Sự lí giải thế giới theo con mắt người yêu trẻ

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA PHẠM HỔ (Trang 36 - 41)

Chương 2: CẢM HỨNG TƯ TƯỞNG TRONG TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA PHẠM HỔ

2.2. Sự lí giải thế giới theo con mắt người yêu trẻ

Tìm hiểu cảm hứng tư tưởng của một nhà văn, nếu chỉ dừng lại ở việc khám phá những nguồn cảm hứng chính thể hiện trong tác phẩm thì chúng ta chỉ thấy được bề mặt tư tưởng nghệ thuật của nhà văn ấy. Chiều sâu tư tưởng của tác giả chủ yếu nằm trong mạch suy ngẫm hay cách lí giải cuộc sống của người cầm bút. Nhất là qua cách lí giải, người đọc cĩ thể nhận thấy bề sâu nội dung của tác phẩm cũng như khả năng nắm bắt vấn đề của người viết. Ngồi ra, chiều sâu của sự lí giải tạo nên sức hấp dẫn cũng như khả năng thuyết phục người đọc về các vấn đềđược tác giả nêu trong tác phẩm.

Sáng tác cho thiếu nhi, các nhà văn càng cẩn trọng trong việc thể hiện cách lí giải đối với những nội dung muốn gởi đến đối tượng thưởng thức cĩ tâm hồn đặc biệt nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng ấy. Bởi lẽ, trước bức tranh cuộc sống nhà văn miêu tả trong tác phẩm, người lớn cĩ thể tin và khơng tin hoặc ngay cả khi tin nhưng với lí trí đủ sáng suốt, họ biết cách nhận thức và hành động cho phù hợp. Cịn trẻ em, chúng tin vào những gì nhà văn viết, chúng sẵn sàng làm theo những gì mà các nhân vật của nhà văn đã làm…Vì vậy, trong mỗi câu chuyện cho thiếu nhi, là người viết cĩ trách nhiệm, các tác giả phải thật sựđể tâm đến cách lí giải đối với những gì đã viết ra. Phạm Hổ là nhà văn cĩ ý thức trách nhiệm như thế.

Truyện ngắn cho thiếu nhi của Phạm Hổ, nhìn bên ngồi là cách nhà văn lí giải về sự hình thành

thế giới tự nhiên, nhưng điều cốt lõi là tác giả thể hiện quan điểm về cuộc sống hiện thực - cuộc sống mà bạn đọc thiếu nhi của ơng từng ngày đang đối diện. Cách lí giải của một nhà văn thơng thường biểu hiện ở hai phương diện: hoặc là qua lời thuyết minh của tác giả, mượn lời của nhân vật; hoặc là qua lơgíc của sự miêu tả (tức qua hình tượng, qua sự sắp xếp các sự kiện, tình tiết… trong tác phẩm).

Song, lí giải về thiên nhiên là việc làm khơng dễ. Làm sao cĩ thểđi tìm lời thuyết minh cho thế giới muơn lồi khi mà hằng ngày, hằng giờ nĩ đã hiện diện như thế, hiển nhiên, khách quan giữa cuộc đời? Nếu tác giả khơng lí giải thì muơn lồi cây cối vẫn phát triển, vạn vật vẫn cứ sinh sơi nảy nở. Vậy phải chăng việc làm của nhà văn Phạm Hổ là thừa?

Chúng ta, tất nhiên trong đĩ cĩ người viết - những người lớn với một sự chủ quan lớn lao đã yên trí tin rằng mọi sự trong cuộc sống đều đã rõ ràng, đã được cắt nghĩa xong xuơi. Và dường nhưđĩ cũng là một căn bệnh của người lớn, căn bệnh chủ quan vì thiếu mất chất ngạc nhiên tươi tắn của những tâm hồn tuổi thơ. Phạm Hổ khơng giống như chúng ta, ơng khơng mắc căn bệnh ấy bởi “vẫn giữđược cho mình, tâm hồn và ngịi bút mình cái ngạc nhiên, ngơ ngác trẻ dại của tuổi thơ” [57, tr.17]. Phạm Hổ tỏ ra tin ở những câu hỏi về cuộc sống của các em, trân trọng cả những thắc mắc đơi khi ngớ ngẩn và quấy rầy ấy.

