Các thông số bốc thoát hơi nước

Một phần của tài liệu Đề Tài: So sánh ứng dụng mô hình thủy văn Nam và Frasc để đánh giá tài nguyên nước lưu vực thác Mơ pptx (Trang 58)

3. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.3.4.1 Các thông số bốc thoát hơi nước

K là hệ số giữa lượng bốc thoát hơi tiềm năng bốc hơi chậu. Đầu ra mô hình đặc biệt nhạy với thông số này, nó điều khiển sự cân bằng nước lưu vực. K có thểđược xem như sản phẩm của một số nhân tố. Một trong những nhân tố là tỉ số giữa bốc hơi ao hồ và bốc hơi chậu, K1, mà phụ thuộc vào loại chậu, vị trí lắp đặt thiết bị và

điều kiện môi trường v.v… K1 có thểđược xác định bằng kinh nghiệm và nhiều tài liệu đã được tích lũy và phân tích. Một nhân tố khác là tỉ số giữa lượng bốc thoát hơi tiềm năng và bốc hơi ao hồ, K2, mà thường lấy bằng 1,3 - 1,5 trong mùa hè và 1,0 trong mùa đông. Còn một nhân tố khác nữa là một hệ số, K3, chuyển giá trị đo bằng chậu thành giá trị trung bình lưu vực. K3 phụ thuộc chủ yếu vào cao độ của vị

trí đo liên quan đến cao độ trung bình toàn lưu vực nghiên cứu.

WM, sức chứa nước ứng suất trung bình lưu vực, là tổng của UM trong tầng trên, LM trong tầng dưới và DM trong tầng sâu. DM do đó hoàn toàn phụ thuộc vào ba giá trị kia và không cần xem xét cho việc tối ưu hóa. WM là thước đo của sự khô cằn, mà biến đổi từ 80 mm ở Nam Trung Quốc đến 170 mm hoặc hơn ở Bắc Trung Quốc. Hoạt động của mô hình nhìn chung không nhạy với WM, giá trị của nó được cung cấp đủ lớn để đảm bảo rằng hàm lượng ẩm đất trung bình tính toán W không âm. Các thông số UM và LM được xác định bằng kinh nghiệm. Giá trị đặc trưng của UM từ 5 - 20 mm tương ứng vùng đồi trọc đến vùng rừng. LM, biến thiên từ 60

đến 90 mm, được lấy trong khoảng mà giả thiết rằng bốc thoát hơi tỉ lệ với lượng

ẩm của đất.

Hệ số bốc thoát hơi tầng sâu, C, phụ thuộc vào phần diện tích lưu vực bao phủ bởi thảm thực vật với rễ sâu. Nó biến đổi từ 0,18 ở Nam Trung Quốc đến 0,08 ở Bắc

phụ thuộc vào tổng UM + LM nhưng vì giá trị này thường giữ cốđịnh khoảng 100 mm, giá trị thích hợp của C có thể luôn xác định được.

Một phần của tài liệu Đề Tài: So sánh ứng dụng mô hình thủy văn Nam và Frasc để đánh giá tài nguyên nước lưu vực thác Mơ pptx (Trang 58)