Những cuộc trò chuyện có thật trong quá khứ được tái hiện

Một phần của tài liệu ẨM THỰC TRONG TÙY BÚT VŨ BẰNG (Trang 147 - 149)

thức quà, hương vị một cách khách quan như trình bày một sự hiểu biết chung chung mà mang đến cho bạn đọc những bữa cơm, bữa gặp mặt ấm cúng, thân mật với những cuộc trò chuyện tâm tình quanh những món ngon đậm đà hương vị. Đó là những cuộc trò chuyện hướng đến bạn đọc hay những cuộc trò chuyện được tường thuật lại và cả những cuộc trò chuyện trong tâm tưởng vọng về những người thân thương đã xa vắng của tác giả.

3.2.1. Những cuộc trò chuyện có thật trong quá khứ được tái hiện trong trong tác phẩm trong tác phẩm

Hầu hết các tùy bút, bút ký vềđề tài ẩm thực thường được trình bày như một bài giới thiệu, cảm nhận của nhà văn mà ởđó ít hay thậm chí hoàn toàn không có sự xuất hiện của những đoạn hội thoại, trò chuyện trực tiếp. Song trong ba tập tùy bút về ẩm thực của Vũ Bằng, chúng ta bắt gặp rất nhiều đoạn đối thoại trực tiếp giữa nhà văn với vợ con, người thân, bè bạn… Bởi lẽ, những thức quà ẩm thực được giới thiệu đến với bạn đọc không phải chỉ là những món ngon một cách chung chung,

143

mà đó là những miếng ngon cụ thể, gắn liền với những kỷ niệm, những mâm cơm ấm áp. Hoàn cảnh sống nhiều trái ngang và bi kịch khiến cho tâm trí nhà văn thường ngoái nhìn về quá khứ hơn là sống với hiện tại. Và trong miền hoài niệm vời vợi của nhà văn, có một không gian không nhỏ dành cho những bữa cơm sum vầy, họp mặt. Ở đó, hương vị của những miếng ngon khiến cho những lời tâm tình, sẻ chia, thủ thỉ trong những bữa ăn, những buổi gặp gỡ dường như ngọt ngào, thiết tha hay sôi nổi hơn. Ngược lại, chính những lời tâm tình, thủ thỉ, sẻ chia dường như cũng lại khiến cho hương vị những thức quà thêm ngon ngọt, đậm đà đến khó quên. Và cứ thế, hương vị những món ngon và những lời tâm tình thủ thỉ, cứ song hành hiện lên trong tâm trí nhà văn mỗi khi lần tìm về kỷ niệm.

Qua ba tập tùy bút về ẩm thực của Vũ Bằng, ta lắng nghe được những cuộc trò chuyện trong quá khứ được hồi tưởng lại là những cuộc trò chuyện của tác giả với vợ con ở miền Bắc, người vợ miền Nam, những bạn bè thân quen, trong đó có những bằng hữu ở cả hai miền Nam Bắc và những người em gái nhỏ mà nhà văn vướng víu ân tình. Điểm qua ba tập tùy bút về ẩm thực của nhà văn, ta thấy số lượng những cuộc trò chuyện đối thoại trong quá khứ được tái hiện trong tác phẩm như sau:

-Những cuộc trò chuyện với người vợ và các con ở miền Bắc: 23 -Những cuộc trò chuyện với người vợ miền Nam: 3

-Những cuộc trò chuyện với bằng hữu và những “người em gái nhỏ” ở hai miền Nam Bắc:10

Hầu hết những cuộc trò chuyện này không phải được gợi lại một cách ngẫu nhiên mà ít nhiều nó đều có những liên hệ với việc chuyển tải cảm giác về những thức quà ngon ngọt. Những món ngon Hà thành vốn lịch lãm, chuẩn mực với hương vị thường đậm đà song thanh nhã dường như lại càng thêm thắm đượm cái đặc trưng ấy của mình bởi những cuộc trò chuyện tha thiết ân tình của nhà văn và người vợ tấm mẳn hiền lành, đã có với nhau mấy mặt con mà vẫn “tương kính như tân”. Ta có thể thấy rõ điều ấy qua những cuộc trò chuyện của nhà văn với người vợ tên Quỳ quanh chén trà mạn sen, bữa chả cá anh vũ, nồi cơm gạo mới thơm nồng thổi

144

vừa khéo, những thức quà cố hữu không thể thiếu trong ba ngày Tết… Những lời nói được thuật lại trực tiếp nghe thật hạnh phúc, vui tươi nhưng đặt trong hoàn cảnh hiện thực của tác giả, người đọc cứ thấy sao ngậm ngùi, thương cảm, để rồi thấy thương hơn, quý hơn những món ngon miền Bắc dẫu có thể đến cái tên món ăn nghe cũng còn lạ lẫm.

Những đoạn đối thoại của nhà văn với người vợ miền Nam không nhiều, song ba cuộc trò chuyện được tái hiện là ba cuộc trò chuyện xuyên suốt các bài viết giới thiệu những món lạ miền Nam, những món ăn đơn sơ song làm người ta thương nhớ như người vợ miền Nam ngây thơ, thành thật với những lời nói mộc mạc, đôi lúc tựa như trẻ con song ấm áp nghĩa tình. Những món khô sặc, khô cá, khô nai… nghe cái tên đã thấy khô khan khó nuốt, vậy mà câu chuyện về chúng lại thấm đẫm ân tình bởi những lời thổ lộ mộc mạc của người vợ miền Nam, thương cảm những con người ngày đêm hiểm nguy nơi đầu con sóng và một tuổi thơ đầy thiếu thốn, khổ cực của chính mình.

Những đoạn đối thoại của nhà văn với bằng hữu được tái hiện trong ba tập tùy bút chủ yếu là những đoạn đối thoại với những người đàn ông Nam bộ chất phác, hào sảng. Lời nói của họ nổi sôi, có chút gì đó ngang tàng, dường như làm bật lên hơn hương vị hấp dẫn lạ lùng của những món ngon thấm đẫm tính khai hoang của miền sông nước phương Nam nhưđuông, như bò kiến…

Tất cả những cuộc trò chuyện ấy dường như cũng trở thành một thứ gia vị tương hợp của những món ngon, những mâm cơm sum họp. Nó làm cho những bài viết vềẩm thực trở nên sinh động hơn, không còn là sự trình bày, giới thiệu chung chung mà có một sự lôi cuốn thú vị đối với bạn đọc.

Song bên cạnh những cuộc trò chuyện hiện thực, tính đối thoại trong tùy bút về ẩm thực của Vũ Bằng còn bật lên từ những cuộc trò chuyện trong tâm tưởng vọng về những người thân thương đã xa cách hay hướng về bạn đọc.

Một phần của tài liệu ẨM THỰC TRONG TÙY BÚT VŨ BẰNG (Trang 147 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)