Biểu tượng tạo nghĩa độc đáo

Một phần của tài liệu THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG NHÌN TỪ GÓC ĐỘ GIỚI TÍNH (Trang 70 - 83)

Biểu tượng là một yếu tố quan trọng của thi pháp văn học trung đại nói riêng và văn học

nói chung. Đó là một loại hình tượng ẩn dụ, được tạo nên bằng ngôn từ rất phong phú về khả

năng biểu cảm, đậm đà tính dân tộc. Từ lâu biểu tượng trong văn chương đã bước ra và hoà nhập với cuộc sống của con người nên nó đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của

con người. Bàn về vai trò của biểu tượng trong đời sống tinh thần của con người, J.C.Alain Gheerbrant cho rằng: “Nói là chúng ta sống trong một thế giới biểu tượng thì vẫn còn chưa đủ, phải nói một thế giới biểu tượng sống trong chúng ta” [11, tr.14]. Theo Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên), biểu tượng là hình ảnh tượng trưng cho ta một hình ảnh còn giữ lại trong

đầu óc sau khi tác động vào giác quan về sự vật đã từng biết; là một sự vật mang tính chất thông điệp, để chỉ ra một cái ở bên ngoài nó, theo một quan hệ ước lệ giữa sự vật trong thông

điệp và sự vật ở bên ngoài [76, tr.67]. Biểu tượng chính là cái nhìn thấy được mang một kí hiệu dẫn ta đến với cái không nhìn thấy được. Biểu tượng là “vật môi giới giúp ta tri giác cái bất khả tri giác” [11, tr.67]. Với định nghĩa trên của nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Đoàn Văn

Chúc, biểu tượng trở thành ngôn ngữ của cái bất khả tri giác (không thấy, không nghe, không

sờ mó được…) nhưng khi tưởng tượng thì sự vật hiện lên rõ mồn một và muôn hình muôn vẻ.

Như thế sẽ không quá lời khi nói biểu tượng trở thành các “siêu kí hiệu” chuyên chở ngữ nghĩa. Nghĩa của biểu tượng phong phú, nhiều tầng bậc, ẩn kín bên trong, phải tìm hiểu bằng trí tuệ và trái tim. Biểu tượng cũng có thể hiểu như những hình tượng ẩn dụ, tượng trưng mà người ta quy

ước ngầm với nhau, với từ ngữ này có thể được dùng để biểu thị một đối tượng khác ngoài các nội dung ngữ nghĩa thông thường của nó.

Văn học nghệ thuật phản ánh cuộc sống bằng biểu tượng, biểu tượng càng gần gũi bao nhiêu với hiện thực càng có sức sống bấy nhiêu với cuộc đời. Các tác phẩm nghệ thuật của ta và thế giới chẳng đã có biết bao tác phẩm nghệ thuật đã từng vượt qua thời gian, sống mãi với thời gian vì nó không xa lạ với cuộc đời, vì nó gắn bó máu thịt với cuộc đời, với triết lí muôn đời mà tinh thần nhân văn luôn tỏa sáng. Biểu tượng là một điểm độc đáo tạo nên những cách thức thể

hiện lạ lùng trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Bước vào thế giới thơ Hồ Xuân Hương như lạc

vào rừng biểu tượng ngôn ngữ, thấp thoáng, gợi đầy những kích thích khám phá, đầy những tín

hiệu về xúc cảm thẩm mĩ. Có thể nói, biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương rất đặc biệt – biểu tượng tạo nên ý nghĩa thứ hai của tác phẩm, những biểu tượng này đa phần là biểu tượng về

tính dục. Hệ thống ngôn ngữ lấp lánh hai mặt hiện lên qua biểu tượng và sự liên tưởng tinh tế

của người đọc. Sử dụng biểu tượng về tính dục là một trong những thủ pháp nghệ thuật phổ

biến được Hồ Xuân Hương dụng công kỹ càng bằng một thiên tài và biệt tài tạo nghĩa khéo léo