Và thế là cả hành trình văn chương của Phạm Hổ chính là hành trình đi tìm lời giải đáp về thế giới tự nhiên cũng là thế giới cuộc đời cho con trẻ.

Khơng lí giải thế giới từ vụ nổ vũ trụ đầu tiên, khơng dựa vào thuyết tiến hĩa quy luật cạnh tranh sinh tồn của Đác-uyn, nhà văn Phạm Hổ đưa ra một lí thuyết khác về nguồn gốc ra đời của muơn lồi. Bằng những câu chuyện của mình, Phạm Hổđưa ra lời giải đáp cho thiếu nhi về thế giới mà các em đang thắc mắc: mi th kì diu nht trong cuc sng hơm nay đều do chính bàn tay con người to dng ra, ngun gc ca muơn lồi chính là tình yêu, tình thương và lịng tt ca con người.

Phạm Hổ cho rằng thế giới ban đầu sẽ chẳng thể cĩ được điều gì nếu thiếu đi những trái tim yêu thương. Vị thần Cây cũng chẳng thể sáng tạo nên những lồi hoa quả tuyệt vời đến thế nếu khơng cĩ niềm yêu mến con trẻ. Hoa vạn thọ chẳng thể xuất hiện nếu khơng cĩ lịng hiếu thảo cảm động của người con trai hết lịng yêu mẹ (Một người con cĩ hiếu). Hoa đào ra đời từ tình yêu chung thủy son sắt giữa cơ gái thêu tài và chàng trai dệt giỏi (Cơ gái thêu tài và chàng trai dệt giỏi). Cây bơng lau là hình dáng mái tĩc bạc của một cụ già cĩ tình yêu hồn hậu dành cho những lồi chim cĩ giọng hĩt hay (Chim lưu ly). Cây tre

là hĩa thân của tình người chở che cho nhau trong những lúc khĩ khăn ngặt nghèo (Hai ơng cháu và túp

lều dột nát). Quả bưởi là kết quả của tình đồn kết anh em và tấm lịng yêu làng xĩm tha thiết của những con người biết gắn bĩ niềm hạnh phúc của riêng mình với sự tồn vong của quê hương lúc giặc đến xâm lược (Tép lên cây). Quả nhãn là hĩa thân của tình bạn đẹp đẽ giữa chú bé nhỏ và lồi rồng (Em bé và rồng con)… Với cách lí giải rất cĩ duyên, cĩ tình, Phạm Hổ khiến cho các bạn đọc nhỏ tuổi thấy được giá trị của tình yêu thương trong cuộc sống. Chính tình yêu của con người đã làm nảy sinh muơn vạn lồi hoa, muơn nghìn lồi quả. Và phải chăng, cũng chính nhờ tình yêu ấy mà mỗi lồi hoa thêm đẹp hơn, rực rỡ hơn, mỗi lồi quả thêm ngọt hơn và dinh dưỡng hơn cho đời sống vật chất lẫn tinh thần của chúng ta hơm nay?

