Thực trạng cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực kinh tế:

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La (Trang 34 - 44)

Mộc Châu đã xác định được cơ cấu kinh tế theo ngành đó là Nông – công nghiệp – Thương mại, Du lịch, Dịch vụ. Trong đó lấy Nông nghiệp là chủ đạo gắn kết chặt chẽ với Công nghiệp chế biến hàng hóa nông sản, từ đó đẩy mạnh phát triển Thương mại, Du lịch, Dịch vụ.

Qua biểu số 2.3 (tỷ trọng giá trị sản phẩm các ngành sản xuất) ta thấy: Ngành nông lâm nghiệp với vai trò chủ đạo chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất qua các năm, nhưng tỷ trọng của ngành này đã có xu hướng giảm dần từ 80.5% năm 1995 xuống còn 40,6% năm 2007, trong khi tỷ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến, GTVT,XD tăng từ 8,5% năm 1995 lên 34% năm 2007, còn tỷ trọng ngành Thương mại, Du lịch, Dịch vụ thì tăng từ 11% năm 1995 lên 25,5% năm 2007, trong khi đó giá trị sản xuất tuyệt đối của tất cả các ngành sản xuất đều tăng (trong giai đoạn 5 năm 2001 – 2007 giá trị sản xuất của các ngành có tốc độ tăng trưởng bình quân là 15%/năm, riêng năm 2007 tốc độ tăng trưởng của tổng giá trị sản xuất và của 2 ngành Nông lâm nghiệp, Công nhiệp có giảm đôi chút do ảnh hưởng của cơn bão số

5). Như vậy ta có thể thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Mộc Châu đã đi đúng hướng và phát triển tương đối ổn định.

Biểu số 2.3: Tỷ trọng giá trị sản phẩm các ngành sản xuất:

CHỈ TIÊU 1995 2001 2006 2007

A- Chỉ tiêu về giá trị (Triệu đồng)

Tổng giá trị SX 21.435 542.730 611.530 715.717 - Ngành Nông lâm nghiệp 165.252 293.215 254.885 290.286 - Công nghiệp, GTVT,XD 20.359 139.361 219.416 246.743 - Thương mại, Du lịch-DV 20.824 110.154 137.229 188.688

B- Tỷ trọng giá trị các ngành (%)

- Ngành Nông lâm nghiệp 80,5 61,1 41,68 40,6

- Công nghiệp, GTVT, XD 8,5 17,8 35,88 34

- Thương mại, Du lịch- DV 11 21,1 22,4 25,4

C- Tốc độ tăng trưởng (%)

Tổng sản phẩm GDP 11,1 13 16,1 15,6

- Ngành Nông lâm nghiệp 12 13,2 11,79 8

- Công nghiệp, GTVT,XD 10 12,2 21,5 21

- Thương mại, Du lịch-DV 11 13,6 17,0 23

Thực trạng cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành Nông nghiệp:

Cơ cấu nông nghiệp là tổng thế kinh tế, bao gồm các mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thuộc lĩnh vực nông nghiệp trong khoảng thời gian và điều kiện Kinh tế - Xã hội cụ thể. Nó được biểu hiện bằng tương quan về số lượng và chất lượng của các mối quan hệ nói trên.

Nông – lâm – ngư nghiệp là lĩnh vực sản xuất không chỉ nhằm đáp ứng cho nhu cầu thiết yếu về lương thực thực phẩm của nhân dân mà còn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và nguồn hàng cho xuất khẩu ra ngoài huyện. Cho đến hiện nay thì ngành nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng GDP của huyện, đồng thời cũng là ngành có tỷ trọng lớn về lực

rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế và có quyết định rất quan trọng đối với sự phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện Mộc Châu.

Trong công cuộc đổi mới, nông nghiệp - nông thôn luôn được xem là một trong những lĩnh vực nhiều khởi sắc nhất trong các hoạt động kinh tế xã hội của huyện Mộc Châu. Từ một nền nông nghiệp còn nhiều lạc hậu, manh mún sản xuất không đủ đáp ứng nhu tiêu dùng nội địa, sau một thời gian không dài đối với quá trình phát triển xã hội, đến nay sản xuất nông nghiệp của huyện đã và đang hướng tới một nền sản xuất hàng hoá với nhiều sản phẩm quan trọng đã xác định được vị thế trên thị trường, những lợi thế so sánh của từng ngành từng vùng đã từng bước được khai thác và phát huy, góp phần thúc đẩy nền sản xuất phát triển.

