Đầu t nâng cao chất lợng nguồn lao động;

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng Cty Thép VN (Trang 42 - 45)

II/ Tình hình đầu t nâng cao khả năng cạnh tranh củaTổng công ty thép Việt

2/ Thực trạng đầu t nâng cao khả năng cạnh tranh củaTổng công ty thép

2.3/ Đầu t nâng cao chất lợng nguồn lao động;

Trong thời đại ngày nay, trí tuệ, tri thức đã trở thành yếu tố bao trùm quyết định tính chất , đặc ttrung của thời đại và ảnh hởng to lớn đến sự phát triển của tất cả các quốc gia. Quốc gia nào nắm đợc nhiều tri thức, quốc gia đó sẽ ở vị trí chi phối nền kinh tế toàn cầu, khu vực nào hội tụ đợc nhiều tri thức nhất khu vực đó sẽ trở thành trung tâm của nền kinh tế thée giới. Chính điều này đã tạo ra những thời cơ, những vận hội lớn cho bất kỳ quốc gia nào biết đầu t có hiệu quả làm tăng nhanh chất lợng của nguồn

lực con ngời trong quả trình cạnh tranh. Bên cạnh đó, nó cũng đặt ra những thách thức mới, những nguy cơ tụt hậu, lạc hậu ngày càng xa đối với các quốc gia đang trên đà phát triển.

Việt nam đang ở vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc. Chính vì thế nhân tố con ngời càng đợc coi trọng hơn bao giờ hết. Đầu t nâng cao chất lợng nguồn lực là một đòi hỏi khách quan và vô cùng cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

Đầu t nâng cao chất lợng nguồn nhân lực cần phải quan tâm tới các nội dung sau: *Chính sách tiền lơng.

*Đầu t tuyển dụng và đào tạo lao động.

*Đầu t cải thiện môi trờng, điều kiện làm việc.

*Khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần của ngời lao động. *Tổ chức quản lý lao động.

Tổng công ty thép Việt nam cũng nhận thức đợc đầy đủ về vấn đề này. Tổng công ty luôn coi nhân lực là đầu vào quan trọng nhất để phát triển sản xuất. Trong thời gian qua Tổng công ty đã rất quan tâm đầu t cho đội ngũ lao động. Đến nay Tổng công ty đã có một đội ngũ cán bộ quản lý đủ năng lực và đội ngũ công nhân lao động lành nghề, có nhiều kinh nghiệm, đủ sức quản lý, vận hành các máy móc thiết bị hiện đại.

Trong năm 2001, tổng số lao động bình quân của Tổng công ty là 17805 ngời. So với những năm 1996 và1997, số lao động tuy đã giảm đáng kể nhng so với nhu cầu sản xuất kinh doanh số lợng lao động của Tổng công ty vẫn còn quá lớn, đặc biệt là công ty gang thép thái Nguyên có số lao động chiếm khoảng 2/3 lực lợng lao động của Tổng công ty. Về thu nhập của ngời lao động thì so với nhiều doanh nghiệp Nhà nớc khác thu nhập bình quân cuả ngời lao động trong Tổng công ty đạt mức trung bình khá, dao động khoảng trên dới 800.000 đồng/ ngời/tháng.

Số lợng lao động và thu nhập của ngời lao động của Tổng công ty thép Việt nam thời kỳ 1997-2001 đợc trình bầy ở bảng sau.

Bảng 5: Số lợng lao động và thu nhập của ngời lao động thời kỳ 1998-2001

Năm Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Số lao động bình quân (Ngời ) 20341 18531 18390 17085 Thu nhập bình quân (đ/ngời/tháng) 780462 945000 1227350 1371342

Nguồn:báo cáo tổng kết các năm 1998-2001, VSC.

Nhờ các biện pháp tinh giảm lao động, trong những năm qua số lao động của Tổng công ty đã từng bớc giảm. Từ 25000 ngời năm 1997 giảm xuống còn 17805 ngời năm 2001, cùng với nó là sự tăng lên về thu nhập bình quân của ngời lao động. Thu nhập bình quân của ngời lao động năm 2001 là 1371 nghìn đồng/ ngời/ tháng, tăng 40,78% so với năm 1997. Tuy nhiên mức thu nhập giữa các đơn vị là không đồng đều. Thu nhập cao chủ yếu tập trung ở các khu vực sản xuất. Các đơn vị lu thông hiệu quả kém nên thu nhập thấp hơn. Hiện nay công ty thép Miền Nam có thu nhập bình quân đầu ngời cao nhất, đạt trên 2 triệu đồng/ ngời/tháng.