Như vậy, những huyền thoại về thiên nhiên trong truyện của Phạm Hổ một mặt rất thơ mộng, đắm say, đậm chất cổ tích, nhưng mặt khác những huyền thoại ấy khơng xa rời cuộc sống của con người. Ý nghĩa nhân bản của mỗi câu chuyện huyền thoại mà Phạm Hổ dệt nên trong truyện viết cho thiếu nhi bắt nguồn từ sự lí giải rất sâu sắc của tác giả về thế giới lồi người. Trong cách thuyết minh về thiên nhiên, Phạm Hổ khẳng định mọi vật trong vũ trụ này nảy sinh, bắt đầu khai sinh từcái nơi tình của con người. Và cái tình ấy muốn hiển hiện giữa cuộc đời hơm nay cũng đã phải trải qua biết bao cuộc đấu tranh gian khổ. Trong cuộc đấu tranh dài lâu ấy, mỗi lần cái thiện thắng cái ác, lịng trung hiếu thắng sự bạc bẽo vơ ơn, tình thương thắng thù hận, sự quên mình thắng thĩi ích kỉ, sự siêng năng thắng thĩi lười nhác, sự hiền lành thắng sự hung hăng… thì một lồi hoa đẹp, một thứ quả ngon ra đời. Rõ ràng, đây là lí thuyết mới

của Phạm Hổ - một thứ lí thuyết chinh phục trẻ em bằng những tình cảm nhân bản đang dần hình thành trong tâm hồn, nhân cách của chúng theo từng bước trưởng thành. Tuy nhiên, bắt nguồn từ điểm nhìn

nào Phạm Hổ lại cĩ cách lí giải như thế về thiên nhiên? Điểm nhìn nào lại cĩ khả năng thuyết phục các bạn đọc nhỏ tuổi? Làm thế nào Phạm Hổ cĩ thể “đi” vào được thế giới suy tưởng của trẻ em?

Câu trả lời chỉ cĩ thể là vì Phm Hđứng đim nhìn ca tr em để tìm hiu, khám phá, nht là để lí gii muơn nghìn dáng v diu kì ca vn vt xung quanh la tui thn tiên y.

Thật vậy, Phạm Hổđã xuất phát từ chính trẻ em chứ khơng phải từ ý đồ áp đặt của người lớn. Trẻ em đĩng vai trị như một điểm nhìn để tác giả tự do tái hiện, cảm nhận, đánh giá, lí giải về tất cả những gì mà chúng quan tâm theo cách riêng và hơn nữa là cĩ ý nghĩa đối với cuộc sống của chúng. Điểm nhìn ấy là tâm hồn trẻ thơ trong sáng với những rung động vốn dĩ rất cao quý của trái tim non nớt - trái tim chưa bị nhiễu bởi bất cứ một thứ lí thuyết hay những định kiến cứng nhắc và khơ cằn nào. Cuộc sống xoay quanh cái nhìn trẻ thơ là cuộc sống được lọc qua ánh sáng của tâm hồn: trong sáng như dịng suối đầu nguồn, hồn nhiên vơ tư như mây trắng trên bầu trời sáng mùa thu. Ở đĩ, khơng cĩ chỗ cho những cái ác, cái xấu làm chủ. Ở đĩ, người hiền phải được hĩa thân thành những hoa trái để lại vị ngon ngọt, thơm tho cho cuộc đời. Ở đĩ, cái ác cũng hĩa thân nhưng chỉ cĩ thể biến thành lồi hoa, lồi quả bị người đời chê bai, ghét bỏ. Ở đĩ, mọi thứđược trẻ em cảm nhận bằng lăng kính của những khát khao kì diệu, lạ lùng và tất nhiên cũng cĩ cái lơgíc của nĩ, nhưng đây là cái lơgíc do chính trẻ em nhận thức được chứ khơng phải lơgíc của tư duy khoa học.