Với cơ cấu kinh tế phát triển chung cho kinh tế của huyện Mộc Châu đó là phát triển Nông – công nghiệp – Thương mại, Du lịch, Dịch vụ. Trong đó phải làm sao giảm tỷ trọng của ngành Nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế, nhưng tăng lượng giá trị sản xuất tuyệt đối tức là nâng cao năng suất hay nâng cao lượng giá trị phát sinh trên một ha đất nông nghiệp, làm cho ngành Nông nghiệp trở thành một thế mạnh từ đó làm cơ sở cho phát triển Công nghiệp, Du lịch – Dịch vụ cùng tăng lên, mang đến một sự phát triển bền vững cho cả nền kinh tế huyện nói chung.

Đề phát triển được Nông nghiệp trở thành mũi nhọn thì điều trước tiên là phải xác định được đúng cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên và thị trường từ đó sản xuất ra những hàng hóa mang lợi thế cạnh tranh, đảm bảo cho sự phát triển đi lên vững chắc của ngành trong dài hạn, từ đó mang lại một cơ cấu kinh tế hợp lý và hiệu quả.

Biểu số 2.4: Chỉ tiêu tổng hợp ngành Nông nghiệp T/T CHỈ TIÊU TÍNHĐV 1995 2001 2006 2007 I- Chỉ tiêu chung - Tổng diện tích canh tác Ha 41.000 40.000 39.500 39.100 - SL lương thực Quy thóc Tấn 80.000 100.000 102.000 129.000 - BQ lương thực/ người Kg 780 830 710 780

- BQ giá trị/ha canh tác Triệu đ 8,5 13,5 14,8 15,5

II- Chỉ tiêu cụ thể - Lúa ruộng Ha 1.469 2.200 2.232 2.288 - Lúa nương Ha 4.000 3.500 2.985 2.650 - Ngô + Diện tích Ha 20.100 21.400 22.564 22.260 + Sản lượng Tấn 80.400 85.600 101.500 104.620

+ Năng suất Tấn/ha 4 4 4,5 4,7

- Cây ăn quả

+ Diện tích Ha 2.800 3.900 4.100 4.600 + Sản lượng Tấn 21.000 24.000 31.700 36.300 - Cây chè + Diện tích Ha 1.178 1.240 2.800 3.000 + Sản lượng Tấn 3.845 6.850 12.000 18.000 - Cây dâu tằm + Diện tích Ha 456 170 200 200 + Sản lượng kén Tấn 65 70 120 150 - Cây bông + Diện tích Ha 15 20 150 200 + Sản lượng Tấn 7,5 12 180 250 - Câu y dĩ + Diện tích Ha 390 75 100 150 + Sản lượng Tấn 504 84 120 200

- Cây thanh hao (DT) Ha 500 20 - Cây sắn

+ Diện tích Ha 2.500 2.600 2.300 2.600

+ Sản lượng Tấn 25.000 26.000 26.000 26.000 Dưới sự lãnh đạo của Huyện và Phòng kinh tế đã đẩy mạnh sự chuyển dịch quan trọng ngành nông nghiệp theo hướng tập trung, thâm canh, tăng

diện tích đất sử dụng cho canh tác đã giảm xuống qua các năm từ 41.000 ha năm 1995 xuống còn 39.100 ha năm 2007, trong khi đó sản lượng vẫn tăng lên, giá trị sản xuất nông nghiệp trên một ha đất tăng từ 8,5 triệu/ha lên 15,5 triệu/ha điều này cho thấy đã có sự đầu tư về chiều sâu, nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.

Huyện Mộc Châu cũng đã có quá trình tìm tòi những cây trồng phù hợp với lợi thế điều kiện tự nhiên và đồng thời phải phù hợp với thị trường tức là việc sản xuất nó phải gắn với thị trường, phải dựa trên thị trường. Qua bảng trên ta thấy huyện Mộc Châu đã từng trồng một số loại cây như cây Thanh hao, cây dược liệu, cây ý dĩ xong phải giảm và bỏ dần do không có thị trường tiêu thụ. Đặc biệt như cây dâu tằm từ 456 ha nay chỉ còn 200 ha, cây Thanh hao thì đã loại bỏ hẳn. Song cho đến nay về cơ bản huyện Mộc Châu đã chọn lọc được cơ cấu cây trồng hiệu quả đó là:

- Cây ngô là cây hàng hóa chủ lực của huyện Mộc Châu, đây là một trong những cây hàng hóa quan trọng trong chương trình “Đảm bảo an ninh lương thực theo quan điểm sản xuất hàng hóa” : Tập trung thâm canh cây lượng thực, xây dựng nương định canh và ruộng bậc thang, tăng năng suất, kìm chế diện tích gieo trồng. Ở đây ngô được coi là hàng hóa (ngô là nguyên liệu đầu vào của công nghiệp chế biến) – không phải ngô lương thực tức là giải quyết vấn đề lương thực thông qua việc bán những sản phẩm hàng hóa nông sản là thế mạnh của Mộc Châu, trong đó có ngô là hàng hóa chủ lực. Diện tích trồng ngô chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thành phần cơ cấu cây trồng, sản lượng thu được từ việc trồng ngô cũng rất lớn, lượng giá trị do bán ngô mang lại chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tất cả các thành phần cơ cấu cây trồng mang lại.

- Cây công nghiệp: đối với cây chè, huyện Mộc Châu tập trung chỉ đạo theo hướng đầu tư chiều sâu, nâng cao hiệu quả sản xuất, diện tích phát triển hợp lý, gắn với thị trường và xuất khẩu. Do sự đầu tư của các Doanh nghiệp trong và ngoài nước vào khu vực sản xuất chè trong vài năm trở lại đây đã làm cho nhu cầu về nguồn nguyên liệu đầu vào tăng cao, vì vậy diện tích trồng chè đã tăng qua các năm, cùng với sự áp dụng tốt khoa học kỹ thuật, đầu tư theo chiều sâu đã làm cho sản lượng chè tăng mạnh năm 2001 là 6.850 tấn, năm 2007 là 18.000 tấn, giá cả qua các năm ổn định. Đến nay, huyện đã hình thành được 7 vùng nguyên liệu tập trung đáp ứng tốt cho nhu cầu sản xuất.

- Cây ăn quả được xác định là nhóm cây trồng tạo thu nhập và xóa đói giảm nghèo, nâng thu nhập cho kinh tế hộ gia đình. Năm 2006 diện tích trồng cây ăn quả là 4.100 ha, sản lượng đạt 31.700 tấn. Sang đến năm 2007 có khoảng 4.600 ha cây ăn quả với sản lượng là 36.300 tấn. Nhưng do chưa có thị trường tiêu thụ ổn định, giá tiêu thụ phụ thuộc vào thị trường ngoài huyện nên thường xuyên bị biến động.

- Ngoài ra các loại cây như bông, dâu tằm, sắn rong… cũng là những cây có hiệu quả tạ vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến nông sản phát triển.

Biểu số 2.5: So sánh giá trị một số cây trồng chính năm 2007.

T/T SẢN PHẨM SL (TẤN) ĐƠN GIÁ (Đ/KG) TỔNG GIÁ TRỊ (TRIỆU Đ) TỈ TRỌNG GIÁ TRỊ (%) 1 Ngô hạt 104000 3000đ/Kg 312.000 65,8

2 Cây ăn quả 36000 2500đ/Kg 90.000 20

3 Sắn rong 52000 7000đ/Kg 18.000 4

4 Chè tươi 18000 3000đ/Kg 54.000 11

5 Kén tằm 150 25000đ/Kg 475 0,2

Cơ cấu cây trồng còn được thể hiện qua Biểu số 2.5: (So sánh giá trị một số cây trồng chính năm 2007). Qua biểu ta thấy ngô hạt là sản phẩm hàng hóa chiếm tỷ trọng cao nhất 65,8%, kế sau đó là cây ăn quả với tỷ trọng chiếm 20%. Ngô và cây ăn quả được cho là mang tính xã hội cao vì đó là nguồn thu nhập chính của 90% số hộ nông dân trên địa bàn huyện Mộc Châu.

Như vậy ta thấy cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành Nông nghiệp mà cụ thể là cơ cấu cây trồng của huyện Mộc Châu được xác định là: Cây ngô – Cây ăn quả - Cây công nghiệp. Qua đây cũng cho thấy Mộc Châu có khả năng phát triển đa dạng các loại cây trồng do có điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu. Nhưng để phát triên được những cây trồng đó thì còn phụ thuộc nhiều vào việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ và công nghệ chế biến sản phẩm.