Về công tác đào tạo: Trong thời gian qua, trờng đào tạo nghề cơ điện luyện kim đã đợc Tổng công ty quan tâm đầu t thích đáng. Tổng vốn đầu t từ ngân sách Nhà Nớc cấp cho hoạt động đào tạo trong thời kỳ này là 6868 triệu đồng và đợc thể hiện trong bảng sau:

Bảng 6: Tình hình vốn đầu t cấp cho trờng đào tạo nghề thuộc Tổng công ty.

Chỉ tiêu đơn vị 1998 1999 2000 2001 1.Tổng vốn đầu t Tr.đ 81631 95809 66386 379951 2.Vốn đầu t cho tr- ờng dậy nghề Tr.đ 1226 2595 1047 1000 3.Tỷ lệ so với Tổng vốn đầu t. (%) 1.5 3.66 1.5 0.26 Nguồn: Phòng tổ chức lao động, VSC.

Trong những năm đợc sự quan tâm đầu t của Tổng công ty, trờng đào tạo nghề cơ điện luyện kim đã thực hiện tốt chơng trình đào tạo nghề. Chất lợng đào tạo tiếp tục đợc nâng cao, quy mô và loại hình ngày càng mở rộng, kết quả học tập với tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 99,9%, thi tốt nghiệp đạt 100%, trong đó tỷ lệ khá giỏi chiếm 16%. Vừa qua tr-

ờng đào tạo nghề cơ điện luyện kim đã đợc bộ lao động thơng binh xã hội công nhận là một trong 15 trờng trọng điểm quốc gia về đào tạo nghề.

Năm 2002, để nâng cao trình độ của các cán bộ công viên Tổng công ty, trung tâm hợp tác lao động nớc ngoài đã ra đời. Trung tâm có chức năng tổ chức xuất khẩu, đa lao động đi công tác, học tập ở nớc ngoài. Tính đến năm 2001, trung tâm đã tổ chức xuất khẩu 100 lao động. Tuy kết quả này cha lớn song đây cũng là cố gắng rất lớn của trung tâm sau hai năm đi vào hoạt động.

Về công tác đầu t cải thiện môi trờng, điều kiện làm việc cho lao động: Trong năm 1998, Tổng công ty đã đầu t nâng cấp cho bệnh viện Gang thép và bệnh viện Trại Cau với tổng vốn đầu t khoảng 905 triệu đồng. Trong năm 1999, Tổng công ty đã thực hiện các dự án: Dự án cải tạo và nâng cấp nhà ăn ca mỏ Trúc Thôn với tổng vốn đầu t 82 triệu; Dự án đầu t cho bệnh viện Gang thép và bệnh viện Trại Cau với tổng vốn đầu t 3882 triệu đồng đợc lấy từ nguồn vốn ngân sách và vốn tự bổ xung; Dự án sử lý khói bụi lò điện Gia Sàng với tổng vốn đầu t 1500 triệu đồng; Dự án sử lý chất thải bệnh viện Gang thép với tổng vốn đầu t 79 triệu đồng;Xây dựng nhà để xe văn phòng Tổng công ty với tổng vốn đầu t 478 triệu đồng.

Tóm lại trong thời gian qua, Tổng công ty thép Việt nam đã nỗ lực sắp xếp, tổ chức lại sản xuất kinh doanh, tinh giảm đội ngũ lao động và chú trọng nâng cao chất l- ợng lao động trong toàn công ty. Tuy nhiên để ngày càng khẳng định vị thế cạnh tranh của mình truớc các đối thủ cạnh tranh khác, Tổng công ty cần có kế hoach đào tạo, đào tạo lại và bổ xung đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật quản lý hiện có, đồng thời từng bớc trẻ hoá đội ngũ cán bộ công nhân viên, có những chế độ khuyến khích hợp lý để thu hút lao động có năng lực về làm việc cho Tổng công ty.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng Cty Thép VN (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w