đến mức “quái quỷ”. Biểu tượng về thiên nhiên, tạo vật trong thơ bà luôn tồn tại hai nghĩa mà nghĩa đen của nó chính xác – chỉ những sự vật cụ thể như cái quạt, quả mít, ốc nhồi; thậm chí

có thể nói, đó là những phong cảnh rất đẹp Động Hương Tích, Hang Thánh Hóa, Đá ông chồng

một cách “đàng hoàng” trong thơ bà, ở nhiều đối tượng miêu tả đặc biệt là thế giới vốn thuộc coi là tĩnh vật: như cái quạt, hang, động, núi, đồi, đèo, giếng nước… Hơn thế, biểu tượng tính dục này xuất hiện nhiều, mật độ dầy, đều, hầu nhưở bài thơ Nôm nào của Xuân Hương cũng có

đề cập. Số bài chứa đựng biểu tượng tính dục khá đậm với cường độ cao (có phụ lục đính kèm).

Biểu tượng tính dục đã trở thành một hệ thống trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương, bà dường như

có ý thức khi sử dụng, rất ấn tượng và biến hóa khôn lường. Khi chúng tôi tiến hành khảo sát 48 bài thơ Nôm của Xuân Hương, biểu tượng về bộ phận sinh dục nam và nữ đã được nhắc đến 38 lần, ngoài ra còn rất nhiều những từ liên tưởng đến hành vi tính giao và yếu tố gợi dục (có phụ

lục đính kèm). Như trên đã nói, cách thể hiện của bà không trực tiếp gọi tên sự vật mà chúng thể hiện nét nghĩa qua một số biểu tượng. Những biểu tượng liên quan đến giới tính và thân xác

rất phong phú.

Biểu tượng về vấn đề giới tính trong thơ Hồ Xuân Hương nói chung đều do sự liên tưởng so sánh từ các sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan, hoặc từ các biểu tượng gốc trong

thế giới biểu tượng của huyền thoại, hay trong dân gian. Thơ Xuân Hương thường có hai cách

sử dụng biểu tượng, cụ thể qua những từ (thường là danh từ hoặc ngữ danh từ) để chỉ các bộ

phận con người, đặc biệt những chỗ kín như bộ phận sinh dục, những chỗ gợi cảm trên cơ thể

nữ giới. Sau đây là một vài số liệu mà người viết khảo sát về những biểu tượng này. Trước hết

đó là những biểu tượng sinh dục nam nữ. Những biểu tượng liên quan đến âm vật thường dưới hình thức: hang, động, đèo, kẽm, cửa, giếng, lỗ, kẽ, cái quạt, miệng túi… với số lần sử dụng: 21

lần / 48 bài, trong các bài thơ: Hang Cắc Cớ, Hang Thánh Hóa,Kẽm Trống, Động Hương Tích,

Đèo Ba Dội, Đánh đu, Ốc nhồ, Vịnh cái quạt – 1, 2, Chùa Quán Sứ, Quán Khánh, Khóc ông Phủ Vĩnh Tường, Giếng nước, Xướng họa với Chiêu Hổ -2. Hang, động, lỗ, giếng… đều liên quan đến những chỗ lõm vào trong tự nhiên, với Xuân Hương đó cũng là những chỗ, những nơi thực hiện nhiệm vụ sản sinh sự sống và mang lại niềm hoan lạc trên cơ thể nữ giới. Trong thơ

Xuân Hương, bà miêu tả tận cảnh những cái hang như Hang Cắc Cớ, Hang Thánh Hóa, những

cái động, đèo như Động Hương Tích, Đèo Ba Dội, rồi Giếng nước… bằng cách đặt những từ

ngữ có dụng ý cạnh nhau tạo nghĩa ngầm về âm vật. Khi nhìn cảnh vật bà nhìn thế này:

“Một đèo, một đèo lại một đèo, Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo Cửa son đỏ loét tùm hum nóc, Hòn đá xanh rì lún phún rêu”

(Đèo Ba Dội)

