Triết lý về qui luật xoay vần của cuộc sống

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM NHÂN SINH TRONG THƠ NGUYỄN BỈNH KHIÊM (Trang 87 - 93)

2. 1 Cái nhìn hiện thực

2.2.4 Triết lý về qui luật xoay vần của cuộc sống

Trong bài “Chu Dịchvới thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phan Văn Các có nhận định: “Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng như các nhà nho Việt Nam xưa kia, do hạn chế giai cấp và hạn chế thời đại, không có một hệ tư tưởng triết học độc lập, đã tìm thấy ở Chu Dịch những quan điểm triết lý mà họ cho là cực kỳ thâm ảo, vi diệu. Một số nhà trí thức kiệt xuất của giai cấp phong kiến Việt Nam tiếp thu tư tưởng “vạn vật đều biến động” cũng như tư tưởng “chuyển hóa của các mặt đối lập” là những yếu tố duy vật và biện chứng tuy còn thô sơ

nhưng có ý nghĩa khá tích cực của Chu Dịch và vận dụng nó vào hoạt động thực tiễn của mình một cách có kết quả.”[60, tr.193]

Khảo sát thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, người viết nhận thấy triết lý về qui luật xoay vần của cuộc sống của ông có ảnh hưởng tư tưởng thâm sâu của Chu Dịch. Vấn đề cốt yếu mà người viết muốn đề cập đến là tác giảđã vận dụng linh hoạt triết lý này trong cuộc

đời như thế nào và đưa vào trong thơ văn nhằm muốn lý giải điều gì, mặc dù rải rác trong nhiều bài viết, các nhà nghiên cứu đã hướng ngòi bút luận bàn về tư tưởng, về phương pháp tư duy biện chứng-tư duy thế sự, về thế giới quan triết học, về nhân sinh quan của Nguyễn

Bỉnh Khiêm, đặc biệt là việc sử dụng các cặp từ phản nghĩa với mức độ đậm đặc và những tứ thơ triết lý nhân sinh quán xuyến trong toàn bộ những dòng thơ của Bạch Vân cư sĩ. Có thể nói Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những nho sĩ Việt Nam hứng thú tận dụng sáng tạo các lời hào lời quẻ trong Kinh Dịch để lý giải cuộc sống. Bài thơ Độc Chu Dịch hữu cảm là bài thơ vừa tâm đắc vừa biểu hiện ý tứ triết lý thâm sâu của ông. Các cặp từđối lập, thuyết Âm-Dương chẳng những nói đến quy luật biến hóa của thiên nhiên mà còn cảnh báo người đời về thói đời:

Xưanay l thì có chn, đầy rồi lại vơi,

Âmdươngtiêu tanđi rồi lại sinh sôi ra,

đủ nghiệm rõ lẽ thừa trừ của tạo hóa.

Qu Cu có hào sơ lục(hào âm ở dưới) mới sinh,

tiến lên thì xấu, như con lợn cái đi luẩn quẩn, Qu Bác có hào lục ngũ(hào âm thứ 5) đứng đầu các hào âm, nhưđốc suất một đàn cá đểđược yêu thương. (Cảm tưởng khi đọc Chu Dịch) Trước hết, qui luật biến hóa của tự nhiên cũng như của xã hội được nhà thơ diễn đạt bằng những dòng thơ độc đáo, giàu thủ pháp tượng trưng. Nhà thơ lấy sự vật, sự việc cụ thể

diễn ra thường xuyên trong cuộc sống để tượng trưng cho sự vật, sự việc là điều cát hung,

điều thủ xả, được mất, vụng khéo, vinh nhục…….(tư tưởng mâu thuẫn biến hóa). Khi giải thích khởi nguyên của vũ trụ, ông đã dựa vào nguyên lý của Dịch xem Thái cực là vầng nguyên khí chưa phân khai, là hình thái chuyển hóa đầu tiên của bản thể dẫn tới sinh thành nên muôn vật. Tác giả dùng hình tượng này