Trong khi thuyết minh sự ra đời của quả khế, Phạm Hổđã lấy điểm nhìn cĩ phần ngơ nghê của trẻ em để viết nên một sự tích khơng kém phần thú vị. Tất nhiên đấy là cái ngơ nghê mà trẻ em rất thích thú, cịn người lớn nếu cĩ đọc đến cũng mỉm cười mà khơng nỡ lịng trách mắng lối suy luận non nớt nhưng dễ thương ấy. Quả khế ra đời trên cái nền ban đầu của quả chuối đã bị chín nẫu. Đúng là chuyện khơng tưởng... Vậy mà lại rất hợp lí bởi quả chuối khơng ngọt mà lại cĩ vị chua, và vị chua là lạ đĩ gợi ý cho thần Tiêu Ly sáng tạo ra lồi quả cĩ nhiều khía, nhìn lạ mắt như những ngơi sao. Thần Tiêu Ly đã tạo ra quả khế vì tình yêu dành cho đứa con út giàu cảm xúc, hay mơ mộng, thích tưởng tượng. Cịn Phạm Hổ, ơng đã để cho Tiêu Châu - nhân vật trẻ con ấy nĩi lên cách lí giải lơgíc theo khát khao của mình: “Con và bạn con rất thích các ngơi sao. Nhưng nay thì bạn con theo gia đình đi xa, khơng ởđây nữa rồi. Trước khi đi, bạn con cĩ nĩi với con rằng: Dù ởđâu, cứ tối đến, con với bạn con cứ nhìn lên các ngơi sao là coi như sẽ gặp nhau, vì vậy con muốn lần này cha tạo cho con một lồi quả hình cĩ nhiều cánh như ơng sao và khi cắt ngang thân quả từng lát để ăn, con lại sẽ cĩ được rất nhiều hình giống như các ơng sao nhỏ”

(Quả cĩ nhiều khía).

Cho dù ngày hơm nay, khoa học - cùng với trí tuệ tuyệt vời của con người - cĩ thể giải thích thế giới, giải thích nguồn gốc của vũ trụ, của thiên nhiên và sự sống một cách chính xác, nhưng tr em thì bao gi cũng mun tìm hiu mi s tích theo sc tưởng tượng ca riêng mình. Cách giải thích của Phạm Hổ

ở mức độ nào đĩ khơng đi đúng tinh thần khách quan của khoa học đời sống nhưng cách lí giải ấy mãi được trẻ em yêu thích. Người lớn cũng khơng thể phản đối vì nĩ nĩi đúng cái lơgíc của trẻ con.

Lấy điểm nhìn từ trẻ em, Phạm Hổ cịn viết một số truyện ngắn về tình yêu. Tất nhiên, đã là những câu chuyện tình yêu hẳn nĩ phải cĩ những cung bậc tình cảm thương nhớ sầu cảm… như bất cứ một câu chuyện tình nào dành cho người lớn. Vậy phải chăng Phạm Hổ đã quá vội vàng khi lứa tuổi của các em chưa nên để lịng vướng bận suy nghĩ về vấn đềđĩ?

