3. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
4.3.4 Tính toán dòng chảy năm, mùa thiết kế
Dòng chảy năm/mùa thiết kế là đặc trưng quan trọng cần phải xác định khi quy hoạch, thiết kế hệ thống công trình thủy lợi, đặc biệt là công trình hồ chứa. Dòng chảy năm/mùa thiết kế là căn cứ hoạch định phương án quy hoạch và quy mô kích thước công trình. Vì dòng chảy năm/mùa thiết kế là dòng chảy năm/mùa tương ứng với tần suất thiết kế nên nó được xác định theo phương pháp thống kê toán học. Các tần suất thiết kếđưa ra cho công tác quy hoạch sử dụng tài nguyên nước đối với các tiêu chí phát triển kinh tế xã hội khác nhau như sau: P = 5% - năm nhiều nước
để đánh giá và quy hoạch sử dụng nguồn nước đảm bảo đồng thời cho tất cả các hộ
dùng nước trên toàn lưu vực; P = 50% - năm nước trung bình đểđánh giá tổng quan tiềm năng nguồn nước; và P = 90% - năm ít nước đánh giá mức đảm bảo cấp nước thiết yếu nhất ví dụ như cấp nước cho dân sinh. Các tần suất thiết kế này được tính cho bài toán quy hoạch sử dụng nguồn nước tổng thể; còn đối với các công trình và các ngành cụ thể tần suất thiết kế phải được lấy từ TCXDVN-285-2002.
Phân phối tài nguyên nước mặt theo từng tháng để tính toán cân bằng nước lưu vực theo các kịch bản khác nhau được thu phóng từ mô hình phân phối nước mặt tháng trung bình nhiều năm theo tỉ lệ K:
tb p
Q Q
K =
Trong đó Qp là lưu lượng với tần suất P và Qtb là lưu lượng trung bình nhiều năm. Dưới đây là kết quả tính toán dòng chảy năm/mùa theo một số tần suất thiết kế cho lưu vực Thác Mơ. Tổng hợp kết quả phân phối xác suất thống kê lưu lượng dòng chảy năm và dòng chảy mùa (mùa lũ và mùa kiệt) của lưu vực nghiên cứu được trình bày chi tiết trong phụ lục đính kèm.
Bảng 4.2 Lưu lượng dòng chảy TB năm tại Thác Mơ theo các tần suất thiết kế
Tần suất P = 5% 50% 90%
Biến chuẩn hóa y = 1.64 0.00 -1.28
Giá trị lưu lượng TB năm Q (m3/s)= 712 555 432
Bảng 4.3 Lưu lượng dòng chảy TB mùa lũ tại Thác Mơ theo các tần suất thiết kế
Tần suất P = 5% 50% 90%
Biến chuẩn hóa y = 1.64 0.00 -1.28
Giá trị lưu lượng mùa lũ Q (m3/s)= 1291 1022 812
Bảng 4.4 Lưu lượng dòng chảy TB mùa kiệt tại Thác Mơ theo các tần suất thiết kế
Tần suất P = 5% 50% 90%
Biến chuẩn hóa y = 1.64 0.00 -1.28
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
- Ngày nay cùng với sự phát triển của máy tính và phương pháp tính, nhiều mô hình thủy văn đã được xây dựng. Tuy nhiên, như đã trình bày trong nghiên cứu, không có mô hình phổ biến có thể thích hợp giải quyết mọi vấn đề thủy văn cũng như cho mọi lưu vực có điều kiện khí hậu khác nhau. Việc chọn lựa mô hình cho mỗi tình huống khác nhau cũng là vấn đề khó khăn đối với các chuyên gia thủy văn.
- Luận văn đã tiến hành so sánh ứng dụng hai mô hình thủy văn NAM và FRASC để tìm ra mô hình thích hợp giải quyết các bài toán thủy văn cho lưu vực Thác Mơ. Kết quả hai mô hình mô phỏng khá tốt cho lưu vực Thác Mơ
với hệ số BIAS < 5%, R2 > 0.8 và r > 0.9 cho cả hai thời kỳ hiệu chỉnh và kiểm định mô hình.
- Trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá mô hình cũng như các yêu cầu về thông tin nguồn nước cần thiết cho các hộ sử dụng nước đang khai thác mạnh mẽ ở
vùng nghiên cứu, FRASC được lựa chọn và đã mô phỏng dòng chảy ngày cho lưu vực nghiên cứu theo không gian và thời gian, cụ thể chuỗi tài liệu 26 năm (1982 - 2007) với độ phân giải 30’.
- Bằng phương pháp phân tích thống kê, tiềm năng nguồn nước lưu vực Thác Mơ được đánh giá. Ví dụ tại vị trí cửa ra lưu vực các đặc trưng dòng chảy trung bình nhiều năm như: lưu lượng Q= 117 m3/s; tổng lượng W = 3755.1 m3; môđun M = 52.7 l/s-km2; lớp dòng chảy Y = 1695.3 mm; và hệ số dòng chảy α = 0.65; thêm vào đó là dòng chảy các năm thủy văn thiết kế khác nhau: P5% - năm nhiều nước, P50% - năm trung bình và P90% - năm ít nước; Kết quả ứng dụng mô hình FRASC độ tin cậy cao, là cơ sở khoa học hỗ trợ
Kiến nghị
Kết quả nghiên cứu của luận văn đã đạt được kết quả tốt là một trong những công cụ rất hữu ích trong quản lý tổng hợp và quản lý sử dụng hiệu quả tài nguyên nước lưu vực Thác Mơ. Tuy nhiên, Luận văn cũng đề xuất một số nghiên cứu mở rộng nhằm đạt đến mục tiêu quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước theo lưu vực Thác Mơ như sau:
- Thu thập, đánh giá sự biến đổi của thảm thực vật và ảnh hưởng của nó tới quá trình hình thành dòng chảy;
- Mô phỏng dòng chảy lũ (thời đoạn ngắn) và các tác động của nó;
- Nghiên cứu mở rộng sang các các lãnh vực như mô hình mô phỏng chất lượng nước, phân tích kinh tế tài nguyên nước phục vụ cho việc phát triển bền vững kinh tế xã hội trên lưu vực Thác Mơ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]. Nguyễn Hải Âu (2009), Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán thích hợp hỗ trợ quản lý sử dụng hiệu quả tài nguyên nước lưu vực sông Bé, Luận văn thạc sỹ môi trường – Viện Tài nguyên Môi trường;
[2]. Đoàn Văn Cánh (2001-2004), Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên nước vùng Tây Nguyên, Đề tài cấp Nhà nước KC.08.05, Trường Đại học Mỏ - Địa chất;
[3]. Đỗ Đức Dũng và nnk (2006), Đánh giá tài nguyên nước mặt lưu vực sông Lá Buông, Viện Quy hoạch Thủy Lợi Miền Nam;
[4]. Đỗ Tiến Lanh (2007 – 2010), Quản lý tổng hợp lưu vực và sử dụng hợp lý tài nguyên nước hệ thống sông Đồng Nai, Đề tài cấp nhà nước KC.08.18/06-10 Viện Khoa học Thuỷ lợi Miền Nam;
[5]. Vũ Văn Nghị (2003), Bốc thoát hơi nước – Phương pháp xác định và tính toán lượng bốc hơi thực tế cho lưu vực sông Bé, tuyển tập Khoa học Công nghệ năm 2003, Viện KHTL Miền Nam;
[6]. Lê Văn Nghinh, Bùi Công Quang, Hoàng Thanh Tùng (2006), Giáo trình cao học Thuỷ lợi Mô hình toán thuỷ văn, NXB Xây dựng – Hà Nội;
[7]. Nguyễn Hữu Khải – Nguyễn Thanh Sơn (2003), Mô hình toán thuỷ văn – nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội;
[8]. Lâm Minh Triết (1999 - 2000), Xây dựng một số cơ sở khoa học phục vụ cho việc quản lý thống nhất và tổng hợp môi trường nước lưu vực sông Đồng Nai, Đề tài cấp nhà nước KHCN.07.17, Viện Môi trường và Tài nguyên.