để nói lên sự tuần hoàn của trời đất, sự chuyển biến của xã hội, sự thay đổi của tự

nhiên. Theo tác giả thiên, địa, nhân đã được sắp xếp và ổn định vị trí: “Thái cực sơ triệu phân,

Tam tài định quyết vị,

Khinh thanh thượng vi thiên, Trọng trọc hạ vi địa,

Trung tập nhi vi nhân Bẩm thụ thị nhất khí”

( Thái cực từ lúc mới tạo lập đã phân chia, Tam tài đã ổn định vị trí của chúng. Nhẹtrong bốc lên là trời,

Nặng đục lắng xuống là đất. Ở giữa tập kết lại thành người

Bẩm thụ cùng một khí chất….”

(Cảm hứng-ba trăm câu)

Dựa vào Kinh Dịch, nhà thơ chẳng những cắt nghĩa cụ thể thế nào là trời, đất, nhân mà còn suy từ lời tượng của tám quẻđể biết sự vận động tuần hoàn của vũ trụ, biết được quan niệm triết học và ý nghĩa nhân sinh của quẻ bói, nghiệm tiếng chim đỗ quyên kêu biết lẽ thịnh suy: “Vừa kêu đã có nắng dương tràn”(Nghe đỗ quyên kêu thành thơ-Phùng Khắc Khoan):

“Suy từ tượng của tám quẻ, biết sựvãng phc của trời, Nghiệm qua vài tiếng đỗ quyên, hiểu lẽhưng suyởđời..”

(Trung Tân quán ngụ hứng-thập)

Nếu không miệt mài, say mê nghiên cứu Kinh Dịch làm sao Nguyễn Bỉnh Khiêm có thể

hiểu rõ hình tượng của quẻ Khảm là nước, nước luôn luôn trôi đi chảy mãi, vận động không ngừng; hình tượng của quẻ Cấn là núi, núi đứng sừng sững vững vàng và không bao giờ di

động. Chỉ cần nắm ý nghĩa của hai quẻ Khảm và Cấn là có thể biết lẽ hành tàng, xuất xử của một con người. Ngoài ra, theo Kinh Dịch, muôn việc muôn vật trong trời đất cứ nối tiếp nhau sinh sản ra mãi mãi là do sự vận động không cùng của âm-dương (sinh sinh chi vị

dịch). Chỉ cần hiểu vị trí của âm dương

trong quẻ Phục là có thể thấy hoa mai bắt đầu nở vào tháng rét: “Khm: chảy, cn: dừng rõ nét hành tàng,

Muốn biết cơ trời thần diệu, muôn sự vật cứ sinh sản ra mãi, Hãy xem mai nở tháng rét, sẽ thấy một khí dương lại sinh ra.” (Trung Tân quán ngụ hứng-thập nhất) Vạn vật sinh ra và mất đi đều có cái lẽ vãng phục tuần hoàn của nó. Ngày, tháng, năm, thời tiết, hoa cỏ bốn mùa sinh sinh, diệt diệt đều theo nguyên lý phủđịnh: “Mặt trời qua thì mặt trăng đến, mặt trăng qua thì mặt trời đến. Mặt trời mặt trăng đẩy nhau mà ngày tháng sinh ra. Rét qua thì nóng tới. Nóng qua thì rét về. Nóng lạnh đẩy nhau mà năm sinh ra”(Nhật vãng tắc nguyệt lai, nguyệt vãng tắc nhật lai. Nhật nguyệt tương thôi nhi minh sinh yên. Hàn vãng tắc thử lai, thử vãng tắc hàn lai. Hàn thử tương thôi nhi tuế thành yên-Chu dịch, Hệ từ, hạ”).