Trong một tiểu luận phê bình, Thạch Lam đã từng nhấn mạnh: “Người ta chớ lầm tưởng là viết cho trẻ con thì viết thế nào cũng được. Chúng ta chớ quên là trẻ con cĩ lí luận và trí quan sát của riêng nĩ, nhiều khi xác đáng và tinh tường hơn của người lớn. Trẻ con nhìn đời bằng con mắt mới, và trí xét đốn trong sạch, chưa bị những tập quán làm mờ… Viết cho trẻđọc, trước hết là đứng thay vào chỗ trẻ, và tự làm mình trẻ lại, tìm lại cái trí tị mị tỉ mỉ, cái lí luận thẳng thẳn, và nhất là cái độc lập tự do lạ lùng của trí não trẻ con” [71, tr.227]. Tuy nhiên, khơng thể để các em “bé” mãi được, viết cho thiếu nhi cịn cần phải đặt ra việc làm sao khi trẻ tiếp xúc với tác phẩm, trẻ cĩ thể tự nâng cao khả năng trình độ nhận thức và cảm xúc thẩm mĩ. Điều đĩ cĩ nghĩa là: viết cho thiếu nhi, các nhà văn khơng phải chỉ đi vào những đề tài gợi lên nét trong sáng, ngây ngơ, hồn nhiên như tâm hồn của người tiếp nhận. Trẻ em cần được biết và cĩ quyền được biết những mặt khác, thậm chí là cả mặt trái của cuộc đời mà sau này các em, dẫu muốn dẫu khơng, vẫn phải đối diện. Do đĩ, cĩ thể các em chưa cần biết những cảm xúc dạt dào, say đắm của tình yêu nhưng các em cần hiểu được bản chất quan trọng và giá trị đích thực của tình cảm đẹp đẽấy. Vì vậy, dẫu biết rằng các em cịn thơ ngây song việc hiểu thêm về phẩm chất đẹp của tình yêu trong thế giới con người, theo chúng tơi, là một việc làm cần thiết. Tất nhiên, viết cho thiếu nhi, màu sắc tình yêu cần phải được tơ vẽ và lí giải một cách hợp lí, phù hợp với lứa tuổi. Qua một số truyện như: Màu áo màu hoa, Cây một quả, Ba chiếc áo ba màu, Cơ gái thêu tài và chàng trai dệt giỏi…, Phạm Hổđã giúp các bạn đọc nhỏ tuổi hình dung về thế giới tình yêu của người lớn. Cái hay của Phạm Hổ là ơng biết trộn lẫn cái nhìn sâu sắc của người lớn với cách nhận thức trong sáng nhưng khơng hề giản đơn của những tâm hồn tuổi thơ. Trong truyện Cây một quả, nhà văn miêu tả hành trình tìm kiếm và khẳng định tình yêu bất tử của chàng trai nghèo. Con đường tình yêu chân chính, cao đẹp khơng trải nhiều thảm hoa với hương sắc rực rỡ như khơng ít người thường nghĩ. Phạm Hổ muốn nĩi với các em rằng: chỉ khi nào trải qua những thử thách, nhiều lúc hết sức gian nan, thậm chí cĩ thể trong khoảnh khắc nào đĩ rất dễ nản lịng, nhưng bản chất tình yêu là cây một quả, là sự thủy chung, là cái tình trọn vẹn trước sau. Truyện cĩ sự xuất hiện của lực lượng thần kì (bà Tiên Nhân Hậu) nhưng chàng trai đã chinh phục trái tim của cơ gái và sự bằng lịng của bố mẹ cơ gái khơng bằng bất cứ một thứ phép màu nhiệm nào mà bằng tấm lịng rất mực chung tình. Hoặc trong truyện Màu áo màu hoa, tác giả lí giải tình yêu rất giản dị: “Khơng thương nhau thì mới quên được nhau, chứđã thương nhau rồi thì dẫu cách xa trăm sơng, trăm núi vẫn gần nhau thơi”.

Rõ ràng, với cách viết về tình yêu như thế, Phạm Hổ chưa từng vi phạm nguyên tắc sáng tạo cho trẻ. Ơng vừa gọi đúng tên bản chất của tình yêu để trẻ cĩ thể hình dung trong tương lai, vừa khơng làm xáo trộn tâm hồn vốn non nớt, hồn nhiên, thơ ngây của chúng.

Tựu trung, dẫu viết về bất cứđề tài nào, dẫu cảm hứng đi từ các nguồn khác nhau, truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ vẫn quy tụ về một điểm nhìn, một chỗđứng. Điểm nhìn của đơi mắt trẻ thơ trong sáng khi nhìn đời, chỗ đứng của người yêu và hiểu những khát vọng trong lịng con trẻ. Đĩ là nét đẹp trong tình yêu mà người viết dành cho đối tượng thưởng thức. Cách lí giải thế giới thiên nhiên, thế giới tình cảm, thế giới cuộc đời của Phạm Hổ đều được soi chiếu thơng qua lăng kính của tình yêu trẻ. Quán triệt điều này trong hầu hết các câu chuyện viết cho thiếu nhi, quả là một việc làm khơng dễ dàng, nếu như nĩ khơng thật sự xuất phát từ trái tim của một người giàu tình yêu thương trẻ em như trái tim của nhà văn Phạm Hổ.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA PHẠM HỔ (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)