Đèo Ba Dội hiện lên với hình ảnh thực như cấu tạo tự nhiên của nó. Bằng con mắt “hòa đồng nguyên thủy” (chữ Đỗ Lai Thúy dùng), Xuân Hương đã hòa đồng cái hang nằm ở lưng chừng đèo vốn đã có từ thủa sơ khai của đất trời với cái chỗ kín đáo, nhỏ nhoi trên cơ thể của người phụ nữ. Hang Cắc Cớ được cấu tạo khá lạ “nứt làm đôi mảnh”, bên trong có “kẽ hầm rêu móc”, “giọt nước hữu tình”, “con đường” lại trơn tuột, tối om om, tối đến mức chỉ những kẻ

đẽo đá tài xuyên tạc” mới thích vào, và “đẽo đá” một lần rồi cứ muốn mãi ... hơn nữa chứng kiến cảnh đến “hớ hênh” thế, khiến kẻ đến, người trông không thể không tò mò “dòm” vào. Theo Từ điển biểu tượng văn hoá,giếng” cũng là một biểu tượng gần với những cộng đồng có

nền văn minh lúa nước. Giếng nước mang đến sự sinh sôi, nguồn sống [102, tr.119 – 120].

Xuân Hương có bài thơ Giếng nước với “cầu trắng phau phau”, “nước trong leo lẻo”, “cỏ gà

lún phún” và rõ nhất là chưa kẻ nào dám thả “nạ dòng dòng” (trong dân gian nạ dòng dòng vẫn

được hiểu là cá quả, hay cá chuối – biểu tượng của dương vật) vào giếng ấy. Cái giếng ấy chẳng thể nào khác được cái giếng “thanh tân” ở thời điểm dậy thì của người con gái. Nó mang

đầy đủ đặc điểm của một cái giếng nhưng Xuân Hương đưa ra “Đố ai dám thả nạ dòng dòng” - như treo một biển vừa “quảng cáo” cho cái trắng trong của người con gái vừa như thách thức kẻ

qua người lại vậy. Bài thơ này đã thật sự gợi cảm hứng cho hoạ sĩ Choé. Bằng những nét vẽ rất

đơn giản của những người nghệ sĩ “đồng bệnh tương liên”, hoạ sĩ Choé đã phác thảo chân dung

Hình 3.1: Giếng nước - Tranh của Choé

Túi càn khôn” cũng được xem là biểu tượng cho âm vật. Vì nó tượng trưng cho trời đất,

cho cái vô thuỷ vô chung, cho cái rỗng không có khả năng sinh sản. Có lẽ đây là lí do nhân vật

trữ tình khóc than khi ông Phủ Vĩnh Tường qua đời:

Cán cân tạo hoá rơi đâu mất, Miệng túi càn khôn khép lại rồi” (Khóc ông Phủ Vĩnh Tường)

Những biểu tượng liên quan đến dương vật trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương thường qui

về những thứ như quả cau, sừng, nọc, cán cân, dùi trống, con suốt, cọc, hòn, đá với số lần sử

dụng 17 lần / 48 bài, trong những bài thơ sau: Mời trầu, Mắng học trò dốt, Khóc ông phủ Vĩnh Tường, Trống thủng, Dệt cửi, Sư bị ong châm, Hang Thánh Hóa, Kiếp tu hành, Đánh đu, Quả mít,Đèo Ba Dội, Đá Ông chồng Bà Chồng, Vịnh cái quạt - 2, Xướng họa với Chiêu Hổ -1. Biểu tượng “đá” không xa lạ với văn hoá dân gian Việt, người Việt ta vẫn có tục thờđá ở một số nơi,

đặc biệt là các cột đá, trụ đá vẫn được xem tượng trưng cho dương vật, nên “đá” có thể coi là một biểu tượng gốc.

Hình 3.2:

Đá thờ sinh thực khí nam và nữ của đồng bào dân tộc Chăm, Cột hình tròn (dương) biểu hiện cho nam, hình bệ vuông (âm) biểu hiện cho nữ.