Hiện tượng mâu thuẫn biến hóa này là tư tưởng chủ đạo xuyên suốt trong sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông ghép triết lý này vào trong từng bài thơđể bày tỏ quan niệm xuất xử của riêng ông. Từ một qui luật của tự nhiên dẫn đến qui luật của xã hội rồi nói về quan niệm hành tàng, mấy ai có lối diễn đạt độc đáo, uyên thâm như Bạch Vân cư sĩ?. Chẳng hạn, trong bài thơ Nôm số 98, nhà thơ bàn về con đường “xuất”, khẳng định dứt khoát chữ trung với nhà Mạc; kế tiếp là diễn tả lẽ tuần hoàn biến dịch của thiên nhiên qua hiện tượng mọc tàn của hoa sen, lên xuống của nước thủy triều; sau đó dựa vào quẻ Bĩ, quẻ Thái trong Dịch

lý mà nói về then máy màu nhiệm của Tạo hóa là hết âm đến dương, hết bĩ thôi thì thái; cuối cùng, nhà thơ quay về cái lẽ suy thịnh tự nhiên của con người, hết xuất thì xử và kết thúc bài thơ là sự ví von sinh động về động tác gấp vào bao nhiêu thì giương ra bấy nhiêu của cây dù. Có thể hiểu rằng có xuất thì có xử, đó là cái lẽđương nhiên:

“Bình cũ, song bình vẫn dấu hương, Con công thần lỡ gọi rằng ương. Sen, mùa trước đổi, mùa sau mc, Triều, cửa này ròng, cửa khác cường.

Âmđã lại dương, đành máy nhiệm, Bĩ thôi thì thái, ấy cơ thường.

Thế gian mựa biết nhàn làm tiện Dù gp bao nhiêu, dù lại giương.

(Thơ Nôm, bài 98)

Xuân, hạ, thu, đông qua đi rồi trở lại là lẽ tuần hoàn của tự nhiên. Cho nên, người đời đừng tự trách cuộc đời sao dài quá, vì “Một phen xuân tới một phen già”(Thơ Nôm, bài 1), đừng nuối tiếc những gì đã qua vì “Xuân ấy qua thì xuân khác còn”(Thơ Nôm, bài 29). Sống trong thời đại đầy biến động, lúc trị lúc loạn, nếu không tự trang bị cho mình một tư tưởng Dịch lý thì Nguyễn Bỉnh Khiêm làm sao có thể chủđộng trên con đường xuất xử, làm sao có đủ bản lĩnh và tinh thần lạc quan để bước vào cuộc đời đầy chông gai hiểm trở. Ông chẳng những nghiên cứu ý nghĩa cao siêu của Kinh Dịch mà còn quan sát sự vận động của thiên nhiên để

từ đó trình bày quan niệm lúc hành lúc tàng của mình. Nếu trong bài Vịnh cảnh nghèo, Nguyễn Công Trứ vẫn tin tưởng vào vận hanh thông của con người khi rơi vào cảnh cùng quẫn:

“Số khá bĩ rồi thời lại thái,

Cơ thường đông hết lại sang xuân.”

thì Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa quan sát cảnh hoa mai nở rực rỡ vào cuối mùa đông vừa nghiệm ra một điều vừa có tính quy luật bất tuyệt vừa có tính triết lý: khi mai nở thì người

đời biết rằng mùa đông sẽ qua mùa xuân sắp tới, cũng như triều đại này suy vong báo hiệu có một triều đại hưng thịnh khác sẽđến. Vì sao nhà thơ lại có tư tưởng độc đáo như thế ?

“Mai kia chưa dễ thu nên muộn Xuân nọ tin hoa cũng mấy phen.” (Thơ Nôm, bài 8)

Vì lẽ thừa trừ của tạo hóa nên con người cần giữ cái tâm bình lặng trước những phong ba bão táp của cuộc đời, trước thế thái nhân tình. Lúc ấm cúng hãy nhớ đến những ngày lạnh giá, khi mưa tuôn hãy nghĩ đến những ngày hạn hán. Và khi giàu sang, công thành danh toại

hãy nghiệm lại những lúc nghèo khó, lúc chưa đạt công danh. Lúc đắt thời, đừng vội khoe tài, đừng vội háo hức khi “thân thích chen chân đến”, bởi vì lúc “Thất thế, hương lân ngoảnh mặt đi.”(Thơ Nôm, bài 53). Để diễn tả triết lý vừa bình thường vừa sâu xa này, nhà thơ vận dụng hàng loạt các cặp từđối lập nhằm phê phán thói đời đen bạc:

“Lấy khi đầm ấm bù khi lạnh,

Chứa thưởkhô khan, có thưởdào

Kìa nẻo Tô Tần xuân thưở trước, Chửa đeo tướng ấn, có ai chào?”

