Về giá cả sản phẩm

Một phần của tài liệu Lợi thế so sánh đối với mặt hàng dừa ở Việt Nam hiện nay (Trang 33 - 35)

5. Nội dung nghiên cứu

2.1.3. Về giá cả sản phẩm

Giá cả cụ thể một số mặt hàng dừa năm 2007 tại một số thị trường xuất khẩu dừa lớn như sau:

Cơm dừa: Giá cơm dừa tại Indonesia (Surabaya) dao động trong khoảng 363 USD và 395 USD trong tháng 1/2007, tương đối thấp hơn (372 USD) so với tháng trước. Khi so sánh với giá năm rồi, giá trung bình của mặt hàng cơm dừa tăng 38,3%.

Tại thị trường nội địa Philippines (Manila) giá cơm dừa ở mức 512 USD/tấn. Giá này tăng 17 USD/tấn so với giá trong tháng 12 năm 2006. Tăng 66% so với giá trong cùng tháng 1 năm 2006 (308 USD/tấn). Tại Philippines, ngoài 8 trung tâm thị trường cơm dừa, giá cao nhất là 502 USD/tấn được ghi nhận tại khu vực Nam Tagalog và giá thấp nhất là 467 USD/tấn được ghi nhận tại Visayas trong suốt giai đoạn này.

Dầu dừa: Giá dầu dừa tại châu Âu (C.I.F. Rotterdam) giảm nhẹ khoảng 0,1%, từ 728 USD/tấn xuống còn 727 USD/tấn (tháng rồi). Giá này dao động trong khoảng 712 đến 765 USD/tấn, cao hơn 169 USD/tấn so với giá trong tháng 1 năm 2006.

Giá địa phương mặt hàng dầu dừa tại Philippines là 887 USD/tấn, tăng 35 USD so với giá trong tháng 12 năm 2006, và cao hơn 278 USD so với giá trung bình trong tháng 1 năm 2006.

Giá nội địa mặt hàng dầu dừatại Indonesia đã giảm từ 642 USD/tấn (trong tháng 12/2006) xuống còn 637 USD/tấn. Giá này dao động trong khoảng 662 USD – 675 USD.

Cám dừa: Giá cám dừa tại châu Âu (C.I.F. Hamburg) không được ghi nhận trong tháng 1 năm 2006. Giá nội địa trung bình của mặt hàng này tại Philippines được bán ra ở mức 196 USD/tấn; và cao hơn khoảng 16 USD so

với giá trong tháng rồi và cao hơn 131 USD so với giá trung bình trong tháng 1 năm trước.

Cơm dừa nạo sấy: giá cơm dừa nạo sấy vẫn duy trì ở giá 981 USD FOB Manila. Giá này cao hơn khoảng 88 USD so với giá trong năm rồi. Tại Sri Lanka, giá nội địa mặt hàng cơm dừa nạo sấy cao hơn 11,1% so với giá trong tháng 12 năm 2006 và cao hơn khoảng 3,08% so với giá trong tháng 1 năm 2006. Trong khi đó, giá cơm dừa nạo sấy tại thị trường nội địa Philippines ở mức 760 USD/tấn, hơi thấp hơn (0,1 %) so với giá tháng trước, và thấp hơn 7 USD so với giá trong tháng 1.

Than gáo dừa: Tại Philippines, giá than gáo dừa giảm nhẹ ở mức 107 USD/tấn, so với giá tháng trước, và thấp hơn khoảng 7 USD so với giá năm rồi. Trong khi đó, tại Sri Lanka, giá của mặt hàng này trong thời điểm năm 2007 là 170 USD/tấn, giảm 2,8% so với giá của tháng trước, và thấp hơn 19% so với giá của tháng 1 năm rồi.

Xơ dừa: Xơ dừa được bán tại thị trường nội địa Sri Lanka với giá 140 USD/tấn trong suốt giai đoạn tháng 1/2007. Giá trong tháng này tương đối cao hơn giá tháng trước, và tăng 91,8% so với giá tháng 1 năm rồi.

Năm 2007, các doanh nghiệp xuất khẩu dừa Việt Nam cho các thị trường lớn ở Châu Á với mặt hàng dừa sấy khô là 1210 USD/tấn, các lô hàng dừa khô xuất sang Trung Quốc thông thường là 0,16-0,17 USD/quả theo điều kiện giao hàng FOB. Giá thạch dừa xuất sang Nhật Bản ở mức 9,5 USD/thùng, sang Đài Loan là 0,22 USD/kg

Còn đối với giá thu mua tại vườn thì dao động ở 2500 – 2700 đ/trái, do đó với 1 ha dừa,người dân có thể thu được lãi từ 25-30 triệu đồng mỗi năm. Năm 2009, đơn giá xuất khẩu mặt hàng dừa sấy khô là 950-1700 USD/tấn, một số thị trường như Nga, EU, Ma rốc giá tương đối cao từ 2000 – 2400

USD/tấn, như vậy là giá xuất khẩu mặt hàng dừa nói chung năm 2009 nhìn chung tăng gần gấp 2 lần so với năm 2007. Đây là niềm vui lớn đối với các nhà vườn.

Theo báo Vĩnh Long, đầu năm 2010 vừa qua, giá thu mua dừa khô tại các nhà vườn tăng mạnh, khoảng 35000 đ – 37000đ/chục, có nơi giá cao đột biến khoảng 46000 – 50000đ/chục, hứa hẹn một mức giá cao khi xuất khẩu ra nước ngoài.

Một phần của tài liệu Lợi thế so sánh đối với mặt hàng dừa ở Việt Nam hiện nay (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w