân trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy vẫn tiếp nối truyền thống yêu nước thương dân ở các thế
kỷ trước nhưng nó vẫn có những nội dung mới mang đặc sắc của thời đại ông”(Tư tưởng yêu nước, thương dân trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm-VũĐình Toàn)[79, tr.286].
2.1 Vì yêu nước thương dân nên Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn lo lắng, ngậm ngùi, đau xót cho vận mệnh ngả nghiêng của nước nhà. Niềm ưu dân ái quốc chính là nguyên nhân chủ yếu khiến ông lên đường ứng thí đầu quân nhà Mạc, là nguồn sức mạnh tinh thần giúp