(Thơ Nôm, bài 44)

Nhà thơ mượn điển tích nhà du thuyết Tô Tần thời Chiến quốc đeo ấn về quê để nói vềnhân tình thế thái. Mượn hình ảnh thay đổi vị trí của sao trên trời (vật hoán tinh di) để ám chỉ về

cái được, cái mất của công danh quyền quý. Theo Nguyễn Bỉnh Khiêm, sự sang giàu- thiên hạ- giang sơn không nhất định của riêng ai mà sẽ thay đổi nay người này, mai đến người khác. Đó là lẽ tự nhiên của Tạo hóa và cũng là lẽ tự nhiên của cuộc đời. Vì thế, được thì cũng không lấy làm vui mừng, mà mất cũng chẳng âu lo, phiền muộn làm gì: “Được chăng háo hức, mất chăng âu”(Thơ Nôm, bài 28). Việc đời như cuộc cờ, lòng người như sóng bể, “vật hoán tinh di” như vì sao trên trời. Có điều là con người chưa lường trước Tạo hóa cũng như lòng người đổi thay lúc nào, ở mức độ nào, ván cờ cuối cùng ai sẽ thắng. Cặp từđối lập “cạn-sâu” được tác giả vận dụng khá thành công cho ý “sao dời, vật đổi”:

“Sao dời, vật đổi trong nền tưởng. Nước chảy, hoa bay áng cửa hầu Sự thế cuộc cờđâu miễn được

Lòng người sóng bểcnthì sâu.” (Thơ Nôm, bài 99)

Lòng người lúc “cạn” lúc “sâu” như nước thủy triều, hoa có lúc nở sẽ có lúc tàn, nước chứa khi đầy ắt có khi vơi cũng như nơi phồn hoa đô hội có lúc ồn ào, náo nhiệt rồi đến lúc sẽ lạt phai. Đây là một qui luật. Từ qui luật của tự nhiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm suy ra qui luật của xã hội. Ông xét đoán sự thăng trầm của thế sự theo tư tưởng phương Đông: âm-dương, bỉ- thái, cùng-thông, thịnh-suy, sang-hèn….Và “do chịu ảnh hưởng của Kinh Dịch, nên ông cho là loạn mãi thì phải đến thời bình, sang thì có khi hèn, giàu thì có khi nghèo khổ rồi ngược lại. Mọi việc cứ tuần hoàn, và nói chung là biến hóa, nhưng nó là một sự biến hóa vòng quanh không có tiến hóa….”(Tư tưởng chính trị và xã hội của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua thơ văn- VũĐức Phúc)[60, tr.103]:

“Áng phồn hoa khá lạt phai Hoa càng khoe n, hoa nên ra,

Nước chứa cho đầy, nước ắt vơi”.

(Thơ Nôm, bài 48)

Biến đổi tuần hoàn là biến đổi theo vòng tròn, một vòng tròn khép kín. Đó là hình thức vận

động của vũ trụ mà triết học phương Đông đã nhận thức và đúc kết. Nhờ thấu suốt tư tưởng này mà cái tâm của Nguyễn Bỉnh Khiêm lúc nào cũng bình thản trước sựđổi thay của cuộc

đời, trước sự bình phẩm khen chê chủ quan của thiên hạ: “Khen thì nên ng, chê nên di, Mt ắt chăng âu, được chẳng mừng” (Thơ Nôm, bài 6)

