Phân bổ chi phí các hoạt động vào các đối tượng chịu phí

Một phần của tài liệu Vận dụng lí thuyết ABC để hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí (Trang 27 - 30)

Để phân bổ chi phí các hoạt động tới các đối tượng chịu phí trong giai đoạn này, đòi hỏi phải lựa chọn tiêu thức phân bổ cho chi phí các hoạt động. Tiêu thức phân bổ trong giai đoạn này gọi là tiêu thức phân bổ chi phí hoạt động (Activity cost driver).

Có rất nhiều yếu tố tác động đến việc lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp. Trước hết, nó phải diễn giải được mối quan hệ giữa các hoạt động và đối tượng chịu phí, nó phải được đo lường và tính toán một cách dễ dàng và cuối cùng là việc cân nhắc chi phí của việc đo lường - phải có sự kết hợp tốt nhất giữa mục tiêu chính xác với chi phí cho việc đo lường.

Theo Colin Drury cũng như Robert S.Kaplan và Anthony A.Atkinson thì tiêu thức phân bổ chi phí hoạt động bao gồm 3 loại:

- Tiêu thức phân bổ dựa trên số lần thực hiện (transaction drivers): Các tiêu thức phân bổ như là số lần chuẩn bị máy, số lượng đơn đặt hàng mua hàng được

thực hiện, số lần kiểm định được thực hiện,… là những tiêu thức phân bổ có thể đếm được khi một hoạt động được thực hiện. Đây là một loại tiêu thức phân bổ ít tốn kém nhưng dường như nó lại kém phần chính xác bỡi lẽ tiêu thức này thừa nhận rằng chi phí nguồn lực tốn kém sẽ giống nhau cho mỗi hoạt động được thực hiện. Ví dụ, khi phân bổ chi phí chuẩn bị máy căn cứ vào tiêu thức phân bổ là số lần sử dụng máy, điều đó thừa nhận rằng tất cả các lần chuẩn bị máy đều tốn cùng một lượng thời gian như nhau. Trong một số trường hợp, số lượng các nguồn lực được sử dụng để thực hiện từng hoạt động là khác nhau đáng kể, và các hoạt động này cũng được sử dụng khác nhau đáng kể giữa các sản phẩm, khi đó cần thiết phải sử dụng tiêu thức khác chính xác hơn và tốn kém hơn.

- Tiêu thức phân bổ theo lượng thời gian thực hiện (Duration drivers): Tiêu thức phân bổ này liên quan đến số lượng thời gian được yêu cầu để thực hiện một hoạt động. Tiêu thức này được sử dụng khi có sự khác nhau đáng kể về số lượng thời gian giữa các hoạt động được thực hiện cho các đối tượng chi phí. Ví dụ, những sản phẩm đơn giản thì việc chuẩn bị máy chỉ mất khoảng 10 đến 15 phút. Ngược lại, đối với các sản phẩm phức tạp và đòi hỏi sự chính xác cao thì để chuẩn bị máy phải mất đến 2 giờ. Việc sử dụng tiêu thức phân bổ theo số lần thực hiện, như là số lần chuẩn bị máy sẽ làm cho các sản phẩm đơn giản phải gánh chịu chi phí chuẩn bị máy nhiều hơn thực tế (overcost), và ngược lại, các sản phẩm phức tạp sẽ gánh chịu chi phí này ít hơn thực tế (undercost). Để tránh sự sai lệch này, người thiết kế hệ thống ABC phải sử dụng tiêu thức phân bổ theo lượng thời gian thực hiện, như là số giờ chuẩn bị máy để phân bổ chi phí chuẩn bị máy đến từng sản phẩm, nhưng điều này sẽ làm tăng thêm chi phí đo lường.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp tiêu thức phân bổ theo lượng thời gian thực hiện cũng không thể chính xác, lúc này, có thể sử dụng đến tiêu thức phân bổ theo mức độ thực hiện (Intensity drivers)

- Tiêu thức phân bổ theo mức độ thực hiện (Intensity drivers): Đây là tiêu thức phân bổ chi phí hoạt động chính xác nhất nhưng cũng tốn kém nhất. Trong cùng một ví dụ trên về việc chuẩn bị máy, một số trường hợp các sản phẩn phức tạp và đòi hỏi sự chính xác cao thì đôi lúc đòi hỏi sự chuẩn bị một cách đặc biệt trước khi máy vận hành, đòi hỏi về chất lượng kiểm soát của người chuẩn bị máy, cũng như thiết bị kiểm tra chuyên dùng mỗi khi trình trạng hoạt động của máy được thiết lập. Một tiêu thức phân bổ theo lượng thời gian thực hiện (theo số thời gian cần để chuẩn bị máy) thừa nhận rằng tất cả các giờ chuẩn bị máy đều tốn chi phí như nhau, nhưng nó chưa phản ánh thêm về chất lượng, kỹ năng con người, hay các loại thiết bị đắt tiền được dùng trong một số công việc loại chuẩn bị máy mà các công việc chuẩn bị máy khác thì không cần đến thiết bị này. Trong trường hợp này, chi phí hoạt động phải được tính trực tiếp vào sản phẩm dựa trên yêu cầu công việc và phải theo dõi, tập hợp các chi phí hoạt động phát sinh riêng cho sản phẩm đó.

Theo Rober S.Kaplan, tiêu thức phân bổ chi phí là trọng tâm đổi mới trong hệ thống ABC, nhưng nó cũng là một công việc tốn kém chi phí nhất trong hệ thống ABC. Kaplan cũng khuyên trong hệ thống ABC chỉ nên duy trì không quá 50 tiêu thức phân bổ chi phí hoạt động khác nhau, hầu hết có thể tập hợp và truy cập tới từng sản phẩm và khách hàng tương đối đơn giản trong hệ thống thông tin của công ty. Đối với tiêu thức phân bổ theo thời gian thực hiện (duration drivers) và tiêu thức phân bổ theo mức độ thực hiện (intensity drivers) thì có thể tính toán mức độ khó khăn để thực hiện công việc cho từng loại đối tượng chịu chiu phí, từ

đó sử dụng thông tin này để làm chuẩn cho việc thực hiện phân bổ các lần sau thay vì phải theo dõi thời gian và nguồn lực tiêu hao cho từng đối tượng chịu phí trong từng giai đoạn. [9,111]

Để có thể hiểu rõ hơn về các bước thực hiện ABC, phần phụ lục 1 trong luận văn sẽ trình bày thêm sự so sánh giữa hệ thống ABC với hệ thống kế toán chi phí truyền thống cũng như ưu và nhược điểm của ABC.

Một phần của tài liệu Vận dụng lí thuyết ABC để hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)