Bên cạnh việc xác định một cơ cấu cây trồng hợp lý và hiệu quả thì huyện Mộc Châu cũng đã mạnh dạn nghiên cứu, tìm tòi thử nghiệm đưa những vật nuôi mới vào thử nghiệm nhằm tìm ra một cơ cấu vật nuôi hợp lý, góp phần tạo ra một cơ cấu kinh tế ổn định và phát triển. Qua một thời gian dài xóa bỏ sản xuất quan liêu bao cấp, loại bỏ dần những những vật nuôi không hiệu quả như: cừu, dê bách thảo… cơ cấu đàn gia xúc đã được xác định trong chăn nuôi lấy nuôi trâu bò thịt là chính - phát triển bò sữa và đa dạng hóa vật nuôi để khai thác ưu thế về mặt tự nhiên của Mộc Châu, tạo ra sự đa dạng trong sản phẩm, giải quyết việc làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân.

Biểu số 2.6: Tình hình phát triển chăn nuôi.

T/T CHỈ TIÊU TÍNHĐV 1995 2001 2006 2007

1 Đàn trâu Con 16.130 18.650 24.800 27.500

2 Đàn bò Con 11.540 17.000 28.000 31.400

- Bò sữa Con 1.358 1.700 3.500 3.700

3 Đàn ngựa Con 1.300 2.050 4 Đàn gia cầm Con 350.000 360.000 450.000 450.000 5 SL thịt hơi các loại Tấn 21.950 31.350 4.200 4.950 6 Đàn ong Thùng 3.550 5.150 3.750 3.580 - Mật ong Tấn 98 85 56 50 7 Diện tích thủysản Ha 78 85 97 137 - Tổng SL thủysản Tấn 84 90 215 230

Qua biểu số 2.6, ta thấy đại gia xúc trâu bò được phát triển mạnh là lợi thế của miền núi. Đàn trâu năm 2007 có 27.500 con tăng 11%, đàn bò có 31.400 con, tăng 12,2%. Riêng bò sưa đã xác định được ưu thế, sản lượng sữa tăng nhanh trong 2 năm 2006 – 2007. Ngoài ra một số các loại vật nuôi khác cũng được quan tâm phát triển nhằm đảm bảo khai thác được toàn bộ lợi thế tự nhiên của Mộc Châu từ đó tạo ra một cơ cấu sản phẩm chăn nuôi đa dạng và phong phú.

Việc xác định cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp và đúng đắn như trên đã giúp cho ngành Nông nghiệp phát huy được tất cả những lợi thế của một huyện miền núi, phát triển tăng trưởng ổn định, trở thành ngành mũi nhọn với vai trò là chủ lực trong cơ cấu kinh tế của huyện Mộc Châu, dẫn dắt thúc đẩy ngành Công nghiệp – Dịch vụ cùng phát triển, từ đó đẩy mạnh nền kinh tế huyện phát triển đi lên.

Đối với ngành công nghiệp

Cơ cấu ngành công nghiệp được hiểu là tổng hợp các ngành công nghiệp như: công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác… hợp thành hệ thống cống nghiệp và mối quan hệ tỷ lệ, biểu hiện mối liên hệ sản xuất giữa các ngành đó.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp là một nội dung quan trọng và lâu dài trong chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội nói chung của huyện. Điều này xuất phát từ vị trí và vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế và tác dụng của việc hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý của ngành công nghiệp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp từ cơ cấu cũ, sang cơ cấu mới hợp lý hơn sẽ tạo điều kiện để tận dụng và phát huy được nguồn lực một cách tốt nhất, đồng thời là cách thức để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tuy nhiên hiện nay công nghiệp chế biến hàng hóa nông lâm sản vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nền công nghiệp của huyện Mộc Châu. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp toàn huyện năm 2007 đạt 246.743 triệu đồng, cơ cấu công nghiệp đã có sự chuyển dịch khá. Tỷ trọng ngành công nghiệp, GTVT, xây dựng tăng từ 17,8% năm 2001 lên 34% năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 tăng 11,07% so với cùng kỳ năm 2006, trong đó quốc doanh đạt: 152.764 triệu đồng; doanh nghiệp tư nhân và cá thể đạt 83.687 triệu đồng; doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài là 11.292 triệu đồng, đã có sự thay đổi về tỷ trọng những doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: thành phần công nghiệp quốc doanh đã giảm do sự chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần, tư nhân hóa điều này cho thấy huyện Mộc Châu đã có sự chuyển dịch theo xu hướng tích cực trong nội bộ ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đó là giảm tỷ trọng doanh nghiệp Nhà nước và tăng tỷ trọng các doanh nghiệp tư nhân, cổ phần hóa, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, điều này đã góp phần thúc đẩy công nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La (Trang 34 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w