Tuy tự dặn lòng: “Thị phi chẳng quản, mặc chê khen,”(Thơ Nôm, bài 41) nhưng đôi khi Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng cảm thấy ngao ngán trước sự đổi thay của thiên nhiên và con người, bởi vì nó có lúc thật đáng sợ, khó lường. Sự đổi thay đó được đúc kết thành một bài thơ tuyệt tác với ý tứ thâm sâu. Có thể nói bài thơ Nôm số 2 cũng là một bài thơ tiêu biểu cho sự biến hóa khôn lường của tạo vật. Trong bài thơ, nhà thơ đã diễn tả thành công quy luật “lượng biến thành chất”. Vũng nước nọđến một lúc nào đó được bồi thành bãi cát. Doi

đất kia tới thời khắc nào đó sẽ lở xuống thành vũng sâu thẳm. Thời thế, cuộc đời con người cũng biến đổi như thiên nhiên, lúc thăng lúc giáng, lúc giàu lúc nghèo, khi sung sướng khi khổđau…Nghiệm qui luật tự nhiên ra qui luật của xã hội, sự hiểu biết về Dịch học của cụ

Trạng trình như là “vỏ nghêu lường bể, trong ống dòm trời”(Phan Bội Châu): “….Vũng nọ ghê khi làm bãi cát,

Doi kia có thưở lút hòn Thai

Khôn ngoan mới biết thăng thì giáng,

Dại dột nào hay tiuđài

Đã khut bao nhiêu thì lại dui

Đạo trời lồng lộng chẳng hề sai.” (Thơ Nôm, bài 2)

Chính vì “Lẽ thường trời đất hẳn là chẳng sai”(ca dao) cho nên người thầy trên dòng sông Tuyết giang đã dùng triết lý về qui luật xoay vần của cuộc sống mà răn mình và giáo dục đạo đức cho người đời. Ông nắm vững triết lý của Chu Dịch với những tư tưởng “mâu thuẫn biến hóa” đồng thời biến nó thành một thứ triết lý nhân sinh của riêng ông. Hàng loạt các cặp từ trái nghĩa được nhà thơ sử dụng tối đa và phát huy tác dụng trong từng câu thơ có tính triết lý. Đặc biệt là cặp từ “lành-dữ”, “khen-chê”, “khôn-dại”……Như trên đã nói, Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng tư tưởng “tự thân tác nghiệp” của nhà Phật để cảnh tỉnh người

đời về việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức bản thân. Ông cho rằng: “Dữ lành toàn bởi một mình ta”(Thơ Nôm, bài 55). Tuy lòng người lành dữ rất khó lường “Lành dữ lòng người

khôn biết”(Thơ Nôm, bài 24) nhưng nhà thơ vẫn khuyên “Người dữ thì ta miễn có lành”(Thơ Nôm,bài 26). Bởi vì họa và phúc, sống và chết chỉ cách nhau một sợi tóc: “Họa phúc chăng dong cái tóc chen.”(Thơ Nôm, bài 11) nên cần có cách xử thế thích hợp với hoàn cảnh sống. Đó là dứt khoát bày tỏ thái độ bàng quan trước thế sự:

“Mảng tiếng d lành, tai quản đắp Mặc ai chêmiễn mặc ai đàn

(Thơ Nôm, bài 46)

Hoặc là có cách xử thế chiết trung(Kinh Dịch nâng lên thành thuật ngữ gọi bằng “thời trung”). Tuyết Giang phu tử chính là người chủ trương chọn cách sống“thời trung”, cách xử

thế dung hòa. Theo ông, đó là cách sống phù hợp đối với một đất nước đầy biến động, một xã hội mà “Lòng người rất hiểm nghèo” chỉ chực chờ tranh giành, chém giết nhau vì quyền lợi. Do đó, ông nghiệm theo Kinh Dịch và dùng nó thực hành trong cuộc đời.

Nói chung, triết lý về quy luật xoay vần của cuộc sống xuất hiện thường xuyên trong

Một phần của tài liệu QUAN NIỆM NHÂN SINH TRONG THƠ NGUYỄN BỈNH KHIÊM (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)