MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La (Trang 53 - 57)

CƠ CẤU KINH TẾ CỦA HUYỆN MỘC CHÂU.

Để thực hiện xây dựng củng cố và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực – để huyện Mộc Châu có nền nông nghiệp vững chắc – công nghiệp phát triển – du lịch, dịch vụ hấp dẫn. Thì cần phải thực hiện một số biện pháp và giải pháp cơ bản sau:

- Rà soát bổ sung quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành cho phù hợp với giai đoạn mới.

- Luôn tranh thủ sự giúp đỡ của Chính phủ, tỉnh bộ ngành để khai thác các nguồn lực đầu tư, phát triển ngành có cơ cấu hợp lý.

- Triển khai có hiệu quả đúng tiến độ các chương trình, mục tiêu của Nhà nước và Tỉnh như chương trình 135 (Chính sách với các xã bản đặc biệt khó khăn), Chương trình 134 (Hỗ trợ đồng bảo thiểu số về nước, nhà ở, đất sản xuất), các chương trình đầu tư tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm. Để phát triển các vùng có điều kiện khó khăn trên địa bàn huyện.

- Tạo mọi điều kiện thông thoáng để thu hút đầu tư vào địa bàn gắn đầu tư cho sản xuất với đầu tư chế biến.

- Tập trung khai thác nguồn thu, nhất là nguồn thu từ đất để chủ động có vốn đối ứng, vốn xây dựng dự án thu hút đầu tư.

- Luôn quan tâm tiếp thị, tìm kiếm thị trường, đảm bảo đầu ra ổn định cho các sản phẩm hàng hóa nông sản của huyện.

- Coi trọng đầu tư cho giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật với người lao động, phát huy bảo tồn văn hóa dân tộc.

- Luôn coi trọng phát triển kinh tế với giảm các bức xúc xã hội, tệ nạn xã hội, phòng chống ma túy, mê tín dị đoan, xây dựng bản làng văn hóa, tạo môi trường tích cực cho kinh tế phát triển.

- Coi trọng bảo vệ môi trường sinh thái, tăng cường trồng rừng kinh tế, xây dựng nương định canh, ổn định sản xuất bền vững.

- Cải cách thủ tục hành chính, tổ chức điều chỉnh bộ máy phù hợp với đặc điểm huyện miền núi để nâng cao hiệu lực quản lý của cơ quan Nhà nước tại địa phương như: cần tăng định mức số cán bộ cấp huyện cho phù hợp với mức độ khó khăn và điều kiện tự nhiên của huyện, ví dụ cụ thể như: phòng Kinh tế của huyện chỉ có 6 người trong khi huyện Mộc Châu rộng trên 2000 km2 với địa hình phức tạp, giao thông đi lại và thông tin liên lạc còn nhiều khó khăn (trong khi một huyện miền xuôi rộng khoảng 200km2 mà phòng kinh tế đã có 8 cán bộ). Điều này làm giảm hiệu quả quản lý của cơ quan Nhà nước ở cấp huyện.

- Luôn tạo ra sức mạnh trong tổng hợp các cơ quan Đảng, Nhà nước, Đoàn thể, ngành phụ trách xã, Doanh nghiệp phụ trách địa bàn, để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ có hiệu quả.

KẾT LUẬN

Huyện Mộc Châu cho đến nay bước đầu đã xây dựng được cơ cấu kinh tế hợp lý phù hợp với điều kiện tự nhiên với những tiềm năng sẵn có của mình.

Cơ cấu kinh tế theo ngành đang có sự chuyển dịch đúng hướng và tích cực, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng, tỷ trọng nông nghiệp giảm; cơ cấu thành phần kinh tế sẽ chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực dân doanh. Khu vực doanh nghiệp nhà nước tuy giảm về tỷ trọng xong vẫn giữ vai trò chủ đạo trong các ngành then chốt của nền kinh tế; cơ cấu kinh tế theo vùng về cơ bản huyện Mộc Châu đã hình thành được 3 vùng kinh tế đặc trưng, trong đó vùng Dọc Quốc lộ 6 được xác định là vùng kinh tế động lực của Sơn La và khu vực tây bắc.

Tuy nhiên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Mộc Châu còn tương đối chậm, trong đó có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Trong phạm vi của bài viết em đã trình bày những nhìn nhận, phân tích của mình về thực trạng cơ cấu kinh tế của huyện Mộc Châu từ đó đưa ra được một số các xu hướng, giải pháp để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa huyện miền núi Mộc Châu Sơn La.

Để hoàn thành bài chuyên đề này một lần nữa em xin cảm ơn cô giáo TS. Hồ Thị Bích Vân và các cô chú, anh chị trong Phòng Kinh Tế Huyện Mộc Châu đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. Tuy nhiên do còn nhiều hạn chế về khả năng, trình độ có hạn nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy, cô giáo và các cô chú, anh chị trong Phòng kinh tế để bài viết được hoàn thiện hơn.

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP

(Về tinh thần, thái độ, ý thức chấp hành các quy định tại cơ sở thực tập, những nghiên cứu kiến nghị đề xuất với cơ sở thực tập của sinh viên trong quá trình thực tập tốt nghiệp…) ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Ngày…tháng…năm 2008 TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu)

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng cộng sản Việt nam, văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, H. 1996

2. Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin, NXB Chính trị quốc gia, H.2004 3. Giáo trình kinh tế phát triển, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,

NXB thống kê, H.2001

4. Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Sơn La 1996- 2010, Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Sơn la.

5. Báo cáo tình hình Kinh tế - Xã hội huyện Mộc Châu năm 2007. 6. Văn kiện đại hội tỉnh Đảng bộ Sơn la lần thứ XII.

7. Văn kiện đại hội huyện Đảng bộ Mộc Châu lần thứ XIX.

8. Phát triển kinh tế xã hội các vùng dân tộc và miền núi theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXB Chính trị quốc gia, H.1998

9. GS.TS. Ngô Đình Giao, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân, Tập 1, NXB Chính trị Quốc gia, H.1994 10. TS. Nguyễn Trần Quế, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w