[9]. Nguyễn Quang Trung (2001-2004), Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường lưu vực sông Đà, Đề tài cấp Nhà nước KC.08.04, Viện Khoa học Thủy lợi;
[10]. Mô hình DELTA sông Mekong – Ban thư ký uỷ ban sông Mekong, 1980; [11]. Giáo trình thuỷ văn công trình (2008), trường Đại học Thuỷ lợi;
[12]. Trung tân Khí tượng Thuỷ văn quốc gia (2008), Khái quát đặc điểm khí tượng
[13]. Viện QHTL Miền Nam (2006), Rà soát quy hoạch thuỷ lợi phục vụ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – Báo cáo tổng hợp, Tp . Hồ Chí Minh;
[14]. Viện QHTL Miền Nam (2004), Rà soát quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Bình Phước đến năm 2010 – Báo cáo tổng hợp;
[15]. Viện KHTL Miền Nam (2004), Nghiên cứu sử dụng tổng hợp nguồn nước hồ Dầu Tiếng khi có bổ sung từ hồ Phước Hoà. Tp HCM;
[16]. Viện KHTL Miền Nam (2006), Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ
nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nước mặt và nước ngầm ở vùng khan hiếm nước phục vụ cây trồng vật nuôi ở Tây Nguyên;
Tiếng Anh
[17]. ASHIM DAS GUPTA, Application of MIKE BASIN for water management strategies in a watershed, JHA Manoj K;
[18]. DHI Water & Environment. MIKE 11. Horsholm, Denmark, 2004a;
[19]. Beven, K.J. and Kirkby, M.J., A physically based variable contributing area model of basin hydrology, Hydrological Sciences Bulletin, 1979, 24: 43-69; [20]. Crawford, N. H. and Linsley, R. S., Digital simulation in hydrology: The Stanford
Watershed Model IV, Technical Report No. 39, Stanford University, Palo Alto, California: Department of Civil Engineering, 1966;
[21]. Expert Meeting on Economics in Water Management Models, Copenhagen, Denmark, 15-16 November 2004; HarmonIT Workshop on Model Linking using OpenMI, Munich, Germany, 27 September 2005 v.v…;
[22]. Pilgrim, D.H., Estimation of large and extreme floods, Civ. Eng. Trans. Inst. Engrs. Aust., 1986, CE28: 62-73;
[23]. Rockwood, D.M., Theory and practice of the SSARR model as related to analyzing and forecasting the response of hydrologic systems, Proceedings of the International Symposium on Rainfall-Runoff Modeling, May 1981, Mississippi State University, 1982;
[24]. Nielsen, S.A. and Hansen, E. Numerical simulation of the rainfall runoff process on a daily basis, Nordic Hydrology, 4, 171-190, 1973;
[25]. Vu, V.N., Dang, T.L., Do, D.D. Comparison of two hydrological model simulations using nam and xinanjiang for Nong Son catchment, Vietnam Journal of Mechanics, 2008;
[26]. Vu, V.N., Dang, T.L., Do, D.D. Potential evapotranspiration estimation and its effect on hydrological model response, Vietnam Journal of Mechanics, 2008; [27]. Vu, V.N. Comparison of conceptual hydrological models and improvement via
GIS aided approach. Ph.D Thesis, Hohai University, 2008;
[28]. Vu, V.N. Rainfall – Runoff and hydrodynamic modeling in the Dong Nai river basin, Vietnam. MSC Thesis, UNESCO – IHE Delft, The Netherlands, 2002; [29]. Zhao, R.J. and Liu, X.R., The Xinanjiang model, In: Singh, V. P. (ed.) Computer
models of watershed hydrology, Colo., USA: Water Res. Publ., 1995, 215-232.
Các trang Web
[30]. http://www.ce.washington.edu/pub/HYDRO/cherkaue/VIC-NL/Veg/veg_lib; [31]. http://www.geog.umd.edu/landcover/1km-map.html.