Trong thơ Xuân Hương, hình ảnh vô tri, cứng lạnh như đá cũng có da có thịt, cũng động tình như con người (Đá ông chồng bà chồng). Qua dáng nằm của đá, giữa thế núi, hình sông, bà

đã nhìn ra hình ảnh đó là đá ông đá bà, đá chồng đá vợ, như con người hay chính là biểu tượng cho con người, cũng biết ôm ấp che chắn cho nhau giữa sương rơi, giá lạnh, biết tận hưởng

những phút giây của cuộc sống hạnh phúc, để tạc vào non sông, vũ trụ tình yêu lai láng đó.

Thậm chí đó là hình ảnh của những thánh địa – chỗ thiêng hay thắng cảnh – chỗ đẹp cũng bị

xếp vào biểu tượng - “linh vật” của con người”. Đó là hang Thánh Hóa – vốn được dân gian thờ

phụng vì tương truyền nơi đây Từ Đạo Hạnh đã thoát xác:

“Khen thay con tạo khéo khôn phàm Một đố giương ra biết mấy ngoàm

Lườn đá cỏ leo sờ rậm rạp Lách khe nước rỉ mó lam nham Một sưđầu trọc ngồi khua mõ Hai tiểu lưng tròn đứng giữ am Đến đây mới biết hang Thánh Hóa Chồn chân mỏi gối vẫn còn ham”.

(Hang Thánh Hóa)

Bài thơ miêu tả một “hang”, cấu tạo với “lườn đá”, “cỏ leo”, “nước rỉ”, đến cụ thể hơn khi sự hiển hiện của con người “một sư đầu trọc”, “hai tiểu lưng tròn”... thì ý tứ của nó đã vượt

quá khuôn khổ của câu chữ. Xuân Hương muốn ngầm mách bảo mọi người thì ra Thánh hóa ở

ngay chốn phàm tục này, nơi con người không thoát khỏi bản năng tính dục ngàn đời, luôn bị

ám ảnh bởi sự “khéo khôn phàm” do đấng tạo hóa ban cho.Vì thế dẫu có thánh thần chăng nữa muốn hóa kiếp, thoát xác thì cuối cùng cũng về nơi ban đầu – bản thể của con người. Điều đó

đã thu hút thanh niên, nam nữ, tín chủ mười phương nô nức đến thăm, thích thú, trầm trồ, phải thốt lên: “Chồn chân mỏi gối vẫn còn ham”. Biểu tượng “sừng” cũng là một biểu tượng khá lạ

trong thơ Hồ Xuân Hương. Ta vẫn biết trong một số tranh vẽ của người dân tộc Tây Nguyên có

những bức tượng người cầm sừng, theo nhà nghiên cứu văn học dân gian Đinh Gia Khánh,

« sừng » được coi là biểu trưng của săn bắn so với hái lượm, chăn nuôi so với trồng trọt và «của » người đàn ông so với “cái” của người đàn bà, « sừng » là biểu tượng cho dương vật... Như thế trong việc sử dụng những biểu tượng về giới tính thì biểu tượng về âm vật được nhắc

đến nhiều hơn biểu tượng về dương vật với tỉ lệ 21/17. Có lẽ vì Xuân Hương là một nữ sĩ, những gì thuộc về giới mình bao giờ cũng thân thuộc và dễ nói hơn.

Bổ sung cho những biểu tượng tính dục đó, Xuân Hương còn khai thác triệt để những

biểu tượng liên quan đến hành động tính giao. Những biểu tượng này tạo ra dựa trên tính đa

nghĩa, dị nghĩa, đồng nghĩa của những từ (thường là động từ, hoặc tính từ) để chỉ những hành

động, hành vi trạng thái thuộc về sinh lí của con người như: đánh đu, dệt cửi, đánh trống, tát nước, châm, húc, trèo, xiên ngang, đâm toạc, chơi nguyệt, ghẹo nguyệt với số lần sử dụng 11 lần / 48 bài. Cụ thể trong các thi phẩm sau: Đánh đu, Dệt cửi, Trống thủng, Tát nước, Mắng học trò dốt -1, Mắng học trò dốt -2, Đèo Ba Dội, Tự tình -1, Xướng họa với Chiêu Hổ -1, Xướng họa với Chiêu Hổ -2 . Đánh đu là một trò chơi không thể thiếu được trong những ngày Tết hoặc lễ hội cổ truyền ở nước ta. Xuân Hương miêu tả:

Bốn cột khen ai khéo khéo trồng, Người thì lên đánh kẻ ngồi trông Trai đu gối hạc khom khom cật

Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng Bốn mảnh hồng quần bay phấp phới Hai hàng chân ngọc duỗi song song

Bài thơ Đánh đu đầy những chuyển động của con người cùng với việc sử dụng từ ngữ như từ

trồng”, theo cách phát âm của người Bắc bộ, “trồng” được đọc như “chồng”, có nghĩa là xếp

lên nhau, chồng lên nhau; rồi “uốn lưng”, “ngửa lòng”, “chân duỗi song song”… Bài thơ làm

dậy lên một nghĩa khác, hướng đến nghĩa về hành động tính giao của con người. Không chỉ với

Đánh đu, những biểu tượng tính giao khác như dệt cửi, tát nước, đánh trống, đấm chuông, đóng

cọc… đều mang nghĩa mô phỏng hành vi tính giao.

Ngoài ra còn rất nhiều biểu tượng liên quan đến vấn đề giới tính mà cụ thể là những biểu tượng chỉ thân thể người phụ nữ dưới hình thức những từ mang yếu tố gợi dục như trắng, tròn (Bánh trôi), quả mít, múi mít, mặt trăng, tuyết trắng, đôi gò Bồng Đảo, lạch Đào Nguyên, oản… Trong đó, những sự vật vốn rất quen nhưng được Xuân Hương đặt trong một văn cảnh cụ thể

vẫn mang nghĩa hướng đến vấn đề giới tính. “Mặt trăng” trong bài Trăng thu là trường hợp này:

“Một trái trăng thu chín mõm mòm Nảy vừng quế đỏđỏ lòm lom

Giữa in chiếc bích khuôn còn méo Ngoài khép đôi cung cánh vẫn khòm

Xuân Hương miêu tả trái trăng thu chín mõm mòm nơi cung khuyết cũng như tả “trái mít bổ

đôi” còn thơm phức trong mâm ngũ quả của Trạng Quỳnh. Chín từ màu sắc đến hình dạng, từ

đây người đọc có thể cảm nhận được cái “khuôn vàng dưới đáy khe” của trái trăng thu này.

Trước cảnh ấy, khiến thằng cuội vốn thường ngồi ì ở gốc cây đa, vốn vẫn chỉ biết có việc chăn

trâu cắt cỏ cũng phải ngứa gan mà “đứng lom khom” nhìn xuống cõi trần gian xem sự “đua

chen xói móc” của người đời. Đến những thứ điểm thêm cho thú vui của con người dưới hình

thức những thứ như sương, nhựa, nước…; hay miêu tả phỏng theo dáng hình, sắc màu của các

“linh vật” như ba chạc cây, quế đỏ, ba góc…cũng được Xuân Hương khai thác. Với số lần sử

dụng 30 lần / 48 bài, trong những bài như: Bánh trôi nước, Đánh đu, Sư hổ mang, Tự tình - 2, Đèo Ba Dội, Hang Cắc Cớ, Chùa Quán Sứ, Hang Thánh Hóa, Giếng nước, Đá Ông chồng Bà chồng, Thiếu nữ ngủ ngày, Quả mít, Quán Khánh, Kẽm Trống, Tát nước, Động Hương Tích,

Hỏi trăng, Vịnh cái quạt - 1,Vịnh cái quạt - 2, Vịnh nữ vô âm.

Một phần của tài liệu THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG NHÌN TỪ GÓC ĐỘ GIỚI TÍNH (Trang 70 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)